Danh sách những ngƣời cấp tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng tống hậu nghiên cứu trường hợp đền mẫu ninh cường (xã trực phú, huyện trực ninh, nam định) (Trang 136 - 145)

STT Họ và tên Giới

tính

Năm

sinh Nghề nghiệp Địa chỉ Ngày

phỏng vấn

1 Nguyễn Thanh Mai Nam 1950 Ban quản lý Trực Phú, Trực Ninh 4/4/2015 2 Nguyễn Thị Thu Nữ 1948 Nông dân Trực Thái, Trực Ninh 25/4/2015 3 Phạm Văn Nhai Nam 1962 Nông dân Trực Cường, Trực Ninh 10/5/2015 4 Nguyễn Thị Cúc Nữ 1949 Nông dân Trực Phú, Trực Ninh 12/5/2015 5 Vũ Thị Sửu Nữ 1945 Kế toán Liễu Đề, Nghĩa Hưng 30/5/2015 6 Phùng Thị Nhàn Nữ 1969 Nông dân Trực Thái, Trực Ninh 1/6/2015 7 Hoàng Thị Bảy Nữ 1944 Vợ ông từ Trực Phú, Trực Ninh 3/6/2015 8 Vũ Văn Rụ Nam 1944 Ông từ Trực Phú, Trực Ninh 4/6/2015 9 Nguyễn Văn Thâm Nam 1947 Nông dân Trực Thái, Trực Ninh 11/6/2015 10 Hoàng Thị Phượng Nữ 1969 Bán hàng Trực Nội, Trực Ninh 12/6/2015 11 Vũ Ngọc Bảo Nam 1929 Ông từ Đông Lạc, Nam Trực 18/6/2015 12 Hoàng Minh Bảo Nam 1945 Ông từ Đền Cờn, Phương Cần 22/6/2015 13 Phạm Văn Lạc Nam 1954 Thợ mộc Trực Cường, Trực Ninh 2/7/2015 14 Nguyễn Thị Dung Nữ 1955 Giáo viên Trực Phú, Trực Ninh 8/7/2015 15 Nguyễn Thị Minh

Thanh Nữ 1957 Bán hàng Trực Phú, Trực Ninh 9/7/2015 16 Đoàn Minh Tuấn Nam 1975 Bán hàng Trực Hùng, Trực Ninh 15/7/2015 17 Nguyễn Văn Hào Nam 1920 Thợ rèn Trực Phú, Trực Ninh 16/8/2015 18 Vũ Thị Lượt Nữ 1942 Nông dân Trực Phú, Trực Ninh 12/11/2015

Phụ lục 3: Giới thiệu đền Quốc Mẫu Ninh Cƣờng thờ Tống Thái hậu

Tống Thái hậu là vị nhân thần không phải người Việt nhưng được cư dân sinh sống ở nhiều vùng ven biển thờ tự sùng bái và được coi là vị thần cai quản “12 cửa biển” với hiệu duệ: Đại Càn Thánh Mẫu, Đền Quốc Mẫu Ninh Cường ngoài thờ Tống Thái hậu còn phối thờ ba vị công chúa nhà Nam Tống (Trung Quốc). Theo sử liệu và ngọc phả đền Quốc Mẫu thì lai lịch Tống Thái hậu và ba vị công chúa được ghi lại như sau:

Tống Thái hậu họ Dương, thuộc dòng dõi của Trạng nguyên Dương Công Ức. Bà được vua Tống Độ Tông đưa vào cung và đến năm Hàm Thuần 4 (1268) được phong làm Thục phi. Cuộc đời của Tống Thái hậu gắn liền với giai đoạn suy vi của nhà Nam Tống.

Năm 1234, đế Quốc Mông Cổ mở cuộc tiến công xâm lược nước Nam Tống. Năm 1274, vua Tống Độ Tông mất, triều đình đưa con là Cung Tông lên nối ngôi khi còn nhỏ tuổi. Trước thế lực hung bạo của quân Mông Cổ, kinh đo nhà Tống thất thủ, triều đình phải bỏ chạy về phía Nam để lo tổ chức kháng chiến phục quốc. Song tình hình nhà Tống ngày càng xấu đi, vì vậy các đại thần quyết định phù giá Thái hậu và các công chúa chạy về Phúc Châu (Quảng Đông). Tại đây, triều đình Nam Tống đã tôn Ích Vương lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Đoan Tông hoàng đế. Sau khi lên ngôi vua, Tống Ích Vương đã tôn mẹ là Dương Thái hậu làm Hoàng Thái hậu, phong Văn Thiên Tường là Hữu thừa tướng, ban hịch kêu gọi cả nước kháng chiến.

Bị địch bao vây, Tống Ích Vương đã rời về Triều Châu, Hồ Châu rồi mất. Hoàng Thái hậu và triều thần đưa em là vua Quảng Vương lên nối ngôi, rời quân về Nhai Sơn (Quảng Châu) để tiếp tục kháng chiến. Nhai Sơn là nơi có địa thế phòng thủ, gần đó có núi Kỳ Thạch cùng khu đất rộng tựa thung lũng, có cửa lạch thuyền bè ra vào dễ dàng. Đây được coi là đắc địa trời cho nhà Nam Tống để có thể cố thủ chống chọi với quân Mông Cổ chờ thời cơ giải phóng đất nước.

Nhà Tống về Nhai Sơn thế thủ mang tính lâu dài nên cho quân lấy gỗ dựng hành cung để vua ở. Thiết lập cung phòng, trại lính có tới hàng nghìn gian. Dựng cung Từ Nguyên để Hoàng Thái hậu ở, thăng Quảng Châu làm phủ Tường Hưng, cử Lục Tú Phu giữ chức thừa tướng, cùng Việt Quốc Công Trương Thế Kiệt giữ quốc chính.

Năm Tường Hưng 2 (1279), Mông Cổ sai Trương Hoằng Phạm đem đại quân từ cảng Triều Dương (Quảng Đông) theo đường biển tiến đến Nhai Sơn tấn công quân Nam Tống. Trước thế giặc mạnh, Trương Thế Kiệt cho buộc hơn một nghìn chiến thuyền áp sát

vào nhau theo hình chữ Nhất rồi thả neo ghim thuyền cho đứng tại chỗ. Xung quanh mạn thuyền còn đắp ụ đất, buộc cây to tạo thành phòng tuyến để cố thủ.

Thấy sự bố phòng kiên cố của nhà Nam Tống, tướng Mông Cổ Trương Hoằng Phạm lập kế bao vây chặn đường lấy nước uống và tiếp tế lương thực của quân Nam Tống, khiến quân Tống bị cô lập, ngày càng nao núng. Nắm bắt thời cơ, quân Mông Cổ tổ chức đánh dồn dập suốt đêm ngày, tình thế của quân Tống hết sức nguy khốn. Quân phải ăn lương khô, uống nước mặn, mệt nhọc không còn khả năng chiến đấu được nữa. Lúc này, Việt Quốc Công Trương Thế Kiệt lượng sức không địch nổi mới bí mật lấy 16 chiến thuyền rước Thái hậu và ba vị công chúa rút chạy xuống phía nam. Thừa tướng Lục Tú Phu định đưa thuyền vua chạy theo nhưng quân giặc sắp xông tới, biết không thể nào thoát được bèn cõng vua nhảy xuống biển trầm mình không để sa vào tay giặc. Quan quân thấy vậy cũng nhảy xuống biển chết theo, có tới hơn chục vạn người, xác trôi nổi đầy biển, cảnh tình rất bi thảm.

Trên đường Thái hậu, công chúa cùng tướng Trương Thế Kiệt rút chạy không may gặp gió bão ập đến, thuyền bị sóng biển đánh đắm, quan quân bị chết đuối cả. Riêng Thái hậu và các công chúa nhờ có Rồng vàng hộ giá nên bán được vào mảnh thuyền vỡ trôi dạt tới cửa Cần Hải44, thuộc xã Hương Cần, huyện Anh Sơn, phủ Diễn Châu45, và được vị sư già chùa Quy Sơn cứu vớt. Nhà sư chùa Quy Sơn chăm sóc thuốc men, ăn uống cho Thái hậu và công chúa tận tình nên sức khỏe bình phục. Nhưng nghĩ đến cảnh tình đất nước bị thôn tính, vua quan triều đình bị giết hại, tai họa chiến tranh chết chóc thảm thương, Thái hậu cảm thấy trong lòng không yên.

Ngày 17 tháng giêng năm 1280, Thái hậu và các công chúa nhảy xuống biển tự vẫn. Xác bốn mẹ con Thái hậu lại trôi dạt đến cửa Cần Hải và được nhân dân địa phương vớt lên mai táng chu đáo. Cũng từ đó sự linh thiêng lan truyền trong dân gian, nhân dân sinh sống ở các vùng ven biển đều lập miếu thờ, đã có nhiều người tới đó cầu đảo đều thấy ứng nghiệm rõ rệt.

Năm Hưng Long thứ 19 (1311), vua Trần Anh Tông trên đường đi chinh phạt Chiêm Thành đã dừng chân ở cửa Cần Hải nghỉ ngơi. Đang đêm vua mơ thấy một nữ thần xưng là người nước Tống, vì giặc Mông Cổ mà gặp tai họa, khi chết đuối trôi dạt đến đây, được

44 Nay là cửa Cờn, hay cửa Càn

45

thượng đế cho làm hải thần vùng biển này, xin đi phù giúp việc quân cho đức vua. Khi tỉnh giấc, vua Anh Tông cho người đi tìm dân bản địa để hỏi thăm căn nguyên mới hay sự việc trên nên sai sắm sửa lễ vật đem vào am cỏ lễ tạ ơn rồi mới kéo đại binh vượt biển chinh nam.

Sau khi thắng trận trở về triều, vua Trần Anh Tông đã tổ chức ăn mừng chiến thắng. Ngoài việc khao thưởng quân sĩ, nhà vua còn nghĩ tới giấc mộng cửa Cần Hải và sự thuận buồm xuôi gió trong việc hành quân dẹp giặc nên đã ban tặng sắc phong cho nữ thần là: Thượng đẳng thần, Quốc mẫu hoàng bà tứ vị thánh nương; sắc cho cư dân ở các vùng ven biển, ven sông tu sửa và lập đền thờ tự để cầu phúc lớn.

Duệ hiệu của Thánh Mẫu và ba công chúa là:

1. Quốc mẫu hoàng bà Đại càn quốc gia Nam hải thành thần. Ngày sinh 17 tháng 2. 2. Trưởng hôn Quách thị hoàng hậu. Ngày sinh 12 tháng chạp.

3. Trưởng nữ Triệu thị công chúa. Ngày sinh 15 tháng 8.

4. Thứ nữ Triệu thị công chúa. Ngày sinh 15 tháng 8 (cùng ngày nhưng khác năm sinh).

Cùng với sự du nhập của đạo Thiên chúa46, tín ngưỡng thờ Mẫu Tống Hậu đã phát triển và dần trở thành tín ngưỡng thờ thành hoàng tại đất Ninh Cường xưa. Những ghi chép của tiến sĩ Khiếu Năng Tĩnh trong Tân biên Nam Định địa dư chí lược đã chứng rõ điều đó, sách có đoạn chép: “Sở tại có nhiều người theo đạo Gia Tô cũng nghĩ đến nguồn gốc nhiều lúc ra đền chùa lễ bái, không phân biệt lương giáo. Ông tổng sư vùng này là Đinh Duy Tú có dặn con cháu rằng:

Tu đâu cho bằng tu nhà

Thờ cha kính mẹ mới là tu thân Rồi ra đến lễ hương thần47

Xưa kia khẩn đất cứu dân giúp đời48”.

Các nguồn thư tịch cổ hiện lưu giữ tại đền Quốc Mẫu như ngọc phả, sắc phong cùng nhiều câu đói, đại tự đã làm sáng tỏ thêm lịch sử, đồng thời minh chứng lòng ngưỡng mộ của nhân dân trong vùng đối với Đại Càn Thánh Mẫu.

46 Năm 1533, giáo sĩ I Ni Khu đã đặt chân đến vùng đất Ninh Cường để truyền giáo. Hiện nay, xã Trực Phú có trên 95% dân số theo đạo Thiên chúa.

47 Hương thần là vị thần có công với làng xã, ở đây là Tống Thái hậu và các tổ khai sáng quê hương.

48

Đại tự treo tại tòa tiền đường ghi:

- Nam Hải trạc linh (Biển Nam lừng lẫy linh thiêng) - Hải tượng thần (Vị thần trên biển)

- Thiên hạ mẫu (Người mẹ mẫu mực của thiên hạ)

Câu đối treo tại tòa tiền đường:

- Linh cơ bàng bạc thương minh hạo, - Di tượng thanh cao tạo hóa thần. (Oai thiêng hiển ứng nơi biển rộng, Dáng vẻ thanh cao tựa thánh thần).

Đền Quốc Mẫu Ninh Cường là nơi thờ Tống Thái hậu – Đại Càn Thánh Mẫu. Nhưng từ vài thập kỷ gần đây, nhân dân đã rước linh vị Hai Bà Trưng về phối thờ. Việc thờ tự Hai Bà Trưng, những nữ vương anh hùng có công đánh giặc Hán ở thế kỷ I giành độc lập cho dân tộc càng làm tăng thêm giá trị lịch sử của di tích, đồng thời thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của người dân địa phương đối với những vị thần có công dựng làng, giữ nước.

Trích trong: Lý lịch di tích lịch sử - văn hóa đền Quốc Mẫu Ninh Cƣờng 2005, xã Trực Phú, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.

Phụ lục 4: Thần tích các làng thờ Tứ vị Thánh nƣơng

41. An Lễ (ấp), tổng Ninh Mỹ, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. – Quốc mẫu Tống Hậu thần tích/. 2 tờ, 22x30, chữ Hán.AE.a15/5

- Đại càn quốc gia Nam Hải tam tòa tứ vị hồng thánh nương đại vương

197. Bình Hòa(xã), tổng Thổ Mật, huyện Yên Mô, phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. – Tứ vị thánh mẫu tôn thần/. 1 tờ, 22x30, chữ Hán. AE.a4/40

- Thượng đẳng quốc mẫu tứ vị thánh vương.

406. Cống Thủy (xã), thôn Hàm Thủy, tổng Yên Ninh, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. – Đại Nam quốc phụng sự đại càn tứ vị thánh mẫu sự tích/. 3 tờ, 22x30, chữ Hán.

AE.a4/30

- Thái hậu và 3 con gái.

411. Cơ Xá (xã), huyện Hoàn Long. – Đại càn quốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương ngọc phả/. 7 tờ, 22x30, chữ Hán. AE.a2/16

- Hoàng hậu Càn Nương. - Công chúa Hồng Liên. - Công chúa Hồng Hạnh. - Thị nữ.

454. Diên Bình (xã), tổng Diên Hưng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. – Càn Hải tứ vị Thánh nương ngọc phả lục/. 2 tờ, 22x30, chữ Hán. AE.a15/19

- Tứ vị Thánh nương (Triệu Tống phi tử).

856. Hà Lạn (xã), tổng Kiên Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. – Nam Hải tứ vị thánh nương sự tích/. 1 tờ, 22x30, chữ Hán. AE.a15/4

- Tứ vị kiên nương.

872. Hà Thanh (xã), tổng Thổ Mật, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. – Quốc mẫu vua bà thánh tích/. 2 tờ, 22x30, chữ Hán. AE.a4/40

- Đại càn quốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương.

917. Hải Linh (xã), tổng Lễ Thần, huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình. – Đại càn quốc gia Nam Hải tứ vị hồng nương ngọc phả lục/. 14 tờ, 22x30, chữ Hán. AE.a5/40

- Đại càn quốc gia Nam Hải tứ vị hồng nương đoan trang trinh thục cẩn tiết thượng đẳng thần.

928. Hanh Thông Lƣơng (xã), tổng Tân Bồi, huyện Thanh Quan, tỉnh Thái Bình. – Tống mẫu hậu đại càn vương sự tích/. 2 tờ, 22x30, chữ Hán. AE.a5/41

- Tứ vị thánh nương.

937. Hảo Hợp(xã), /thôn Yên Lương/, tổng Thượng Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. – Tam tòa tứ vị thánh nương vương sự tích/. 5 tờ, 22x30, chữ Hán. AE.b1/3

- Tứ vị thánh nương.

1041. Hƣơng Đạo (lý), tổng Hương Đạo, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. – Hương Đạo lý thần tích/. 1 tờ, 22x31, chữ Hán. AE.a4/19

- Nam Tống công chúa và 3 con gái thượng đẳng thần.

1181. Lã Điền (xã), tổng Bách Tính, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. – Quốc mẫu Tống hậu thần tích/. 2 tờ, 22x30, chữ Hán. AE.a15/16

- Đại càn quốc gia Nam Hải tam tòa tứ vị hồng thánh nương đại vương.

1328. Lƣơng Phúc (áng), /thôn Giáp Nhất/, tổng Bồng Hải, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. – Càn Hải Triệu phu nhân phả/. 10 tờ, 22x31, chữ Hán. AE.a4/22

- Nam Tống công chúa và 3 con gái – Quốc mẫu vương bà Hoàng Việt quốc gia Nam Hải tứ vị thượng đẳng thần.

1347. Mạc Hạ (xã), tổng Công Xá, huyện Nam Xương, tỉnh Hà Nam. – Nam Việt Tống triều quốc mẫu tứ vị hồng nương càn hải linh từ cổ lục/. Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc 1 (1527); Nguyễn Hiền sao năm Vĩnh Hựu 3 (1737). 11 tờ, 22x30, chữ Hán.

AE.a13/25

- Tứ vị hồng nương phu nhân

1579. Ninh Cƣờng (xã), tổng Ninh Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. – Tống triều Dương hậu tứ vị thánh nương ngọc phả lục/. 2 tờ, 22x30, chữ Hán. AE.a15/20

- Tống triều Dương hậu tứ vị thánh nương.

1684. Phúc Khê(xã), tổng Phú Khê, huyện Tiên Lãng, tỉnh Kiến An. – Đại càn quốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương phả lục/. Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc 1 (1527); Nguyễn Hiền sao năm Vĩnh Hựu 2 (1736). 7 tờ, 22x30, chữ Hán. AE.a12/21

- Đại càn quốc gia Nam Hải thần chiêu linh ứng tứ vị Thánh nương thượng đẳng thần.

1786. Phƣơng Nại (xã), tổng Thổ Mật, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. – Đại càn quốc gia nam hải tứ vị thượng đẳng thần/. 2 tờ, 22x30, chữ Hán. AE.a4/40

- Tứ vị hồng nương.

1788. Phƣơng Nại(xã), tổng Thổ Mật, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. – Thánh tích nhất bản/. 3 tờ, 22x30, chữ Hán. AE.a4/40

- Tứ vị thánh nương.

1863. Quần Phƣơng Hạ(xã), tổng Quần Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. – Nam Hải tứ vị thánh nương tôn thần sự tích khảo/. Sao năm Minh Mệnh 3 (1851). 2 tờ, 22x30, chữ Hán. AE.a15/7

- Nam Hải tứ vị thánh nương.

2088. Thổ Mật(xã),tổng Thổ Mật, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. – Thần tích quốc mẫu vua bà hoàng Triệu quốc gia Nam Hải đại càn áng nhất nương nhị nương tam nương tứ nương tứ vị thánh nương đại vương. 3 tờ, 22x30, chữ Hán. AE.a4/39

- Thượng đẳng thần quốc mẫu tứ vị thánh nương.

2116. Thụy Lôi(xã), tổng Thụy Lôi, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. – Đại càn quốc gia Nam Hải tứ vị thánh nương ngọc phả thực lục/. Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc 1 (1572); Nguyễn Hiền sao năm Vĩnh Hựu 2(1736). 8 tờ, 22x30, chữ Hán. AE.a13/21

- Hương Liên Quốc mẫu. - Nguyệt Chiêu công chúa. - Nguyệt Độ công chúa. - Hồng Nương thị nữ.

2133.Thƣ Điền (xã), tổng An Bối, huyện Trực Định, tỉnh Thái Bình. – Tứ vị thánh nương ngọc phả cổ lục/. Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc 1(1572), Nguyễn Hiền sao năm Vĩnh Hựu 10(1743)? 7 tờ 22x30, chữ Hán. AE.a5/1

- Tống hậu phu nhân.

2309. Trì Đồng (xã), tổng Thanh Quyết, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. – Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng tống hậu nghiên cứu trường hợp đền mẫu ninh cường (xã trực phú, huyện trực ninh, nam định) (Trang 136 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)