Vị trí của Tống Hậu trong hệ thống nữ thần Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng tống hậu nghiên cứu trường hợp đền mẫu ninh cường (xã trực phú, huyện trực ninh, nam định) (Trang 100 - 102)

5. Đóng góp của luận văn

3.3. Vị trí của Tống Hậu trong hệ thống nữ thần Việt Nam

Tống Hậu (Dương Thái hậu) là một trong Tứ vị Thánh nương, một vị thần có thân phận từ Trung Quốc lưu lạc sang Việt Nam cùng đoàn dân di cư cuối thời Tống thế kỷ XII. Có thể nói Tống Hậu là một trong những vị nữ thần Trung Hoa đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trải qua một thời kỳ dài hội nhập với cư dân bản địa, những yếu tố Trung Hoa không còn hiện diện trong Tục thờ Tống Hậu, bà đã trở thành vị thần chủ của một vùng rộng lớn, các cửa sông cửa biển từ miền Trung Việt Nam trở ra. Bà được các triều đình phong kiến phong tước hiệu Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương, được người dân quen gọi là bà Đại Càn, bà Dàng Lạch, Đại Càn Thánh Mẫu và được nhân dân phong là Quốc Mẫu… Khi các đợt sóng di dân sau này từ Trung Hoa sang Việt Nam cùng các vị thần thì Bà đã có một chỗ đứng nhất định trong tín ngưỡng của cư dân sông nước khó có thể thay thế bằng các vị thần khác mặc dù cũng là thần sông biển, thần nước như Thiên Hậu, Ngũ Hành, Long Mẫu, Thủy Mẫu, v.v.

Tuy xuất thân từ Trung Hoa nhưng Tống Hậu không giống như những vị nữ thần Trung Hoa khác. Ở Việt Nam người Trung Hoa không thờ cúng bà như một vị thần phù trợ cho họ, họ chỉ coi bà là một liệt nữ của triều đại nhà Tống, một Hoàng Thái hậu “Toàn tiết” cùng với triều đình. Hằng năm con cháu họ Triệu ở khắp nơi về Cố Cung Quảng Đông dâng hương tưởng nhớ bà. Bà càng không phải là một vị thần biển của người Trung Hoa như với người Việt.

Tục thờ Tống Hậu phát triển mạnh ở miền Trung Việt Nam trở ra do luồng di dân theo đường biển về trung tâm Thăng Long. Các nghề nghiệp như đánh cá ở các vùng ven biển hoặc buôn bán của thương nhân vùng Thanh Nghệ đã mang tín ngưỡng này vào sâu hơn trong đất liền tới tận phố Hiến và kinh thành Thăng Long (xem Võ Hoàng Lan 2009, Trần Thị An 2009). Việc lan tỏa tín ngưỡng này dường như không gặp bất kỳ sự xung đột nào với các tín ngưỡng bản địa do đặc điểm tự

nhiên và cuộc sống của cư dân đồng bằng sông Hồng chủ yếu gắn liền với môi trường sông nước. Bên cạnh đó tín ngưỡng bà Đại Càn còn được sự hậu thuẫn của các triều đình phong kiến. Triều đại nhà Trần, một triều đại xuất thân từ nghề đánh cá trên sông đã củng cố cho sự đứng chân của bà Đại Càn trên đất Việt bằng việc chính thức cho nhân dân xây đền thờ, sau đó đến triều Lê Thánh Tông đã cho phép lan tỏa tín ngưỡng đi các nơi khác, phong Bà là vị thần cai quản 12 cửa biển Đại Việt. Do vậy Bà càng có chỗ đứng bên cạnh các vị thần khác như Chử Đồng Tử, Triệu Việt Vương, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, các vị thần nông nghiệp, thần chết trôi… mà không ít trong số đó là thủy thần.

Tục thờ Tống Hậu đang dần bước chân sâu hơn vào hệ thống Đạo Mẫu Việt Nam bằng việc nâng từ một vị thần lên bốn vị (Tứ vị Thánh nương) theo thời gian (xem Trần Thị An 2009), việc xắp xếp các vị trí thờ cúng theo khuôn khổ của một triều đình thu nhỏ với vị trí trung tâm là Tống Thái hậu, bên dưới là ba người con và các quan đại thần như đền Lộ - Thường Tín (xem Võ Hoàng Lan 2009). Ở hầu khắp các đền thờ Tống Hậu từ Nghệ An trở ra trong đó có đền Cờn, đền Ninh Cường, đền Lộ…đều đã đưa hầu đồng – một nghi lễ đặc trưng của Đạo Mẫu vào hầu trong đền vào các dịp lễ của Đạo Mẫu chủ yếu là đầu năm, tháng 3 và tháng 8 âm lịch. Theo khảo sát của chúng tôi tại đền Cờn Ngoài (Nghệ An), đền thờ Triệu Đế Bính và ông sư cứu mẹ con Tống Hậu. Hai nhân vật này đã được xây dựng thành hình tượng của những ông Hoàng trong Đạo Mẫu với vai trò của Triệu Bính là ông Hoàng Ba (hay Hoàng Tam hoặc Hoàng Bơ) mặc áo choàng màu vàng, người dân giải thích vì ông từng làm vua bên Tàu nên ông được mặc áo vàng còn ông sư chính là ông Hoàng Chín (hay còn gọi là ông Chín Cờn) mặc áo nâu bên trong và áo đen bên ngoài vì ngài vốn là sư. Đền Cờn Trong là đền chính thờ Tống Hậu được gọi là đền Mẫu (mẹ của ông Hoàng Ba) và trở thành nơi hành hương của các con nhang đệ tử vào các dịp hành hương trong năm. Nhiều người từng tham gia hầu đồng còn cho rằng Tống Hậu chính là hiện thân của mẫu Thoải, ngài làm chủ trên sống nước, biển khơi, ngài che trở cho dân buôn bán thuyền bè, dân chài lưới. Khi gặp nạn chỉ cần

kêu tên ngài sẽ được bình an. Tuy nhiên, Tống Hậu xuất thân từ hoàng tộc nên được mặc áo bào màu vàng chứ không mặc áo bào trắng như mẫu Thoải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tín ngưỡng tống hậu nghiên cứu trường hợp đền mẫu ninh cường (xã trực phú, huyện trực ninh, nam định) (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)