1.6.1. Cơ sở hạ tầng (CSHT)
CSHT là động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư. Hệ thống CSHT bao gồm nhiều thành tố nhưng để phát triển hoạt động du lịch thì điều kiện tiên quyết cần có là hệ thống giao thông. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, cấp - thoát nước cũng giữ vai trò quan trọng
Xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, trong nhiều năm trở lại đây, ngân sách Trung ương và các địa phương có các điểm tham quan du lịch đã bỏ ra một khoản vốn không nhỏđểđầu tư nâng cấp và hoàn thiện CSHT. Điều này có thể thấy rõ khi diện mạo du lịch của các tỉnh, thành trên cả nước đang thay đổi từng ngày theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố cũng đang kêu gọi nhiều dự án lớn trong lĩnh vực du lịch để hướng tới những sản phẩm chuyên nghiệp hơn.
Có thể nói, việc thực hiện, sử dụng nguồn vốn đầu tư CSHT nói chung và cho ngành du lịch nói riêng thời gian qua đã có tác động lớn, làm thay đổi diện mạo của ngành này. Ước tính trong những năm gần đây, hàng nghìn tỷ đồng từ ngân sách đã được hiện thực hóa bằng những công trình, dự án hạ tầng trên địa bàn qua đó góp phần tích cực vào việc thúc đẩy đầu tư, cải thiện CSHT du lịch của địa phương. Trong đó phải kể đến việc nâng cấp, hoàn thiện nhiều tuyến đường (quy mô quốc gia và địa phương) giúp du khách tiếp cận với các địa điểm tham quan du lịch dễ dàng hơn. Song song với đó là những đầu tư CSHT vềđiện, viễn thông, hệ thống cấp nước…vv đã ngày một hoàn thiện..
vực du lịch thời gian qua cũng đã bỏ nguồn vốn không nhỏ để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ hoạt động du lịch.
Về cơ bản, phần lớn hệ thống phòng nghỉ đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong đó có nhiều doanh nghiệp đầu tư xây dựng những khách sạn với quy mô lớn, có trang thiết bị đồng bộ đạt tiêu chuẩn từ 2 sao đến 4 sao. Các cơ sở kinh doanh du lịch cũng đã chú trọng đầu tư vào nhiều loại dịch vụ nhằm thu hút khách du lịch, kéo dài hơn thời gian lưu trú của khách. Với việc tăng cường đầu tư CSHT đáp ứng nhu cầu trong ngành du lịch, hàng năm, doanh thu từ lĩnh vực này đã không ngừng tăng nhanh.
1.6.2. Môi trường tự nhiên của các di tích lịch sử văn hóa
Một điểm tham quan DTLSVH thu hút không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp tự nhiên của cảnh quan, giá trị lịch sử của di tích đó mà nó còn đảm bảo mang lại môi trường bền vững và sạch sẽđể cư dân địa phương và khách du lịch hưởng thụ. Để hấp dẫn khách du lịch, các cảnh quan thiên nhiên có khả năng đưa vào phát triển du lịch sẽđược ngành du lịch đầu tư tu bổ ngày càng tốt hơn và các diện tích tự nhiên cho phát triển các khu bảo tồn và vườn quốc gia được đảm bảo.Vì vậy, phát triển du lịch sẽ tạo điều kiện và có tác động tích cực vào việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ và tăng cường chất lượng môi trường.
Du lịch phát triển kéo theo sự gia tăng lượng khách trong nước và quốc tế. Thông qua trao đổi và giao tiếp với du khách, cộng đồng địa phương sẽ hiểu biết và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho hoạt động du lịch. Đồng thời, việc quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng các công trình kiến trúc cho phát triển du lịch sẽ huy động cộng đồng có những sáng kiến làm sạch môi trường, kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác.
1.6.3. Môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội
Muốn phát triển được du lịch phải có một môi trường du lịch tốt (bao gồm cả môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn). Môi trường xã hội nhân văn gồm trình độ phát triển xã hội, trình độ dân trí, mức sống, ý thức
tôn trọng pháp luật, kể cả toàn bộ hệ thống thiết chế, luật pháp, cơ chế chính sách. Môi trường xã hội nhân văn thuận lợi, đặc biệt là môi trường pháp lý rõ ràng, phù hợp với thông lệ quốc tế sẽ có tác dụng tích cực trong việc khuyến khích du lịch phát triển. Du lịch trở thành một công cụ hữu hiệu, đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy “hoạt động xuất khẩu tại chỗ”, góp phần đáng kể vào thu nhập của nền kinh tế quốc dân, cân bằng cán cân thương mại, đa dạng hóa hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, ổn định nguồn thu ngoại tệ của đất nước.
1.6.4. Các nhà cung ứng dịch vụ
Hoạt động du lịch tại các điểm tham quan DTLSVH có thể có những tác động tích cực và tiêu cực đến các điểm tham quan DTLSVH, đến cộng đồng dân cư địa phương , đến môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội… vv. Vì vậy các nhà cung ứng dịch vụ luôn đóng vai trò quan trọng, họ góp phần vào việc xúc tiến những mục tiêu của sự phát triển du lịch bền vững và bảo vệ nguồn tài nguyên văn hóa và môi trường mà sự sống còn của ngành du lịch phụ thuộc vào. Việc vượt qua những thách thức của du lịch ở các điểm tham quan DTLSVH luôn đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên có liên quan như những người điều hành tua, những người xúc tiến việc quản lí hiệu quả điểm tham quan DTLSVH…vv. Mặc dù mục tiêu của những thành phần tham gia có thể khác nhau nhưng những hoạt động tham quan du lịch chỉ có thể bền vững nếu được thực hiện với sự hiểu biết chung và trên quan điểm để phát triển. Những người điều hành tua đóng vai trò trung tâm trong ngành du lịch vì họ chính là trung gian giữa khách du lịch và nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Những người điều hành tua có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến du khách, và ảnh hưởng đến thực tiễn hoạt động của nhà cung cấp và sự phát triển của những thành phần tại các điểm tham quan.
1.6.5. Sự an toàn của điểm tham quan
Sự an toàn của điểm đến, điểm tham quan cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi du khách quyết định lựa chọn điểm tham quan, điểm đến du lịch. Các hoạt động du lịch sẽ không thể phát triển tại các điểm đến thường xảy ra xung đột, bất ổn về chính trị hoặc chiến tranh. Vì vậy, có thể nói rằng, sự an toàn của
điểm tham quan là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi du khách lựa chọn điểm đến.