Khái quát về một số điểm tham quanDTLSVH chủ yếu tại TP Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 51 - 55)

2.2. Khái quát chung về hệ thống các điểm tham quanDTLSVH tại TP Huế

2.2.2. Khái quát về một số điểm tham quanDTLSVH chủ yếu tại TP Huế

2.2.2.1 Giới thiệu khái quát vềĐại Nội

Là khu vực nằm trong Kinh thành Huế, được quy hoạch từ năm 1803 và được xây dựng vào mùa hè năm 1804, đến năm 1833, việc xây dựng mới được hoàn thành. Là một trong số các DTLSVH nằm trong quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đại Nội được phòng vệ bằng hệ thống các tường thành, và bao bọc bằng một đường bờ hào xung quanh; có 4 phía cửa ra vào. Đại Nội là nơi đặt các cơ quan cao nhất của triều đình được chia làm nhiều khu vực, bao gồm các công trình như cung điện, nơi làm việc của nhà vua, nơi thờ tự, nơi ở của Hoàng hậu và Hoàng thái hậu, kho lưu trữ và nơi hội họp của triều đình, khu sân vườn và trường học dành cho các hoàng tử, khu Tử Cấm Thành dành cho gia đình vua ăn ở sinh hoạt.

Các cung điện bên trong Đại Nội có kiến trúc và thiết kế tương tự nhau, được xây trên một mặt nền, với hệ thống kèo bằng gỗ (thường là gỗ lim), hệ thống cột và xà được sơn son thếp vàng, tường bằng gạch, và mái điện được lợp ngói hình trụ được tráng men vàng hoặc xanh. Các dải mái điện được thiết kế thẳng và trang trí cả bên trong lẫn bên ngoài rất tráng lệ. Các điện quan trọng nhất là Điện Thái Hòa, địa điểm dùng cho các buổi triều nghi của triều đình, Điện Cần Chánh nơi thiết triều, Thế Miếu, nơi thờ cúng của hoàng gia, các Cung điện Thái Hoàng Thái Hậu ăn ở sinh hoạt.

Các khu vực chính trong Đại Nội bao gồm: khu vực phòng thủ, khu vực cử hành đại lễ, khu vực các miếu thờ của vua chúa nhà Nguyễn, khu vực ăn ở của mẹ vua và bà nội vua, khu vực Phủ Nội vụ, khu vực vườn Cơ Hạ và Điện Khâm Văn và khu vực Tử Cấm Thành. Các khu vực đều được xây một vòng tường riêng để ngăn cách nhau. Và một số công trình kiến trúc khác trong Hoàng Thành: Triệu Miếu, Thái Miếu, Hưng Miếu, Điện Phụng Tiên, Cung Trường Sanh và khu vực Tử Cấm Thành.

2.2.2.2 Giới thiệu khái quát về lăng TựĐức và lăng Minh Mạng

Cũng như các lăng khác nằm trong Quần thể Di tích cố đô Huế, Lăng Tự Đức và lăng Minh Mạng đều ở trên gò đồi, nhưng vẫn dọc theo sông Hương, tiện cho đám rước xưa mà cả nay du khách đi bằng đường thủy hay bộđều được.Cả hai lăng trên đều có quy mô lớn và có những điểm chung sau:

Tư tưởng chủđạo của kiến trúc lăng tẩm:

- Tư tưởng “sống gửi thác về” - Tư tưởng “cầu nhàn hưởng lạc” - Tư tưởng “ chết nhưng vẫn sống” [39]

Nguyên tắc quy hoạch và thiết kế mặt bằng kiến trúc lăng tẩm:

Xuất phát từ bối cảnh lịch sử tư tưởng xã hội của Đông phương của nhiều thế kỉ trước, các nhà kiến trúc của triều Nguyễn đã đưa ra những nguyên tắc chung cho việc xây dựng lăng tẩm Huế:

- Tất cả các lăng tẩm Huếđều tọa lạc tại một vùng khá riêng biệt ở phía Tây Nam Kinh Thành Huế và tuân thủ theo các nguyên tắc phong thủy một cách triệt để - Cả hai lăng tẩm trên đều đã được chuẩn bị trước hoặc được thi công ngay khi vua còn ở trên ngai vàng, chủđộng tư duy nghệ thuật đều do vua đưa ra. Các đề án kiến trúc do vua duyệt, lựa chọn và quyết định và vua cũng thường đi giám sát, thi công.

- Bố cục mặt bằng kiến trúc ở các lăng tẩm: về số lượng công trình và mặt bằng kiến trúc, không lăng nào giống lăng nào 100%. Nhưng nhìn khái quát, cách xếp đặt các công trình kiến trúc tại các khu lăng tẩm đều tương tự như nhau. Bên ngoài có một vòng thành bao quanh để bảo vệ các công trình kiến trúc chính ở bên

trong; trước mặt hoặc hai bên các công trình kiến trúc chính đều có đào ao để trồng sen, ven bờ trồng cây cảnh, cây lưu niên, cuối sân chầu là ngôi nhà bảo vệ tấm bia đá ở bên trong. Bia ghi tiểu sử và sự nghiệp của vị vua quá cố. Tiếp đến là tòa nhà lớn nhất trong lăng, dùng để thờ vua và hoàng hậu. Xung quanh nhà ấy có 4 ngôi nhà nhỏ hơn. Hai nhà ở sân trước dùng để thờ các quan hữu công dưới thời vua. Hai nhà ở sân sau dành cho các bà vợ thứ của vua ăn ở để chăm lo việc thờ phụng vua.Vị trí cuối cùng của toàn khu lăng là nơi chôn thi hài của vua, hoặc dưới một ngôi nhà nhỏ bằng đá, hoặc dưới một ngọn đồi, chung quanh xây thành để bảo vệ. [39]

Nghệ thuật kiến trúc:

Kiến trúc lăng tẩm ở TP Huế là kiến trúc phong cảnh. Các lăng tẩm Huếđã được khai thác và lợi dụng thiên nhiên một cách khôn khéo, kiến trúc luôn hài hòa với thiên nhiên. Đây là một thành tựu rực rỡ trong nền mỹ thuật Việt Nam.

Lăng Minh Mạng (1840-1843) tên chữđược gọi là Hiếu Lăng.

Nằm cách Kinh Thành Huế gần 12km đường bộ hoặc 16km đường thủy, gồm khoảng 40 công trình kiến trúc lớn nhỏ nằm trong một vòng thành hình bầu dục chu vi gần 1800m, tường thành cao hơn 3m, dày gần 1m tọa lạc trên một vùng đồi núi sông hồ thoáng mát. Ở lăng Minh Mạng, cả lăng và tẩm bố trí trên cùng một trục dọc, tạo một độ sâu cho lăng.

Đi từđầu đến cuối con đường thần đạo, du khách sẽ thấy 3 lớp cửa Đại Hồng Môn, Hiển Đức Môn và Hoàng Trạch Môn, mở ra trước mặt nhiều tổ hợp kiến trúc khác nhau với những loại hình kiến trúc không giống nhau giữa các bối cảnh thiên nhiên tạo ra những bất ngờ cho du khách khi đến tham quan. Bên ngoài là vòng La Thành. Bên trong La thành, các công trình kiến trúc được bố trí đối xứng nhau từng cặp qua trục chính xuyên tâm lăng (còn được gọi là đường thần đạo) Đường thần đạo chia mặt bằng kiến trúc ra làm hai phần và phần lớn các công trình kiến trúc đều được bố trí từng cặp đối xứng nhau qua trục chính ấy. Tất cả các công trình được xếp đặt theo một trật tự chặt chẽ, có hệ thống, như một xã hội đương thời. Bố cục kiến trúc ấy cũng nói lên được cá tính và phong cách của chính vua Minh Mạng. Bửu Thành được xây theo hình tròn biểu thị vua là mặt trời, là đấng chí tôn

có quyền chi phối toàn bộ xã hội quân chủ ấy. Ở phần trước lăng, mật độ kiến trúc thưa, thoáng. Càng vào sâu, mật độ kiến trúc càng dày. Các công trình kiến trúc của lăng Minh Mạng đã tận dụng được tối đa lợi thếđịa hình của “thế đất” và các ngọn đồi để nâng chiều cao của công trình kiến trúc lên đồng thời, các nhà kiến thức thời ấy cũng đã tạo nên những cái hồ để toàn bộ kiến trúc và phong cảnh thiên nhiên trong lăng hòa quyện với nhau. Ngoài tính cách uy nghiêm, lăng Minh Mạng còn có những nét quyến rũ của thiên nhiên đã được chỉnh trang lại để làm bối cảnh cho các công trình kiến trúc. [1]

Lăng TựĐức (1864-1867) - tên chữđược gọi là Hiếu Lăng.: Cùng với các khu lăng tẩm triều Nguyễn khác, lăng TựĐức cũng đã góp phần làm phong phú thêm cho quần thể kiến trúc lăng tẩm cung đình và là một điển hình cho nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan vào cuối thế kỉ XIX.

Cách trung tâm thành phố Huế 7 km đường bộ,là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của các vua nhà Nguyễn. Khác với lăng Minh Mạng, lăng TựĐức vẫn có hai khu lăng và tẩm đặt cạnh nhau nhưng so le và xen kẽ. Các công trình kiến trúc trong lăng nằm rải rác trên những vùng đất cao thấp không đều, nhưng các hệ thống bậc cấp và các lối đi nối liền tất cả các công trình kiến trúc lại với nhau thành một thể thống nhất.

Với gần 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ dàn trải thành từng cụm trên những thế đất phức tạp, cao thấp nhưng các hệ thống bậc cấp lát đá Thanh, các lối đi lát gạch Bát Tràng đã nối kết các công trình kiến trúc lại thành một thể thống nhất, tương quan, gần gũi. Các nhà kiến trúc thời TựĐức cũng đã lợi dụng nguồn nước tự nhiên của một con suối nhỏđể nới rộng, đào sâu và uốn nắn các thế đất lại tạo nên hồ Lưu Khiêm và đắp đảo Tịnh Khiêm và dựng các đình tạ trên đảo.

Qua khỏi Khiêm Cung Môn, cửa Tam quan hai tầng được dựng trên một thế đất cao với một hệ thống cung điện gồm vài chục tòa nhà lớn nhỏ và các công trình kiến trúc phụ thuộc. Riêng Minh Khiêm Đường, ngày nay được xem là nhà hát cổ nhất Việt Nam và mang giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc và trang trí. Điện Hòa Khiêm, nơi thờđế và hậu hiện còn lưu giữ nhiều đồ ngự dụng và các tác phẩm mĩ

thuật đương thời. Nhà cửa ở Khiêm Cung đều làm bằng gỗ và tất cả các công trình kiến trúc ở khu vực lăng mộđều được xây bằng gạch đá. Đáng chú ý là tấm bia lớn nhất Việt Nam cao khoảng 5m, được bảo vệ bằng một tòa nhà đồ sộ, kiên cố với cột to, vách dày và xây cửa cuốn. Riêng bài “Khiêm Cung Kí” trên bia dài gần 5000 chữ do chính vua Tự Đức viết năm 1871 thì đến năm 1875 mới được khắc vào. Nhìn chung, mỗi công trình kiến trúc trong lăng Tự Đức đều mang một đường nét khác nhau về nghệ thuật tạo hình: không trùng lặp và rất sinh động. Cách phân bổ các khu vực và cách bố cục các công trình kiến trúc trong từng khu vực lăng đã phá bỏ thông lệ giữ gìn sựđối xứng cổ điển ở một số lăng khác. Tại đây còn có những lối đi uốn lượn theo thếđất tự nhiên hoặc do con người tạo nên để hài hòa với thiên nhiên và phù hợp với nghệ thuật kiến trúc phong cảnh.. Vì vậy, kiến trúc và thiên nhiên ởđây mang nhiều cảm xúc mới lạ cho du khách đến tham quan. [1]

2.3 Đóng góp của các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế trong phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)