Tài nguyên dul ịch thành phố Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 40 - 42)

2.1. Khái quát về tình hình phát triển của dul ịch thành phố Huế

2.1.1. Tài nguyên dul ịch thành phố Huế

Thành phố Huế là tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên Huế, từng là cố đô của Việt Nam và là thành phố có hai di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Nằm cách thủ đô Hà Nội 658km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh1052 km về phía Bắc, tính bằng đường bộ. Với diện tích 71,7 km2 và dân số 348.279 người [9] TP Huế nằm trong một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng gồm nhiều yếu tốđịa lí tự nhiên tạo thành : biển và đầm phá ở phía Đông Bắc, đồi và núi rừng ở phía Tây Nam, giữa là vùng đồng bằng với hệ thống sông ngòi khá phong phú trong đó quan trọng nhất là sông Hương, phát nguyên từ vùng núi rừng Trường Sơn và chảy về Biển Đông.

Tài nguyên du lịch của TP Huế tương đối đa dạng, phong phú, nổi bật và có giá trị hơn cả là các tài nguyên văn hóa đặc sắc và độc đáo trong đó, có không ít di sản văn hóa vật thể tầm cỡ quốc gia và quốc tế có sức thu hút du khách.

Trong gần 400 năm (1558- 1945) từng là thủ phủ của chín đời Chúa Nguyễn ởĐàng trong, là kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua nhà Nguyễn. Thành phố Huế tương đối nhỏ nhưng hiện nay nó còn lưu giữ được khá đầy đủ diện mạo của kinh đô ngày trước, bao gồm: cung điện, thành quách, lăng tẩm, chùa chiền…vv. Tất cả đều được quy hoạch và xây dựng một cách có hệ thống dựa trên những nguyên tắc kiến trúc cổ kết hợp giữa phương Đông, phương Tây và cả của địa phương. Các nguyên tắc kiến trúc ấy đã kết hợp với nhau và kết hợp với cảnh quan thiên nhiên của Huế đã tạo nên sự hài hòa trong kiến trúc, đã tạo nên một đô thị Huế với một vẻđẹp riêng có sức hấp dẫn, thu hút lớn đối với khách du lịch.

Với gần 1000 di tích trong đó có gần 140 di tích được công nhận là DTLS văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh, hệ thống này gồm: DTLSVH, DTLS cách mạng, di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích kiến trúc tôn giáo... vv, đặc biệt,

quần thể di tích cốđô Huếđã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Huế còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa phi vật thể phong phú, trong đó Nhã nhạc Việt Nam - Âm nhạc cung đình triều Nguyễn được công nhận là Kiệt tác phi vật thể truyền khẩu đại diện của nhân loại. Trang phục, nếp sống, ẩm thực, ngành nghề thủ công truyền thống...vv là những giá trị đặc sắc thể hiện những đặc trưng văn hóa Việt Nam. Vùng đất này còn là nơi còn lưu giữ một kho tàng lễ hội phong phú bao gồm: lễ hội cung đình, lễ hội dân gian truyền thống, lễ hội tôn giáo cùng lễ hội Festival Huế và Festival Nghề truyền thống Huế, tuy mới phát triển sau này nhưng cũng đã đạt được những thành công nhất định.

Bên cạnh kho tàng di sản văn hoá vật thể đồ sộ có giá trị và tầm vóc quốc tế, TP Huế còn là một điểm về di sản văn hoá tinh thần phong phú gồm văn hoá dân gian và văn hoá cung đình. Văn hoá cung đình Huế với cội nguồn từ triều Lý, trải qua các triều đại Trần, Lê rồi lan toả hội tụ và kết hợp với truyền thống văn hoá vùng đất miền Trung và phía Nam của Tổ quốc đã được manh nha từ thời các Chúa Nguyễn và phát triển đến đỉnh cao và hoàn chỉnh dưới thời các vua Nguyễn, để ngày nay đã tạo nên những giá trị văn hoá phi vật thể và truyền khẩu được cả nhân loại thừa nhận.

Về nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, Huế là vùng đất có đầy đủ các dạng địa hình núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá và biển nên rất thuận lợi về nguồn tài nguyên du lịch.

Về giao thông: Huế có hệ thống giao thông kết nối bằng đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Nằm trên con đường xuyên Á, trên tuyến hành lang kinh tếĐông -Tây …vv. Vì vậy, TP Huế có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch liên quốc gia.

Đó cũng chính là các nhân tố chủ yếu cấu thành đặc thù của TP Huế, là nền tảng để TP Huế trở thành trung tâm văn hoá du lịch của cả nước và cũng là một trong những thế mạnh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh TT Huế trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của hệ thống di tích một cách hợp lý.

Trong Quyết định số 1473/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 30/12/2011 về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, và tầm nhìn đến năm 2030” đã xác định sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung là tham quan tìm hiểu các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch tìm hiểu văn hóa – lịch sử. Căn cứ vào chiến lược đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013 đến 2020 và định hướng đến năm 2030 đã khẳng định rằng: “TP Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung vẫn tập trung phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch biển, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí và du lịch hội nghị, hội thảo.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)