Nhận xét chung về các điểm tham quanDTLSVH tại TP Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 88 - 91)

Các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế chính là những giá trị vô cùng đặc sắc thể hiện những đặc trưng văn hóa Việt Nam tuy nhiên phần lớn điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế vẫn tập trung ở các DTLSVH nổi tiếng đã được UNESCO công nhận nằm trong Quần thể di tích cốđô Huế. Nhưng trong số những điểm tham quan DTLSVH đó cũng chỉ có một số DTLSVH có tổ chức các dịch vụ du lịch. Ngoài dịch vụ bán vé tham quan di tích, dịch vụ hướng dẫn tham quan tại các điểm tham quan DTLSVH, dịch vụ biểu diễn các hoạt động nghệ thuật, dịch vụ quầy hàng lưu niệm, dịch vụ giải khát …vv nhìn chung, các dịch vụ du lịch tại các điểm tham quan DTLSVH vẫn còn nghèo nàn, chưa thực sự hấp dẫn đối với du khách. Phần lớn khách du lịch tới tham quan các DTLSVH ngoài tham quan và chụp ảnh thì hầu như họ không biết làm gì khác. Chính vì vậy, thời gian lưu giữ khách du lịch tại các DTLSVH ở Huế vẫn chưa cao, tính bình quân khoảng từ 45 phút đến 60 phút cho mỗi di tích. Do vậy, khách du lịch khi đến tham quan TP Huế chỉ cần 1 ngày thì

quân của khách du lịch cũng rất thấp do ngoài chi phí vé tham quan di tích, vé hướng dẫn tại điểm, có thể thêm tiền mua vé xem biểu diễn nghệ thuật tại Đại Nội hay lăng Tự Đức, tiền công đức ở chùa Thiên Mụ…vv thì du khách gần như không biết tiêu tiền vào việc gì khác do quà lưu niệm ở các quầy hàng lưu niệm tại các điểm tham quan thường được bán ở giá cao, hầu hết các sản phẩm cũng nghèo nàn và được bày bán giống ở một số các điểm khác, kể cảở chợĐông Ba.

Hoạt động du lịch tại các điểm tham quan DTLSVH ở TP Huế hiện nay đôi lúc vẫn còn mang tính tự phát, nếu đi từ sản phẩm đến khả năng cung ứng dịch vụ nói chung thì các sản phẩm du lịch không phản ánh hết được thực tế cung các sản phẩm du lịch, những người làm công tác tổ chức các hoạt động tại các điểm tham quan du lịch chưa thực sự quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường khách, chưa tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của du khách để có thể đưa ra những loại hình dịch vụ phù hợp. Đội ngũ nhân viên tại các điểm tham quan DTLSVH vẫn chưa thực sựđáp ứng được những tiêu chuẩn cần có như thái độ, tác phong, kỹ năng phục vụ, kỹ năng bán hàng chưa được chuyên nghiệp. Ngoài ra giữa đơn vị phụ trách các điểm tham quan DTLSVH với các công ty kinh doanh lữ hành vẫn chưa thực sự phối hợp, gắn kết với nhau để có thể tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn có thể thu hút khách du lịch. Một số thuyết minh viên tại điểm tham quan DTLSVH ở Huế trình độ ngoại ngữ vẫn còn hạn chế, hiểu biết thực sự chi tiết về các DTLSVH vẫn còn non, việc tìm tòi, sáng tạo trong quá trình thuyết minh, hướng dẫn vẫn chưa được phát huy, điều này có ảnh hưởng rất lớn, làm hạn chế nhiều đến việc cảm nhận các giá trị của DTLSVH đến du khách. Vì vậy, cần nghiên cứu kĩ hơn vềđiểm tham quan DTLSVH tại TP Huế để có thể phát huy tối đa những lợi thế, tập trung xây dựng Huế thành trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của cả nước, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch, phát triển du lịch phải đảm bảo tính bền vững gắn bảo tồn và phát huy môi trường văn hóa với bảo vệ môi trường sinh thái và xem du lịch là bước đột phá thúc đẩy kinh tế xã hội ngày càng phát triển, xây dựng TP Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung xứng tầm điểm đến của quốc gia và thế giới.

Tiểu kết chương 2

Toàn bộ chương 2, tác giả đề cập đến những nội dung chủ yếu: khái quát về tình hình phát triển của du lịch thành phố Huế trong đó tác giả đề cập đến tài nguyên du lịch TP Huế, loại hình và sản phẩm du lịch tại TP Huế, về thực trạng du lịch TP Huế và khái quát chung về hệ thống các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế. Tác giả cũng khái quát về ba điểm tham quan DTLSVH Đại Nội, lăng Tự Đức, lăng Minh Mạng đồng thời nêu thực trạng về khai thác các ba điểm tham quan nói trên và những đóng góp của các điểm tham quan DTLSVH đó trong phát triển du lịch. Từ đó tác giả phân tích kết quả điều tra tại ba điểm tham quan DTLSVH Đại Nội, lăng Minh Mạng và lăng TựĐức.

Qua kết quả điều tra thực trạng cho thấy Huế là một trong những trung tâm du lịch văn hóa quan trọng của nước ta. TP Huế nói riêng và tỉnh TT Huế nói chung rất có tiềm năng về phát triển du lịch văn hóa do Huế có đặc điểm lịch sử, văn hóa, xã hội lâu đời đầy bản sắc. Nhìn chung, các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế hội tụ rõ nét tinh hoa văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên việc khai thác các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế vẫn còn đơn điệu, chưa thực sự hấp dẫn và thu hút du khách, vẫn còn thiếu tính cạnh tranh và chưa thực sự làm nổi bật giá trị của các điểm tham quan DTLSVH, của các di sản, các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và chưa thực sự khai thác hiệu quả với những tiềm năng vốn có của nó. Vì vậy, cần có những giải pháp cụ thể gắn với thực tiễn của các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huếđể từđó có thể khai thác và phát huy hiệu quả hơn các điểm tham quan DTLSVH tại địa phương này.

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

KHAI THÁC VÀ PHÁT HUY ĐIỂM THAM QUAN DTLSVH

TẠI THÀNH PHỐ HUẾ PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)