Tổ chức các điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 28 - 30)

Việc tổ chức và khai thác các điểm tham quan DTLSVH là một công việc hết sức cần thiết, đòi hỏi tốn nhiều công sức và nguồn lực, nó góp phần làm phong phú và đa dạng hệ thống sản phẩm du lịch để từđó thúc đẩy sự phát triển của hoạt động du lịch nói chung và còn góp phần rất lớn vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Trong những năm gần đây, các điều kiện về tổ chức các điểm tham quan du lịch đã có nhiều thay đổi, các cơ quan, các doanh nghiệp khai thác của cả nhà nước lẫn tư nhân đều đưa ra nhiều biện pháp bảo vệ, quản lý, phát huy các giá trị, quảng bá, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương…vv nhằm đảm bảo một phương thức quản lí cân bằng hơn khi tránh biến các điểm tham quan thành những nơi khép kín, nghiêm cấm tham quan hoặc ngược lại, mở cửa một cách tự do mà không có biện pháp phòng ngừa sự quá tải của điểm tham quan. Sự thay đổi này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực thông qua các phương thức quản lí vừa tính đến những nhu cầu bảo vệ cấp thiết, vừa chú trọng đến các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội.

1.7.1. Các bên tham gia vào t chc hot động du lch

- Khách du lịch: tại các điểm tham quan DTLSVH, khách du lịch có thểđến tham quan, tìm hiểu thông tin, tham gia vào các hoạt động như biểu diễn nghệ thuật, tham gia vào các lễ hội, mua sắm hàng lưu niệm…vv. Hoạt động thể hiện trách nhiệm về gìn giữ và bảo vệ di tích, với cộng đồng, môi trường…vv.

- Đơn vị quản lí di tích: tổ chức các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của DTLSVH phục vụ du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan, bảo đảm sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch. Giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm an toàn cho khách du lịch, phối hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch phát triển sản phẩm du lịch. Các hoạt động phát huy giá trị của di tích chủ yếu là hoạt động trưng bày hiện vật, hướng dẫn tham quan, tổ chức biểu diễn nghệ

thuật, tổ chức bán hàng lưu niệm.

- Đơn vị kinh doanh du lịch: nghiên cứu, khảo sát giá trị, sản phẩm của các DTLSVH để phát triển sản phẩm của đơn vị kinh doanh du lịch. Phối hợp với các đơn vị quản lí di tích tổ chức các hoạt động du lịch, cung cấp các dịch vụ tại các DTLSVH như trưng bày hiện vật, cung cấp thông tin, hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hoạt động cung cấp hàng lưu niệm, tổ chức lễ hội, hoạt động mô phỏng, cung cấp các dịch vụ du lịch khác. Tham gia đầu tư, bảo tồn, phát huy giá trị của di tích, xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch tại DTLSVH.[11]

- Cộng đồng địa phương: khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích. Người dân địa phương có thể tham gia vào hoạt động phát huy giá trị dưới nhiều hình thức khác nhau như tuyên truyền, bảo vệ các tập tục văn hóa của địa phương, tham gia quản lí trực tiếp các di tích lịch sử, tham gia vào các hoạt động phát sinh từ hoạt động tham quan DTLSVH.

1.7.2. Li ích ca t chc các hot động du lch ti các DTLSVH

Lợi ích tổ chức hoạt động du lịch tại các DTLSVH bao gồm: lợi ích kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường thể hiện ở các nội dung:

- Các hoạt động du lịch là cơ sởđáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách du lịch tại các DTLSVH

- Các hoạt động du lịch cấu thành và quyết định chất lượng sản phẩm của DTLSVH

- Các hoạt động du lịch mang lại căn cứ lựa chọn điểm du lịch và quyết định đến chất lượng của tuyến du lịch trong chương trình du lịch

- Các hoạt động du lịch thúc đẩy trách nhiệm bảo tồn và phát huy các giá trị của DTLSVH

- Các hoạt động du lịch tạo ra các nguồn kinh phí để bảo tồn và phát huy các giá trị của DTLSVH, của cộng đồng địa phương

- Tổ chức hoạt động du lịch sẽ thúc đẩy hoạt động marketing thông qua các nguồn khách nội địa , quốc tế và thu hút khách đến với DTLSVH

chủ thể tại các DTLSVH đó, đặc biệt là lợi ích về kinh tế, hiện thực hóa việc “xuất khẩu tại chỗ” trong du lịch, tạo môi trường phục vụ du lịch như sử dụng dịch vụ tại các DTLSVH, sử dụng sản phẩm của các nhà cung cấp, sử dụng sản phẩm truyền thống của địa phương…vv.

1.7.3. Chi phí ca vic t chc các hot động du lch ti các DTLSVH

Hoạt động du lịch tại các điểm tham quan DTLSVH liên quan đến các chi phí như quản lí, bảo tồn giá trị các DTLSVH, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự, đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực, công nghệ, tổ chức khảo sát và thiết kế, tổ chức các chương trình, các hoạt động du lịch…vv. Hoạt động du lịch tại các điểm tham quan DTLSVH có các bên tham gia là các đơn vị quản lí các DTLSVH, các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng dân cư và khách du lịch. Vì vậy, chi phí của việc tổ chức các hoạt động du lịch tại các DTLSVH sẽ bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp gắn với các bên liên quan.

Chi phí trực tiếp là các chi phí như các chi phí chung của đơn vị quản lí di tích, chi phí bảo tồn, chi phí marketing, chi phí khấu hao tài sản cố định, trang thiết bị, phương tiện, nhân sự…vv.

Chi phí gián tiếp liên quan đến tổ chức các hoạt động du lịch tại các DTLS bao gồm: chi phí cho khắc phục ảnh hưởng đến tiêu cực văn hóa cộng đồng, môi trường do quá tải về sức chứa, ảnh hưởng đến các ngành dịch vụ, ảnh hưởng đến nguồn lao động địa phương…vv.

1.8. Kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm trong nước về tổ chức điểm tham quan DTLSVH và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)