Căn cứ thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 94 - 172)

3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.2. Căn cứ thực tiễn

Căn cứ vào thực trạng của các điểm tham quan DTLSVH tại thành phố Huế nói chung và của ba điểm tham quan DTLSVH chủ yếu: Đại Nội, lăng Minh Mạng và lăng TựĐức đã được phân tích ở chương 2 của luận văn ta thấy bên cạnh những thuận lợi của nguồn tài nguyên du lịch Huế, của các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế vẫn luôn song song tồn tại những khó khăn, hạn chế trong việc khai thác các điểm tham quan phục vụ khách du lịch, cụ thể:

- Việc khai thác các điểm tham quan DTLSVH phục vụ khách du lịch tại TP Huế chưa xứng với tiềm năng của điểm tham quan. Trên thực tế, các điểm tham quan DTLSVH trên địa bàn TP Huế rất phong phú, đa dạng và đặc sắc, mang đậm tính đặc trưng vùng miền, hơn nữa, còn có lợi thế là phần lớn các điểm tham quan DTLSVH triều Nguyễn đều nằm trong Quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Tuy nhiên việc khai thác các điểm tham quan DTLSVH đó vẫn còn đơn điệu, chưa thực sự hấp dẫn và thu hút du khách, vẫn còn thiếu tính cạnh tranh và chưa thực sự làm nổi bật giá trị của các điểm tham quan DTLSVH, của các di sản trong việc xây dựng chương trình, quảng bá và thiết kế các sản phẩm.

- Công tác quản lí nhà nước về quy hoạch, các dự án du lịch, tổ chức hoạt động du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn vì vậy hiệu quả chưa cao.

- Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế, chưa đồng bộ, quy mô chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

- Các đơn vị kinh doanh du lịch như lưu trú, lữ hành, vận chuyển chủ yếu hoạt động cá nhân, với quy mô nhỏ và thiếu sự liên kết.

- Vềđầu tư du lịch: tiến độ triển khai còn chậm, chủ yếu tập trung vào đầu tư cơ sở lưu trú, các lĩnh vực khác như phát triển các sản phẩm lưu niệm, các hoạt động du lịch tại các điểm tham quan hay các khu ẩm thực…vv chưa được chú trọng.

3.2. Một số giải pháp và kiến nghị

3.2.1. Mt s gii pháp đối vi các đim tham quan DTLSVH ti TP Huế

3.2.1.1. Giải pháp về quản lí

- Xây dựng kế hoạch thống kê số liệu và phân loại các điểm tham quan DTLSVH trên địa bàn TP Huế nói riêng và tỉnh TT Huế nói chung.

- Tư vấn xây dựng các công cụ, các chỉ số về quản lí bền vững các điểm tham quan DTLSVH để có thể nâng cao ý thức và trách nhiệm về những hành vi tác động đến các điểm tham quan DTLSVH của các bên liên quan trong bảo tồn và khai thác các điểm tham quan DTLSVH, các di sản.

- Các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ quy tắc bảo tồn,trùng tu và tôn tạo di tích. Khảo sát, thẩm định, đánh giá thường xuyên giá trị các điểm tham quan DTLSVH, các di sản và có kế hoạch ngăn chặn các tác nhân và các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự tồn tại của di sản.

- Nên triển khai áp dụng các tiêu chí đánh giá như “ Tiêu chí đánh giá để cấp nhãn du lịch xanh cho điểm tham quan” cho các điểm tham quan DTLSVH.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu, các tổ chức du lịch để có những cơ sở chính xác đối với các điểm tham quan DTLSVH, từđó tạo tiền đề cho các hoạt động khác phù hợp với các điểm tham quan

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý, đơn vị quản lí di tích và các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh lữ hành.

- Các đơn vị, các công ty kinh doanh lữ hành cần nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của khách du lịch để có thể tổ chức được các tua phù hợp cho từng đối tượng khách khác nhau.

- Phối hợp chặt chẽ giữa ban quản lý di tích và chính quyền địa phương, cơ quan trật tự, an ninh sở tại.

- Hành động với tinh thần hợp tác trong bản thân ngành du lịch cũng như với các ngành có liên quan khác để bảo vệ và đề cao việc bảo tồn tài nguyên, bảo tồn và phát huy giá trị các điểm tham quan DTLSVH, các di sản, đề cao vấn đề môi trường, đạt được sự cân bằng giữa phát triển, cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư nơi có du khách đến tham quan.

- Ủng hộ việc tham gia vào các sự kiện, các hoạt động quốc tế như “Tuần nhận thức về du lịch”, “Ngày du lịch thế giới”, “Tuần lễ Môi trường và Thập kỉ phát triển văn hóa của UNESCO”… vv.

- Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đến các điểm tham quan góp phần xây dựng hình ảnh du lịch Huế

- Xây dựng hệ thống xe bus công cộng hoặc xe điện đưa du khách đến với các điểm tham quan trên địa bàn TP Huế

- Thiết lập đường dây nóng để du khách kịp thời phản ánh khi gặp các vấn đề khó khăn hoặc giải quyết các tệ nạn chèo kéo, đeo bám du khách tại các điểm tham quan du lịch

3.2.1.2. Giải pháp về tuyên truyền, xúc tiến và quảng bá

- Xác định hình ảnh và thương hiệu của Huế: hình ảnh của điểm đến là một vấn đề rất quan trọng đối với quá trình phát triển du lịch của TP Huế nói riêng và của tỉnh TT Huế nói chung do đó cần nghiên cứu thị thị trường sao cho phù hợp sản phẩm du lịch Huế, việc xác định hình ảnh của điểm đến, của các điểm tham quan cũng quyết định các vấn đề liên quan như chiến lược tiếp thị quảng bá, khẩu hiệu, các kênh phân phối, các phương tiện truyền thông.

- Tham gia tích cực vào các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, đồng thời thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá các điểm tham quan DTLSVH, nhất là các di tích đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế

giới . Tuy nhiên, cũng cần có sự tập trung liên kết giữa các địa phương trong cả nước về công tác xúc tiến quảng bá, xúc tiến đầu tư dựa vào những lợi thế chung của cả khu vực để giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả công việc. Qua thực tế quảng bá du lịch ở nước ngoài cho thấy, du khách cũng như những nhà đầu tư du lịch các nước rất quan tâm đến du lịch vùng, chứ không riêng lẻ một tỉnh, thành phố nào đó, do trong một tour du lịch họ có thểđến nhiều tỉnh, thành phố khác nhau. Vì vậy, TP Huế nói riêng và tỉnh TT Huế nói chung cũng cần hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch ở quy mô vùng.

- Xây dựng và hoàn thiện các ấn phẩm, các tài liệu thông tin về du lịch TP Huế nói chung và tỉnh TT Huế nói riêng trong đó cần nhấn mạnh giá trị của các điểm tham quan DTLSVH, giới thiệu những nét đặc trưng riêng của từng điểm và giới thiệu các hoạt động mà du khách có thể trải nghiệm tại các điểm tham quan đó. Để có những ấn phẩm quảng bá du lịch hiệu quả đòi hỏi từ thiết kế đến nội dung, hình ảnh thông điệp phải độc đáo, ấn tượng và trung thực phù hợp với từng thị trường hay đối tượng xúc tiến, tránh việc sử dụng chung các ấn phẩm, các tài liệu quảng bá này cho tất cả các thị trường khách như hiện nay.

- Cải thiện chất lượng website hiện có về Quần thể di tích cốđô Huế, về các DTLSVH chuyên nghiệp hơn để phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá và cung cấp thông tin về các di tích một cách đầy đủ, chính xác hơn là chỉ giới thiệu vềđơn vị nhà nước quản lí các DTLSVH, các di sản này.

- Cần có các chương trình nâng cao nhận thức cho cộng đồng cư dân địa phương, các cơ sở kinh doanh quanh vùng có các điểm tham quan DTLSVH để họ có thể nhận thức được những lợi ích lâu dài của du lịch, của việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị DTLSVH cũng như cả lối sống của cộng đồng dân cư tại vùng di tích, di sản.

- Thiết kế, phát triển và tiếp thị các sản phẩm du lịch, các trang thiết bị và hạ tầng cơ sở cho du lịch cần phải theo cách làm sao cho cân bằng được giữa các mục tiêu kinh tế với việc gìn giữ và đề cao các tài nguyên văn hóa và thẩm mỹ, các hệ sinh thái…vv. Du lịch cần được phát triển và tiếp thị trong khuôn khổ của quy

hoạch tổng hợp. Đồng thời, có thể tăng cường nhận thức về văn hóa và môi trường của các điểm tham quan thông qua các sáng kiến tiếp thị.

- Có thể tổ chức hội thi “Sáng tác sản phẩm lưu niệm về Di tích lịch sử văn hóa & Di sản văn hóa Huế” để thông qua các sản phẩm lưu niệm đó có thể góp phần tuyên truyền về di sản văn hóa Huế, đồng thời qua các sản phẩm chúng ta cũng tôn vinh các nghệ nhân, thợ thủ công, những tác giả có ý tưởng sáng tạo trong việc chế tác những sản phẩm lưu niệm về các DTLSVH, về di sản văn hóa Huế.

3.2.1.3. Giải pháp vềđào tạo

- Cần liên kết, phối hợp tác đào tạo chung cho các đơn vị quản lí các điểm tham quan du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch những nghiệp vụ, kỹ năng du lịch liên quan đến phát triển du lịch nói chung và phát triển sản phẩm du lịch.

- Đào tạo đội ngũ có chuyên môn cao trong việc phục hồi, bảo tồn, quản lý và khai thác các điểm tham quan DTLSVH, các di sản

3.2.1.4. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Trong công tác tuyển dụng: cần tuyển dụng đúng người, đúng vị trí, phù hợp với trình độđào tạo, khả năng làm việc

- Tăng cường, củng cố bộ máy quản lý di tích, bộ phận dịch vụ du lịch để hoàn thành các nhiệm vụ đặc thù của trung tâm như: phòng quản lý bảo vệ, phòng cảnh quan môi trường, trung tâm phát triển dịch vụ di tích Huế

- Có chính sách khuyến khích động viên nhân viên phù hợp bao gồm cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Cần có chính sách thưởng phạt rõ ràng và thực hiện nghiêm túc nhằm tạo động cơ làm việc hiệu quả và sáng tạo

3.2.1.5. Đối với các cơ sởđào tạo nghề du lịch

- Tìm hiểu và đáp ứng đào tạo theo nhu cầu và thực tế của xã hội. Ưu tiên đào tạo hướng dẫn viên di sản vì du lịch văn hóa, du lịch di sản chính là thế mạnh của TP Huế nói riêng và tỉnh TT Huế nói chung. Trong đó nên triển khai đào tạo các nội dung về phát triển du lịch bền vững, phát triển du lịch có trách nhiệm

- Tổ chức các khóa học cập nhật kiến thức trong ngành du lịch nói chung và di sản nói riêng

- Khuyến khích và đào tạo các hướng dẫn viên, các thuyết minh viên du lịch trong đó nhấn mạnh một cách thỏa đáng các đặc điểm xã hội, văn hóa và môi trường lịch sử của Huế

- Khuyến khích và tham gia vào các nghiên cứu góp phần vào mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

3.2.1.6. Giải pháp về tăng cường hợp tác với các địa phương khác

- Phối hợp giữa TP Huế với các điểm nối kết các tỉnh Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ thông qua các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam tổ chức các sự kiện, lễ hội, hội thảo về giới thiệu, phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch tương đồng để tránh lãng phí và trùng lặp các sản phẩm du lịch.

3.2.1.7. Giải pháp tại các điểm tham quan DTLSVH

- Lập quy hoạch bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích phù hợp với định hướng phát huy giá trị bằng các dịch vụ du lịch. Xây dựng, định hướng và tổ chức các hoạt động du lịch theo hướng phát triển bền vững và có trách nhiệm như xem xét, định hướng các hoạt động tại các điểm tham quan DTLSVH, nhất là các di tích nằm trong Quần thể di tích cốđô Huế chẳng hạn nghiên cứu các hoạt động bảo tồn, giáo dục, thực hiện các video mô phỏng, các mô hình hay thiết kế các sản phẩm trên cơ sở phát huy các giá trị DTLSVH của điểm tham quan để có thể thỏa mãn nhu cầu của du khách

- Tăng cường các hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị: cần quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng tại các di tích như: bãi đỗ xe, hệ thống biển chỉ dẫn đến các điểm tham quan di tích rõ ràng, đồng bộ, sử dụng các trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường như hệ thống ngắt điện nước tựđộng, sử dụng các bóng đèn tiết kiệm điện, có các thùng rác phù hợp với cảnh quan môi trường xung quanh…vv. Xây dựng và tu sửa các công trình vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn và cần tính khoảng cách phù hợp giữa các công trình vệ sinh công cộng ở mỗi điểm tham quan.

- Nên có quy định về bảo vệ môi trường nhằm góp phần tạo nên hình ảnh đẹp của không chỉ đơn thuần là hình ảnh của các điểm tham quan mà còn là hình ảnh

của Việt Nam đến bạn bè quốc tế, trong đó có thể áp dụng các loại thuế, các loại phí môi trường để hạn chế tình trạng xả rác bừa bãi, sử dụng các túi ni lông, các loại rác thải làm ảnh hưởng đến môi trường. Tại các điểm tham quan cần phân loại rác phù hợp như phân loại rác hữu cơ, rác vô cơ hay rác độc hại để có phương pháp xử lí phù hợp như có thể tái rác hữu cơ để sử dụng làm phân bón cho các cây cảnh tại điểm tham quan…vv và có thể áp dụng thu phí đối với các trường hợp xả rác bừa bãi tại các điểm tham quan.

- Cần có hệ thống biển báo, chỉ dẫn đến các khu vực tham quan rõ ràng, dễ hiểu và đồng bộ. Độ cao của các bảng cấm cần phù hợp với khu vực tham quan như các bảng cấm trên các bãi cỏ, các khu vực trong di tích.

- Cần có hệ thống biển chỉ dẫn thông tin du lịch tại chỗ về lịch sử của các điểm tham quan, về các hiện vật và các giá trị văn hóa gắn liền với nó

- Nên có quy định cho một số điểm tham quan DTLSVH về trang phục của du khách để khách tham quan du lịch khi đến với các DTLSVH sẽ có trang phục phù hợp hơn như tại điểm tham quan Đại Nội, tại các khu vực Thế Miếu, Hưng Tổ Miếu, Triệu Miếu…vv

- Có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn tệ nạn xã hội nhưăn xin, chèo kéo khách để tránh tình trạng gây phiền hà, ảnh hưởng đến khách du lịch. Cần có sự phối hợp giữa đơn vị quản lí di tích với chính quyền địa phương, lực lượng công an và Sở VH-TT & DL để đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch, giải quyết dứt điểm tình trạng đeo bám, cò mồi du khách tại các điểm di tích, tạo “môi trường sạch, thân thiện”.

- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nghiên cứu, đánh giá đặc điểm các nguồn khách, các thị trường khách, đánh giá nhu cầu của khách du lịch nhằm nâng cao hơn nữa các chất lượng của các sản phẩm, các dịch vụ hiện có đồng thời cần phát triển để làm phong phú hơn nữa các sản phẩm, các dịch vụ mới để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

- Tổ chức các đợt huấn luyện, các khóa đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ và cả cư dân địa phương tại các điểm tham quan DTLSVH về kỹ năng giao

tiếp, về tâm lí du khách để họ có thái độ phục vụđúng mực và phong cách phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 94 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)