2.2. Khái quát chung về hệ thống các điểm tham quanDTLSVH tại TP Huế
2.2.1. Khái quát chung về các điểm tham quanDTLSVH tại TP Huế
DTLSVH ở TP Huế rất phong phú, đa dạng và thể hiện dưới nhiều loại hình như DTLSVH Chăm pa, các DTLS thời Nguyễn, các di tích cách mạng chiến tranh, các di tích liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh, các di tích tôn giáo và các thắng cảnh tự nhiên.
Về số lượng: Theo thống kê, tổng số di tích trên địa bàn TP Huế hiện có gần 1000 di tích, trong đó số lượng các DTLSVH đã được xếp hạng là 140 di tíc gồm: DTLSVH, DTLS cách mạng, di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích kiến trúc tôn giáo...vv trong đó có Quần thể di tích cố đô Huếđã được UNESCO công
nhận là di sản thế giới năm 1993. Các DTLSVH ở TP Huế được phân làm những loại hình sau:
- Các di tích Chăm pa - Các di tích triều Nguyễn - Các di tích lịch sử cách mạng
- Các DTLSVH liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh - Các di tích tôn giáo
Ngoài ra TP Huế còn có các thắng cảnh tự nhiên như Sông Hương, núi Ngự Bình …vv, đó cũng là những địa danh không thể thiếu trong chuyến tham quan tại TP Huế.
Về giá trị các DTLSVH tại TP Huế:
Các DTLSVH của TP Huế chứa đựng những nét tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng, có giá trị lớn về mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong một kế hoạch phát triển đô thị, giá trị cảnh quan môi trường độc đáo. Phần lớn các DTLSVH ở TP Huế mang đậm nét đặc trưng kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng và chúng kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng hay tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn, hay với các danh nhân lịch sử. Tuy nhiên, khác với các DTLSVH ở các vùng, miền khác ở Việt Nam, với các DTLSVH ở TP Huế, tính toàn vẹn của di sản được tìm thấy trong điều kiện nguyên vẹn của quần thể các di tích và đặc biệt là trong ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên chứa đựng những nguyên tắc phong thủy mang tính quyết định đối với việc lựa chọn vị trí và thiết kế của các di tích. Với tất cả những yếu tố ấy, cảnh quan thiên nhiên là một bộ phận không thể tách rời của di sản văn hóa Huế. Kể từ khi hình thành, cả hai đã là một trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ về vật chất (ở khía cạnh địa điểm, vị trí địa lý) lẫn ý nghĩa tâm linh (ở khía cạnh phong thủy). Chính sự hòa quyện giữa những nét sơn kỳ thủy tú, đặc điểm địa hình của núi sông, gò đảo với sự vận dụng sáng tạo của con người trong quy hoạch, xây dựng đã góp phần hình thành nên giá trị nổi bật và độc nhất vô nhị của đô thị Huế. [45]
Về phân bổ: do đặc thù địa bàn và đặc điểm xã hội của từng vùng mà hệ thống các DTLSVH ở TP Huếđược phân bổ ít nhiều khác nhau như tại các khu vực nội thành ở phía Bắc, số lượng các DTLSVH tập trung dày đặc, hoặc ở phía Nam thành phố tập trung ởđây khá nhiều các phủ đệ, các lăng tẩm tập trung chủ yếu ở khu vực phía Tây Nam kinh thành Huế, …vv.
Về hiện trạng các DTLSVH trên địa bàn TP Huế: theo số liệu khảo sát của TTBTDTCĐ Huế năm 1993, khi TTBTDTCĐ Huế làm hồ sơ đề nghị xếp di tích Huế vào danh mục di sản thì số lượng các di tích xuống cấp rất nhiều.Tuy nhiên, từ khi Quần thể di tích cốđô Huếđược UNESCO công nhận là di sản thế giới đến nay, hầu hết các DTLSVH quan trọng đều đã được lập hồ sơ khoanh vùng bảo vệ, có kế hoạch bảo tồn, trùng tu và tôn tạo các di tích hợp lí. TP Huế nói riêng và tỉnh TT Huế nói chung cũng đã xây dựng được một chiến lược phù hợp để bảo tồn và phát huy các giá trị của của các DTLSVH nhất là các di sản đã được UNESCO công nhận.
Công tác quản lý các DTLSVH trên địa bàn TP Huế
Về phân công quản lí: Việc tổ chức quản lí các DTLSVH về mặt nhà nước đã được luật hóa bằng các văn bản pháp luật như Luật du lịch; Luật di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và các văn bản dưới luật như Nghị định hướng dẫn thi hành luật của Thủ tướng chính phủ, các quyết định của UBND tỉnh, UBND thành phố, công văn của các cơ quan chuyên môn như Sở VH-TT & DL, công văn của TTBTDTCĐ Huế…vv. Ngoài ra việc quản lí các di tích còn phải tuân theo những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã kí kết. Hiện tại, các DTLSVH trên địa bàn TP Huếđược giao quản lí như sau: đối với các di tích thuộc Quần thể Di tích cốđô Huế do TTBTDTCĐ Huế quản lý, các bảo tàng thuộc tỉnh do Sở VH-TT &DL quản lý, các chùa do Trung tâm giáo hội Phật giáo quản lí và các phủ đệ, nhà vườn thuộc sở hữu tư nhân.Các trung tâm, các ban quản lí di tích được giao có thẩm quyền trực tiếp quản lí các di tích và chịu sự giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.
Về việc khoanh vùng, cắm mốc các DTLSVH tại TP Huế: từ khi Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận, các điểm tham quan DTLS nằm trong quần thể di tích cốđô Huế nói riêng và các điểm tham quan DTLSVH khác trên địa
bàn TP Huế nói chung đã được xếp hạng đều được áp dụng nội dung khoanh vùng bảo vệ theo các quyết định, các thông tư, các biên bản quy định…vv và của luật di sản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các DTLSVH. Việc đề nghị khoanh vùng bảo vệđược căn cứ theo các văn bản sau:
- Biên bản quy định khu vực khoanh vùng bảo vệ các DTLSVH trong Hội nghị khoanh vùng các di tích Huế, họp tại Huế ngày 23/07/1991 do UBND tỉnh TT Huế chủ trì;
- Văn bản nhất trí với biên bản quy định trên đây của Vụ Bảo tồn Bảo tàng do Vụ trưởng kí ngày 26/10/1991;
- Dự án Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế từ 1995- 2010 do UBND tỉnh TT Huếđệ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 105/TTg ngày 12/02/1996; trong đó quy định: khu vực 1: là khu vực bất khả xâm phạm, phải giữ nguyên hiện trạng; khu vực 2: là khu vực được phép xây dựng những công trình nhằm mục đích tôn tạo di tích, danh thắng; khu vực 3: là khu vực bảo vệ cảnh quan.
Về cơ sở pháp lý bảo vệ các DTLSVH:
- Căn cứ Quyết định số 99/QĐ của UBND cách mạng tỉnh Bình Trị Thiên ngày 19/05/1976 tạm thời xác nhận các di tích, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và danh thắng ở Huế và vùng phụ cận;
- Thông tư số 206-VH-TT ngày 22/07/1986 của Bộ Văn hóa thông tin; - Bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích cho Đại Nội, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức đã được Bộ trưởng văn hóa kí duyệt ngày 27/10/1991;
- Biên bản quy định khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích cho các DTLS do các ngành, các cấp có thẩm quyền thông qua ngày 23/07/1991;
- Quyết định số 1046-QĐ/UBND ngày 08/10/1993 của UBND tỉnh TT Huế về việc bảo vệđợt 1 các DTLS, văn hóa, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn tỉnh;
- Chứng nhận của UNESCO kí ngày 11/12/1993 công nhận Quần thể Di tích Huế, trong đó có Đại Nội, lăng Minh Mạng và lăng TựĐức là Di sản văn hóa Thế giới;
- Quyết định số 105/TTg ngày 12/02/1996 về việc phê duyệt dự án Quy hoạch Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Cốđô Huế (giai đoạn 1996-2010);
- Quyết định số 54-VHTT/QĐ ngày 29/04/1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin về việc công nhận di tích Đại Nội, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức là di tích kiến trúc nghệ thuật;
- Các điều 5,9,10,12-16 của Luật Di sản văn hóa đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/06/2000 về các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lí Di sản văn hóa, điều 28,31-33 của Luật Di sản về việc các tiêu chí đánh giá, xếp hạng di tích và khoanh vùng bảo vệ;
- Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin về việc ban hành quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi DTLSVH, danh lam thắng cảnh.
Về công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, phục hồi các DTLSVH tại TP Huế : được TTBTDTCĐ Huế tiến hành ngày càng bài bản và chuyên nghiệp đồng thời thực hiện nghiêm túc Công ước quốc tế về bảo tồn di tích. Trong những năm gần đây, nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động này lớn hơn nhiều so với những năm trước đây do TP Huế cũng như tỉnh TT Huế tập trung đầu tư cho các di tích trọng điểm nhằm thu hút và giới thiệu giá trị các DTLSVH Huế, các di sản đến với du khách.
Công tác phát huy giá trị các DTLSVH: trong nhiều năm qua, TTBTDTCĐ Huế, Sở VH-TT & DL, UBND TP Huế cũng như UBND tỉnh TT Huế đã xác định lĩnh vực tuyên truyền, hoạt động hướng dẫn là việc rất quan trọng với mục đích giới thiệu, quảng bá cho du khách về DTLSVH, về di sản văn hóa Huế, di sản của nhân loại. Bên cạnh đó, TTBTDTCĐ Huế cũng đã tuyên truyền, giới thiệu các DTLSVH trên các phương tiện thông tin đại chúng, đón tiếp khách tham quan , tổ chức các buổi nói chuyện theo chuyên đề về di sản văn hóa Huế, phổ biến, tuyên truyền Luật di sản văn hóa, tổ chức các cuộc triển lãm chuyên đề ở trong nước và quốc tế. Tổ chức, phối kết hợp với các Sở, ban, ngành của các vùng miền khác như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bỉ, Pháp, Mỹ…vv để thực hiện quảng bá về văn hóa Huế. Ngoài ra, còn có rất nhiều đợt trưng bày, triển lãm trong nước cũng như quốc tế.
Về nguồn nhân lực tại các điểm tham quan DTLSVH
Ở TP Huế, phần lớn các điểm tham quan du lịch DTLSVH trên địa bàn TP Huế đều do TTBTDTCĐ Huế quản lí, nhất là các DTLSVH nằm trong Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận. Hiện nay TTBTDTCĐ Huế có khoảng 700 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động điều hành và làm việc trực tiếp tại các điểm tham quan DTLSVH, trong đó có hơn 300 người có trình độđại học và trên đại học. Đội ngũ này đã được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện và trưởng thành qua thực tiễn công tác nên hầu hết đều có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu của trung tâm.