Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 37 - 40)

Qua các bài học trên của Trung Quốc, của Campuchia, của Hội An và của khu di tích Kim Liên- Nghệ An cho thấy việc bảo tồn các DTLSVH, các phố cổ, làng cổ, các công trình kiến trúc có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử, kiến trúc qua các thời đại… cho dù thuộc sở hữu của nhà nước hay tư nhân đều được bảo tồn. Đó chính là cơ sởđể phát triển bền vững ngành du lịch.

Trên cơ sở các tiêu chí được xây dựng thành chuẩn mực để đánh giá giá trị các công trình, từ đó lên kế hoạch và ưu tiên trùng tu, tôn tạo, bảo tồn. Trong các vấn đề bảo tồn di tích, nguồn lực tài chính và đảm bảo môi trường sống cũng như sự an toàn của cộng đồng dân cư luôn là những yếu tố quan trọng nhất.

Về ngân sách tu bổ di tích: căn cứ xét duyệt dựa trên các tiêu chí cơ bản như tầm quan trọng của di tích, lợi ích cộng đồng mà di tích mang lại, mức độ khẩn cấp yêu cầu bảo tồn và hiệu quả cao nhất của việc bảo tồn, trùng tu. Bên cạnh đó, còn xét

đến các tiêu chí khác như sự quan tâm của cộng đồng, phân loại di tích, phân bốđịa lí…vv. Ngoài các dự án đầu tư của nhà nước, Trung Quốc, Campuchia hay đối với trường hợp Hội An luôn khuyến khích các nguồn hỗ trợđầu tư của khu vực tư nhân, luôn có chính sách ưu đãi về thuế trong trường hợp công trình có giá trị di sản đặc biệt.

Để thu hút đầu tư vào các DTLSVH thì cần nhìn nhận đúng giá trị của DTLS đó không chỉ về giá trị văn hóa, lịch sử mà còn cả giá trị về kinh tế của các di tích đó. Và kinh nghiệm nổi trội nhất vẫn chính là bảo tồn di tích nhưng vẫn phải đảm bảo môi trường sống cũng như sự an toàn của cộng đồng dân cư trong khu vực di tích, đồng thời người dân phải thấy được quyền lợi của họ về việc làm, về thu nhập lâu dài và bền vững bên cạnh những giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội, môi trường và kinh tế. Đồng thời, vai trò của các hướng dẫn viên, các thuyết minh viên tại điểm cũng rất quan trọng, góp phần làm tăng giá trị các DTLSVH, các di sản.

Việc phân cấp và trao quyền: nhà nước trao một số quyền cho chính quyền địa phương, nơi có các DTLSVH, nhờ đó, chính quyền địa phương sẽ có trách nhiệm hơn, tính tự chủ của địa phương cũng tăng lên và ý kiến của người dân cũng được quan tâm hơn.

Việc giáo dục cộng đồng dân cư: sự cần thiết có sự tham gia của cả công chúng, nâng cao sự hiểu biết về các DTLSVH, về các di sản quốc gia, thu hút công chúng tham gia vào những hoạt động có liên quan nhất là lớp trẻ về ý thức bảo vệ DTLSVH, các di sản: thông tin tuyên truyền được đưa vào trường học. Qua đó, công tác bảo tồn các DTLSVH sẽ có được sự tham gia của toàn xã hội.

Hàng năm, nên tổ chức những ngày di sản, DTLS để người dân có thể tham quan, tìm hiểu và thông qua đó, họ sẽ có ý thức hơn trong việc bảo vệ các DTLS.

Tiểu kết chương 1

Toàn bộ chương 1, tác giảđề cập đến những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, tác giảđề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản vềđiểm tham quan DTLSVH phục vụ khách du lịch như khái niệm về DTLSVH, về tham quan, quan niệm về điểm tham quan để làm rõ hơn khái niệm về điểm tham quan du lịch và

điểm tham quan DTLSVH phục vụ khách du lịch. Đồng thời, tác giả đề cập đến việc phân loại các DTLSVH, những đặc điểm cơ bản của DTLSVH, giá trị của các DTLSVH đối với điểm tham quan du lịch để khẳng định rằng: điểm tham quan DTLSVH chính là một loại hình du lịch, là một nguồn tài nguyên du lịch quý giá, và muốn thành công trong lĩnh vực du lịch này thì hoạt động du lịch đó phải được thực hiện một cách văn hóa. Thông qua các điểm tham quan DTLSVH, chúng ta có thể chuyển tải được các giá trị văn hóa của một địa phương, của một quốc gia và góp phần đánh thức, làm sống lại các giá trị văn hóa của dân tộc đồng thời, thông qua du lịch các tài sản văn hóa đó cũng sẽđược bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị.

Thứ hai, tác giả đề cập đến nhu cầu và hành vi của du khách tại các điểm tham quan DTLSVH, các yếu tố ảnh hưởng đến điểm tham quan DTLSVH và việc tổ chức các điểm tham quan. Nội dung này là cơ sở quan trọng để tìm hiểu và đánh giá thực trạng các điểm tham quan du lịch DTLSVH tại thành phố Huế.

Thứ ba, tác giảđề cập đến một số bài học kinh nghiệm của một sốđiểm tham quan DTLSVH điển hình trên thế giới cũng như ở trong nước đã thành công về tổ chức hoạt động tại các điểm tham quan DTLSVH để làm rõ được điểm khác biệt giữa tổ chức hoạt động tại các điểm tham quan DTLSVH tại TP Huế so với tổ chức hoạt động tại các điểm tham quan DTLSVH ở phạm vi quốc gia và quốc tế.

Chương 2: THỰC TRẠNG ĐIỂM THAM QUAN DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA TẠITHÀNH PHỐ HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu điểm tham quan du lịch di tích lịch sử văn hóa tại thành phố huế phục vụ khách du lịch (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)