Cần tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý di sản văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khu di tích cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 81 - 83)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

3.6.2 Cần tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý di sản văn

của Cổ Loa được bổ sung thêm những cơ sở cũng như tạo ra sự tương tác trong mối quan hệ giữa chủ thể và di sản văn hóa.

Tuy nhiên, trên thực tế, trong xã hội hiện nay, chúng ta đang ứng xử với nhiều di sản văn hóa nói chung, di tích lịch sử văn hóa nói riêng theo ý muốn một chiều từ các đơn vị quản lý. Chúng ta đang áp dụng một cách dập khuôn mô hình quản lý, quan điểm bảo tồn, phát huy của bên ngoài vào những điểm di sản văn hóa với đặc điểm, tính chất khác nhau, xuất phát từ nhu cầu của chính các đơn vị quản lý “đóng” trên địa bàn có di sản. Di sản văn hóa cũng như cộng đồng địa phương bị đặt vào tình thế thụ động, đôi khi phải “chạy” theo những mục tiêu nặng về yếu tố chính trị hơn là những mục tiêu thực chất gắn với nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa mà nhà nước đề ra.

Sự nhìn nhận, đánh giá di sản văn hóa như một thực thể của xã hội có vai trò quan trọng, qua đó, xã hội nói chung, các đơn vị quản lý nhà nước, các nhà khoa học sẽ đặt di sản văn hóa vào trong một bối cảnh chung của xã hội, bối cảnh riêng của cộng đồng nhằm xây dựng một chiến lược, quy hoạch phù hợp để bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa đó, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng.

3.6.2 Cần tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý di sản văn hóa hóa

Sự tham gia của cộng đồng vào xây dựng, thực hiện các kế hoạch, dự án, quản lý xã hội nói chung, di sản văn hóa nói riêng là một cách tiếp cận mới đang được các nhà khoa học, nhà quản lý tiến bộ đưa ra nhằm thay thế cho những phương pháp quản lý truyền thống vốn có đề cao quyền quyết định, ý kiến của các nhà quản lý, song không hiệu quả. “Sự tham gia của người dân trong quản lý xã hội là một hợp phần của quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, phản ánh trình độ dân chủ của mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng xã hội, mỗi tổ chức, mỗi thiết chế xã hội… Sự tham gia của mọi người trong quản lý xã hội thuộc về phạm trù quyền con người chứ không phải là kết quả của sự ban ơn từ phía những người quản lý theo cơ chế “xin - cho”. Nói cách khác vấn đề hiện nay không phải là có hay không cho người dân tham gia vào quản lý xã hội mà vấn đề là có những hình thức nào để mở rộng

và tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý sự phát triển tổng thể xã hội: sự tham gia của người dân trở thành mục tiêu, động lực và chủ thể quản lý, mục tiêu, động lực và chủ thể của sự phát triển xã hội.” [39; tr 104]. Mặt khác “sự tham gia hỗ trợ một cách căn bản cho mục tiêu quản trị điều hành tốt, tinh thần công dân và trách nhiệm giải trình của nhà nước. Nó cũng thúc đẩy sự hòa nhập xã hội của các nhóm bị thiệt thòi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tầm quan trọng của tham gia xuyên suốt trong năm trụ cột chính của Tuyên bố Paris về Hiệu quả Viện trợ: tinh thần làm chủ, hài hòa hóa, tuân thủ, quản lý hướng đến kết quả, và trách nhiệm giải trình chung.” [2, tr 5]. Ở cấp độ dự án, sự tham gia làm giảm bớt các thách thức trong quá trình thực hiện. Nó còn giúp cải thiện sự phối hợp với các đối tác phát triển khác. [2; tr 6].

Đối với lĩnh vực di sản văn hóa, đặc biệt đối với các loại hình “di sản sống” như Khu di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội thì vai trò sự tham gia của cộng vào hoạt động quản lý có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra tính hiệu quả lâu dài của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của toàn khu di tích. Cộng đồng Cổ Loa không chỉ là một lực lượng đông đảo, nguồn nhân lực dồi dào khi cần huy động vào các hoạt động cụ thể mà họ còn là những người chủ thực sự, gắn bó lâu dài với khu di tích Cổ Loa. Đời sống văn hóa truyền thống, các ngôi nhà cổ, sinh hoạt dòng họ, cuộc sống sinh hoạt thường nhật mang những đặc điểm của vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng… của cộng đồng địa phương đã làm phong phú thêm những giá trị của khu di sản. Họ là người chủ đích thực, người mang văn hóa, trao truyền những giá trị khu di tích qua nhiều thế hệ (qua các câu chuyện, huyền tích), góp phần tuyên truyền, thuyết minh những điểm đặc trưng nhất của khu di tích cho du khách đến với Cổ Loa. Bên cạnh đó, cộng đồng Cổ Loa cũng là mục tiêu phát triển hướng đến trong đồ án quy hoạch tổng thể, bảo tồn, tôn tạo khu di tích.

Tăng cường và khuyến khích sự tham gia cộng đồng vào công tác quản lý di sản văn hóa còn là biện pháp nâng cao nhận thức về bảo tồn di sản văn hóa của cộng đồng, cũng như kỹ năng quản lý dự án, công việc của người dân, góp phần đẩy mạnh nhận thức, tri thức xã hội và xa hơn là đóng góp trực tiếp vào hoạt động bảo tồn, bảo vệ tính nguyên vẹn của di sản văn hóa. Bên cạnh đó, những hoạt động quản

lý có sự tham gia của cộng đồng địa phương còn là môi trường để người dân nhìn nhận và bày tỏ quan điểm và mối quan tâm của cộng đồng gắn với bảo tồn di sản văn hóa. Thông qua công tác quản lý, cộng đồng có điều kiện để tăng thu nhập, góp phần cải thiện đời sống kinh tế gia đình (nguồn lợi từ các hoạt động dịch vụ cung ứng cho khách du lịch đến tham quan khu di tích)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khu di tích cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)