Di sản văn hóa là một thực thể trong xã hội hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khu di tích cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 79 - 81)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

3.6.1 Di sản văn hóa là một thực thể trong xã hội hiện đại

Di sản văn hóa bao gồm vật thể và phi vật thể cần được nhìn nhận như một thực thể trong xã hội hiện nay. Mỗi di sản văn hóa có một “cuộc sống” riêng, nguồn gốc ra đời: có những di sản tồn tại đến ngày nay đã trải qua hàng nghìn hay hàng trăm năm lịch sử; nhiều di sản được hình thành/xây dựng dựa trên nhu cầu, mục đích của chính quyền nhà nước; nhiều di sản lại mang những đặc điểm của dân gian; nhưng cũng có những di sản mang sự pha trộn giữa yếu tố bác học cung đình với yếu tố bình dân… Qua quá trình tồn tại, phát triển hoặc thay đổi, bản thân mỗi di sản đã có những sự thích nghi (để tồn tại, đặc biệt đối với các di sản văn hóa phi vật thể), chứa đựng nhiều lớp lang khác nhau của nhiều giai đoạn lịch sử. Những di

sản tồn tại đến hiện nay đã thể hiện được vai trò đối với xã hội, cộng đồng. Và đặc biệt, những chức năng “gốc”, ban đầu (khi ra đời) của nhiều di sản đã bị thay đổi nhằm phù hợp với đặc điểm văn hóa, xã hội hiện đại.

Di sản là một thực thể của xã hội, bởi chúng tác động cũng như chịu sự tác động từ đời sống, kinh tế, chinh trị, văn hóa, xã hội của cộng đồng. Đối với các di sản sống, mối quan hệ tương tác giữa đời sống cộng đồng, xã hội với “cuộc sống” của di sản đó còn thể hiện được sự chặt chẽ, hòa quện, tự nhiên không dễ để chỉ ra đối với người trong cuộc. Cộng đồng mang/nuôi sống di sản, để di sản cùng tồn tại với cộng đồng; ngược lại, di sản văn hóa trở thành một phần gắn bó trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người dân. Và ở nhiều khía cạnh, di sản văn hóa có thể được khai thác trở thành một tài nguyên nhân văn thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của cộng đồng có di sản.

Ta nói di sản văn hóa trở thành một thực thể của cộng đồng, xã hội, bởi chỉ trong không gian văn hóa của cộng đồng, xã hội nhất định, di sản văn hóa đó mới thể hiện hết được những giá trị đặc trưng cũng như được cảm nhận một cách trọn vẹn về hơi thở sự sống của di sản. Đến đây, đối với mỗi cá nhân của cộng đồng cũng như cộng đồng giá trị của di sản văn hóa còn thể hiện ở chức năng cộng đồng sở hữu và một tâm lý sự thâu thuộc của cá nhân về một vùng địa lý, không gian văn hóa cộng đồng cu thể. Tương tự, những giá trị di sản văn hóa đặc trưng của Khu di tích Cổ Loa (vật thể và phi vật thể) chỉ có thể được thể hiện một cách hiệu quả nhất trong không gian văn hóa của cộng đồng người dân Cổ Loa. Những sự tích, những truyền thuyết về An Dương Vương, công chúa Mỵ Châu, tướng Cao Lỗ, thần Kim Quy, Lỏ thần… được thấm đẫm trong nhận thức, cảm xúc của mỗi người Cổ Loa. Bên cạnh đó, những thành tố văn hóa, như lễ hội Cổ Loa gắn bó mật thiết trong đời sống tín ngưỡng của mỗi người Cổ Loa và được chính cộng đồng Cổ Loa gìn giữ bằng cách thực hành hàng năm cũng như trao truyền qua các thế hệ. Và chỉ trong không gian đó, lễ hội Cổ Loa với những nghi thức tâm linh mới truyền tải và được thụ cảm hết những giá trị vốn có, gồm cả chủ thể văn hóa và du khách tham dự. Hoặc, những phát hiện khảo cổ tại Khu di tích Cổ Loa, như dấu tích lò đúc đồng, di vật mang khuôn mũi tên đồng và đặc biệt hàng vạn mũi tên đồng được các nhà khoa học phát hiện được tại di chỉ Cầu Vực năm 1959… càng gắn kết hơn giữa những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khu di tích cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)