Một số điểm di tích lịch sử văn hóa thuộc Khu di tích Cổ Loa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khu di tích cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 46 - 53)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Vài nét về Cổ Loa

2.1.3 Một số điểm di tích lịch sử văn hóa thuộc Khu di tích Cổ Loa

Khu di tích thành Cổ Loa có tổng diện tích gần 46ha, bao gồm chủ yếu phần đất đai xã Cổ Loa và một phần xã Việt Hùng. Theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu vực di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, tỷ lệ 1/2000 của

UBND Thành phố Hà Nội (ban hành ngày 17/12/2002), quy định khu vực bảo tồn và bảo vệ di tích như sau: “Đối với thành, hào, bề rộng trung bình của vành đai bảo tồn rộng 55m; đối với các kiến trúc, tính từ tường rào trở vào; đối với các di chỉ khảo cổ để tham quan, nghiên cứu, tính từ giới hạn chứa hiện vật ra ngoài 10m” và “vành đai bảo vệ tính từ vanh đai bảo tồn ra ngoài 10m”. [93]

Thành Cổ Loa là yếu tố quan trọng nhất trong quần thể khu di tích Cổ Loa hiện nay. Thành được xây dựng sau khi Thục Phán, thủ lĩnh của bộ tộc Tây Âu đã hợp nhất được nước Văn Lang của vua Hùng với hai bộ tộc Tây Âu - Lạc Việt thành Âu Lạc lên ngôi vua lấy tên là An Dương Vương.

Thành Cổ Loa gồm 3 vòng thành khéo kín, đắp bằng đất với tổng chiều dài là 15.820m (hiện không còn nguyên vẹn, chiều dài của cả 3 vòng thành chỉ còn 11.840m). Vòng thành Ngoại có chu vi 8km, vòng thành Trung có chu vi 6,5km, vòng thành Nội có chu vi 1,65km. Thành hiện nay là phế tích, đất trong các vòng thành là các xóm dân cư sinh sống xen lẫn đồng ruộng. Phía Nam có con kênh (sông Hoàng trước kia), phía Đông Bắc có đường sắt chạy qua, bao quanh thành Ngoại là ruộng canh tác.

Thành Nội: Tường thành Nội có chiều dài 1.730m (hiện chỉ còn 1.554m), kích thước hình chữ nhật. Mặt thành rộng khoảng 10m, chân thành rộng khoảng 20m, cao khoảng 5m. Quanh tường thành Nội có 12 ụ đất được đắp nhô ra, gọi là Hỏa hồi. Tổng diện tích đất thổ cư hiện nằm trên mặt thành và Hỏa hồi là 7.350m2. Trên mặt thành trồng cây tre, bạch đàn và cây ăn quả. Hào thành Nội chỉ còn một số đoạn. Vết hào cũ phần lớn trở thành ruộng hoặc nơi cư dân sinh sống.

Tổng chiều dài một số đoạn thành Nội phía Nam còn lại 325m, rộng trung bình 10m, cao trung bình 1 - 2m.

Một số đoạn thành Nội phía Tây còn lại là 270m, rộng trung bình là 12 - 15m, cao trung bình là 3,5m

Một số đoạn thành Nội phía Bắc còn lại là 350m, rộng trung bình 10m, cao trung bình 1-3m, Hỏa hồi cao 2 - 3m, rộng 10m

Một số đoạn thành Nội ở phía Đông còn lại dài 170m, rộng trung bình 10m, cao trung bình 1 - 1,5m, một Hỏa hồi cao 3,5m, rộng 10m.

Thành Trung: Tường thành Trung hình tự nhiên như tường thành Ngoại, là một vòng thành khép kín không có hình dáng nhất định, với chiều dài khoảng 6.310m (chiều dài còn lại là 5.554m). Tường thành Trung do đắp nối các gò đất tự nhiên và men theo đầm hồ mà thành, cao từ 6 - 12m. Mặt thành rộng trung bình là 10m, chân thành rộng 20m. Mặt thành phía Nam thành Trung đã mất gần hết, phần thì san làm lối đi, phần nằm dưới nhà dân. Trạm điện hạ thế nằm ngay trên mặt thành. Tổng diện tích đất thổ cư nằm trên mặt thành: 42.000m2.

Hào thành chỉ còn một đoạn, phần lớn vết tích hào hiện nằm dưới ruộng và nhà dân. Cây trồng trên mặt thành chủ yếu là tre và cây ăn quả.

Thành Ngoại: Chiều dài có thành Ngoại khoảng 7.780m, hiện chỉ còn 4.732m. Cao trung bình từ 3 - 4m, chỗ cao nhất là gò cột cờ 8m. Chân thành rộng từ 13 - 20m. Tường thành Ngoại nhiều đoạn đã bị phá hủy san lấp để làm đường sắt chạy xuyên qua thành và làm đất thổ cư.

Tổng diện tích đất thổ cư trên mặt thành Ngoại là 49.100m2. Cây trồng trên mặt thành chủ yếu là bạch đàn. Hào thành Ngoại chỉ còn một số đoạn, phần lớn đã biến thành ruộng.

Cửa thành: Vòng thành Nội được xây dựng theo bốn hướng chính: Nam, Bắc, Đông, Tây, nhưng chỉ mở cửa ở chính giữa tường thành phía Nam. Vòng thành Trung mở bốn cửa: Trấn Nam, Bắc, Tây Bắc, Tây Nam. Ở các cửa, trên mặt thành, xây miếu thờ thần trấn cửa. Riêng cửa Trấn Nam, cũng là cửa chính nên xây hai miếu hai bên. Vòng thành Ngoại còn có hai cửa nước - lối ra vào bằng đường thủy ở cửa Đông thông nước sông Hoàng vào cống Song, và ở chỗ gò Cột Cờ. Các cửa thành hiện nay không còn dấu vết kiến trúc gì, kể cả Loa Khẩu (theo truyền thuyết, đất là cửa độc nhất ra vào thành hình Ốc ở Cổ Loa). [87]

Đền Thượng: Di tích đền Thượng có diện tích rộng 19.138,6m2, được giới hạn bởi phía Đông giáp thôn Chùa, phía Tây giáp đường vào xóm Lan Trì, phía Nam giáp thành Trung, phía Bắc giáp đất thổ cư của thôn Chùa. Đền được xây dựng theo hướng Nam, các công trình kiến trúc chính của ngôi đền nằm trên trục Dũng đạo, còn gọi là Thần đạo. Từ trên cao xuống thấp theo năm cấp độ khác nhau, bao gồm: khu hậu cung, trung đường, phương đình, tiền đường, hai bên tả mạc; sân

thượng, hai bên tả hữu vu, nhà bia, nghi môn nội; sân hạ, hai mắt rồng, nghi môn ngoại; sân trước có ba cây hương đá và cuối cùng là khu giếng ngọc.

Theo thuyết phong thủy và những quan niệm triết lý phương Đông thì vị trí xây ngôi đền là nơi “tụ linh, tụ phúc”, có dòng nước chảy từ hướng Đông sang Tây - dòng lưu thủy chảy từ dương về âm nên giữ được phúc lộc lâu bền. Qua các tư liệu nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khu vực kiến trúc đền Thượng ngày nay, được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ lịch sử. Nghi môn ngoại (cổng ngoài hay tam quan) trên một khoảng sân lát rộng, phía trước có ba cây hương có niên đại vào thời Lê (năm 1736) và đôi rồng đá thời Lê mạt (căn cứ vào nội dung chữ khắc trên các cây hương đá, các nhà khoa học cho rằng niên đại tạo tác đôi rồng đá là Nhâm Tý niên hiệu Long Đức Nguyên niên (1732). Nhưng đôi rồng đá này đã được kê dịch dưới thời Nguyễn, khi xây dựng lại Nghi môn). Nghi môn nội được xây dựng cách ngày nay khoảng một thế kỷ. Khu vực tiền tế với nhiều kiến trúc được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVIII - XIX. Phần trần nhà của Phương đình có hai cánh cửa được chạm khắc tinh xảo với niên đại thời Mạc, thế kỷ XVI. Toàn bộ phần còn lại của Phương đình mang phong cách nghệ thuật thể kỷ XVIII - XIX… Ngoài ra, công trình nhà bia của khu vực đền Thượng có nhiều tấm bi ký ghi lại những vấn đề về văn hóa, xã hội của Cổ Loa trong khoảng thời gian thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XX.

Cuối năm 2004 - đầu năm 2005, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật thăm do tại đền Thượng, với tổng diện tích các hố khai quật là 134m2

. Tại đây, các nhà khoa học đã phát hiện các di tích, di vật là vật liệu xây dựng, trang trí kiến trúc, đồ dùng hàng ngày của thời Trần. Đặc biệt, các nhà khoa học đã phát hiện được di tích đúc mũi tên đồng ba cạnh (mũi tên đồng Cổ Loa), thuộc giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn.

Trên những phát hiện này, năm 2006 và 2007, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nộ (lúc đó là Trung tâm Bảo tồn khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội) đã phối hợp với Viện Khảo cổ khai quật mở rộng các hố khai quật tại khu vực đền Thượng và tìm thấy nhiều di tích thuộc các thời kỳ lịch sử khác nhau: di tích giai đoạn Cổ Loa (cuối thế kỷ III, đầu thế kỷ II TCN), thời Trần và Lê -

Nguyễn; với các di tích: lò đúc mũi tên đồng ba cạnh, hố chứa phế thải lò đúc mũi tên đồng ba cạnh, bếp lò, cống thoát nước, mộ táng… [87]

Đình Cổ Loa: Ngôi đình cách đền thờ An Dương Vương khoảng 300m về phía Đông, là một khu vực rộng có diện tích 4.635,2m2; phía Đông giáp đường đi liên thôn, phía Tây giáp am Mỵ Châu, phía Đông giáp đường liên thôn, phía Bắc giáp chùa Cổ Loa (Bảo Sơn tự). Đình Ngự Triều Di Quy là một kiến trúc lớn, xây dựng trên nền cao chừng 1m so với mặt sân, có bố cục mặt bằng hình chữ Đinh gồm Đại đình và Hậu cung, phía ngoài là Nghi môn. Đình có nhiều cấu kiện kiến trúc có niên đại thế kỷ XVI và tiếp tục được trùng tu, xây dựng qua nhiều thời đại về sau.

Đình là nơi thờ vua An Dương Vương làm thành hoàng. Các sắc phong, lệnh chỉ, văn bia ở đây đều là các tài liệu cung cấp thông tin về nhân vật chính An Dương Vương cũng như các vấn đề lịch sử ở di tích. Đó thực sự là các di vật quý giá còn lại cho đến nay.

Am Mỵ Châu: Am Mỵ Châu tọa lạc trên một khu rộng 925,4m2; phía Đông giáp đình Ngự Triều Di Quy, phía Tây giáp thôn Chùa, phía Nam giáp sân lễ hội, phía Bắc là chùa Bảo Sơn. Am quay hướng Nam, kiến trúc có kết cấu kiểu “tiền nhất hậu đinh” gồm tiền tế phía trước, trung đường và hậu cung phía sau. Cổng am mở ra từ bức tường trước đình, được xây theo kiểu 2 tầng 8 mái, được đắp giả ngói ống và nổi hình 4 tượng nghê. Nhiều bộ phận kiến trúc của am Mỵ Châu mang phong cách nghệ thuật Lê - Nguyễn.

Am Mỵ Châu là nơi thờ công chúa Mỵ Châu, con gái vua An Dương Vương. Bên trong Am có các ban thờ, hương án, các đôi câu đối, cửa võng, cuốn thư được tạo tác bằng gỗ có sơn thếp, niên đại khoảng thế kỷ XIX. Đặc biệt, trong am có thờ một tượng đá - hình tượng công chúa Mỵ Châu không có đầu.

Ngoài các điểm di tích quan trọng nêu trên, trong Khu di tích Cổ Loa còn các điểm di tích có giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, như: chùa Bảo Sơn (chùa Cổ Loa), đình và chùa Mạch Tràng, các điếm xóm Cổ Loa cũng như nhiều di tích cách mạng khác…

Cổ Loa - một khu di tích nằm trong địa bàn dân cư (di sản sống)

Bảng 3: Phân bố dân cư trong khu vực quy hoạch [98]

Hiện trạng (2013)

Đơn vị dân cư (thôn, xóm) Số hộ (hộ) Số dân (người) Diện tích ở (m2) Suất đất ở (m2/hộ) Khẩu TB (người/hộ) Diện tích khác trong đất ở nông thôn (ao, hồ) 51280

Toàn khu 4.772 17.594 1.367.570 287 3,69 Khu vực Lõi 548 1.970 161.726 295 3,59 Xóm Chùa 220 771 73.353 333 3,5 Xóm Chợ 328 1.199 88.373 269 3,66 Khu vực Trung 2.584 9.215 652.067 252 3,57 Xóm Vang 535 1.889 105.200 197 3,53 Xóm Thượng 408 1.491 90.335 221 3,66 Xóm Thư Cưu 135 498 30.018 222 3,69 Xóm Nhồi Trên 202 768 70.135 347 3,8 Xóm Nhồi Dưới 479 1.694 108.226 226 3,54 Xóm Hương 198 736 58.852 297 3,72 Xóm Gà 327 1.111 99.768 305 3,4 Xóm Lan Trì 113 376 50.247 445 3,33 Xóm Dõng 187 652 39.286 210 3,49 Khu vực Ngoại 480 2.152 224.645 468 4,48 Xóm Mít 152 913 61.155 402 6,01 Xóm Phố Chợ 121 476 66.179 547 3,93 Xóm Bãi 1 42 155 18.995 452 3,69 Xã Việt Hùng 1 138 509 69.730 505 3,69 Xã Dục Tú 27 100 8.586 318 3,69 Khu vực Biên 1.160 4.257 277.852 240 3,67 Thôn Mạch Tràng 727 2.797 169.718 233 3,85 Thôn Sằn 152 424 18.853 124 2,79 Xóm Bãi 2 7 26 6.571 939 3,69 Xã Uy Nỗ 94 347 35.209 375 3,69 Xã Việt Hùng 2 180 664 47.501 264 3,69

Khái niệm di sản “sống” hay di tích “sống” được các nhà quản lý, nhà khoa học Việt Nam nhắc tới nhiều trong thời gian gần đây, từ sau sự kiện làng cổ Đường Lâm năm 2013. Khái niệm này được đề cập đến nhằm chỉ ra tính đặc thù của từng di sản văn hóa cũng như ứng xử trong cách thức quản lý nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đó một cách hiệu quả nhất. Những di tích lịch sử văn hóa được “liệt” vào nhóm di tích sống hay di sản sống thường là những di tích mang đặc điểm gắn liền với đời sống dân sinh trong quá khứ cũng như hiện tại, như: làng cổ Đường Lâm, phố cổ Hội An, phố cổ Hà Nội… Điều này khác hoàn toàn với những di tích lịch sử như khu thánh địa Mỹ Sơn, hoàn toàn nằm ngoài khu vực dân sinh.

Khu di tích Cổ Loa là một di tích sống với đặc thù các điểm di tích nằm đan xen hoàn toàn trong khu vực dân sinh Cổ Loa: thành, hào, di tích tâm linh… Nhìn vào bảng số 3 có thể thấy mật độ dân sinh trong khu vực di tích với cả 3 khu vực quy hoạch quản lý (lõi, trung, ngoại) là rất lớn. Chỉ tính riêng vùng lõi của khu di tích, gồm hai địa điểm dân cư là xóm Chùa và xóm Chợ đã có 548 hộ dân sinh sống, với 1.970 nhân khẩu, diện tích đất sinh hoạt là 161.726 m2. Một bộ phận lớn những hộ dân này đã xây dựng nhà ở trực tiếp trên các mặt thành và chân thành Nội của thành Cổ Loa…

Một đặc điểm khác về vấn đề dân sinh xung quanh khu vực di tích Cổ Loa là yếu tố lịch sử của các gia đình, hộ sinh hoạt người Cổ Loa trên mảnh đất nghìn năm lịch sử này. Nhiều hộ gia đình có nguồn gốc hoặc nhiều đời gắn bó với mảnh đất Cổ Loa, từ trong chiến tranh đến sinh hoạt, sản xuất. Mảnh đất này đã chứng kiến sự thay đổi của các thế hệ thành viên trong gia đình, làng, xã Cổ Loa, từ trong quá khứ, hiện tại và trong thời gian tiếp theo. Trên mảnh đất này đã gắn bó với tuổi thơ, nếp sinh hoạt, những truyền thống văn hóa của biết bao thế hệ người Cổ Loa. Từ chính trong sự cố kết cộng đồng đó, một phần đã tạo dựng nên những nét đặc trưng riêng về văn hóa, truyền thống lịch sử của vùng đất này, góp phần tạo dựng nên những giá trị đặc sắc cho di tích lịch sử Cổ Loa.

Yếu tố di tích “sống” của Cổ Loa còn được thể hiện rõ thông qua việc nắm giữ, trao truyền những truyền thống văn hóa của cộng đồng bản địa qua các thế hệ khác nhau. Các thế hệ, sinh trưởng trên mảnh đất này được “tắm” mình trong những truyện kể lịch sử, huyền sử về thành Cổ Loa, vua An Dương Vương, công chúa Mỵ

Châu, quá trình chống giặc ngoại xâm của cha ông… Chính mỗi người Cổ Loa là người nghe và kể lại những câu chuyện vừa mang giá trị cộng đồng vừa mang giá trị dân tộc cho thế hệ tiếp sau. Những câu chuyện về truyền thống lịch sử như thế tạo ra sợi dây gắn kết giữa các thành viên của cộng đồng không chỉ trong nhận thức mà còn trong thực hành các nghi thức văn hóa làm cho người dân Cổ Loa là một cộng đồng chủ thể của Khu di tích Cổ Loa… Như lời khẳng định của một lãnh đạo địa phương “chúng tôi ở đây bao nhiều đời rồi, tôi biết giá trị khu di tích Cổ Loa này, khách thập phương đến đây tôi cũng nói giá trị bậc nhất ở đây là hệ thống tường thành”. (phỏng vấn trưởng thôn Chùa).

Nét đặc thù của các di tích “sống” nói chung, Khu di tích Cổ Loa nói riêng đặt ra những bài toán cần phải giải quyết đối với các nhà quản lý, nhà khoa học trong nhiệm vụ bảo tồn, phát huy hiệu quả khu di tích này cũng như khai thác một cách hiệu quả nguồn lực tại chỗ, cộng đồng địa phương thực hiện mục tiêu chung, thông qua đó, góp phần cải thiện đời sống, phát triển xã hội bản địa. Phương pháp sự tham gia của cộng đồng vào công tác quản lý, bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị Khu di tích Cổ Loa không chỉ nhằm khai thác tiềm lực tại chỗ, nâng cao nhận thứ và trách nhiệm của cộng đồng đối với di tích, mà còn là để giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa cộng đồng với cơ quan quản lý Nhà nước, qua đó hạn chế hạn chế những mâu thuẫn về quyền sở hữu, lợi ích giữa các thực thể nhà nước đại diện là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khu di tích cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)