Đặc điểm Khu di tích Cổ Loa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khu di tích cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 42 - 46)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Vài nét về Cổ Loa

2.1.2 Đặc điểm Khu di tích Cổ Loa

Cổ Loa – một khu vực có nhiều điểm di tích lịch sử, văn hóa

thờ An Dương Vương (đền Thượng), đình Ngự triều Di quy, am Mỵ Châu, chùa Cổ Loa, đình Mạch Tràng, chùa Mạch Tràng thuộc xã Cổ Loa huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội…1

Về tên gọi, Cổ Loa là một cái tên được hình thành qua suốt một chặng đường dài trên mảnh đất chất chứa biết bao sự kiện lịch sử đặc biệt. Vào thời các vua Hùng

1Với vị thế một kinh đô - thủ đô, trung tâm đầu não hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước, trải qua hơn một nghìn năm lịch sử, Hà Nội hiện là mảnh đất đế đô có mật độ dày đặc nhiều loại hình di tích lịch sử, văn hóa khác nhau và đây chính là một trong các yếu tố góp phần tạo nên giá trị đặc trưng của không gian văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Việc kiểm kê, xếp hạng di tích trên địa bàn Hà Nội cho thẩy tổng số di tích của thành phố hiện có hơn 5.175 di tích; đã xếp hạng 2.311 di tích, trong đó có 9 di tích quốc gia đặc biệt, 1.184 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 1.118 di tích xếp hạng cấp tỉnh, thành phố. Đây cũng là con số di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng nhiều nhất đối với một tỉnh, thành phố của Việt Nam. [81; tr 417 – 424].

Xét trên diễn trình thời gian, di tích lịch sử văn hóa của Hà Nội có thể chia thành hai bộ phận lớn: trước năm 1930 và từ năm 1930 đến nay. Loại di sản văn hóa trước năm 1930 có hai loại lớn: gắn bó với các vương triều quân chủ phong kiến (cung điện, đền đài, chùa tháp) và loại gắn bó với cộng đồng làng xã. Loại di tích lịch sử này thường không còn tính nguyên vẹn so với thời điểm ra đời mà thường được bồi tụ qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, một di tích có nhiều lớp lịch sử. Mặt khác, nhiều di tích đã bị phá hủy chỉ còn lại phế tích. Một đặc điểm khác của các di tích lịch sử được xây dựng trước năm 1930 hoặc kéo dài hơn đến trước năm 1975 (đất nước thống nhất), thường nằm trong khu vực dân sinh và có xu hướng nông thôn hóa về sở hữu, sử dụng. Điều này diễn ra cả với những di tích lịch sử vốn có nguồn gốc do các vương triều, nhà nước phong kiến tập quyền xây dựng. Các di tích lịch sử xuất hiện sau năm 1930 thường là những di tích cách mạng, gắn liền với sự ra đời của Đảng và quá trình đấu tranh của dân tộc trong việc đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

Xét về chất liệu: các di tích lịch sử được xây dựng trên nhiều loại chất liệu khác nhau: di tích xây dựng bằng đất (thành Cổ Loa, thành Thăng Long…); di tích xây dựng bằng đá (các cấu kiện kiến trúc móng nền của di tích…); di tích xây dựng bằng gạch, ngói; di tích xây dựng bằng gỗ… [8; tr 77]. Ngoài một số di tích có yếu tố thành, được làm bằng đất và các di tích khảo cổ học, phần lớn những di tích lịch sử có giá trị, tồn tại đến ngày nay đều làm trên chất liệu gỗ (bộ khung, mái, cấu kiện kiến trúc nghệ thuật, điêu khắc…). Đây là loại chất liệu dễ bị hao mòn bởi đặc điểm khí hậu của Việt Nam. Thực tiễn cũng chỉ ra nhiều công trình đền, đình, chùa có niên đại sớm, mang giá trị lịch sử, văn hóa của Hà Nội đang hoặc đứng trước nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng (chùa Mía, đình Tây Đằng, đình Mông Phụ...).

Thời gian qua, chính quyền thành phố đã đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy các giá trị của các di tích lịch sử văn hóa, như: khoanh vùng bảo tồn di tích; khảo sát, lập hồ sơ xếp hạng các di tích; phê duyệt đề án tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại các di tích; xác định thực trạng của các di tích; tu bổ, sửa chữa những di tích xuống cấp; tuyên truyền về giá trị của các di tích lịch sử văn hóa. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, kết quả chưa được như mong muốn đặt ra. Có khá nhiều di tích vẫn bị xuống cấp, xâm phạm làm biến dạng yếu tố gốc của di tích trong khi kinh phí đầu tư cho việc tu bổ, tôn tạo còn ít so với yêu cầu. Chủ trương xã hội hóa công tác bảo tồn, tu tạo di tích lịch sử văn hóa được đưa ra như một hướng tiếp cận mới nhằm giải quyết bài toán bảo tồn gắn với phát triển.

cho đến An Dương Vương, đất Cổ Loa là vùng cao của đồng bằng châu thổ sông Hồng, đã có dân cư sinh sống bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, săn bắt, kinh tế khá phát triển. Họ sống tập trung trong các xóm, làng. Mỗi đơn vị dân cư ấy được gọi là làng, chạ. Cổ Loa lúc ấy là Chạ chủ, thuộc bộ Việt Thường (một trong 15 bộ của cả nước, từ thời Văn Lang).

Đến thế kỷ thứ 3 TCN, với sự kiện An Dương Vương chọn nơi này để định đô, xây tòa thành Ốc, Chạ chủ trở thành kinh đô Âu Lạc, người ta đã gọi đó là Kẻ Chủ, thành đó là Thành Chủ.

Năm 179 TCN, Triệu Đà thôn tính Âu Lạc, từ đó, đất nước trải qua thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, thành Cổ Loa trở thành trị sở của chính quyền đô hộ. Từ thời Triệu, qua thời Hán, Lục Triều rồi Tùy, Đường , đất Cổ Loa thuộc quận Giao Chỉ, một trong 3 quận của đất Âu Lạc cũ. Từ thời Tây Hán, dưới cấp quận đã có cấp huyện; từ đó về sau, đất Cổ Loa lần lượt thuộc các huyện Vũ Bình, Bình Đạo, Tây Vu, Phong Khê.

Phong Khê vốn thuộc huyện Tây Vu, thời Hán đã có dân số đông tới 33.000 hộ. Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Mã Viện đã chia thành hai huyện là Phong Khê và Vọng Hải để dễ bề cai trị. Như vậy, từ giữa thế kỷ thứ nhất, Cổ Loa là đất trại Phong Khê, thuộc huyện Phong Khê, quận Giao Chỉ. Cái tên này có lẽ đã tồn tại rất lâu, trong nhiều thế kỷ, cho đến sau thế kỷ thứ X, khi nước ta giành được độc lập.

Đến thế kỷ XIV, Cổ Loa được một số sách nhắc đến với cái tên Khả Lũ (thành Khả Lũ) và sau đó, thời Trần là Trang Kim Lũ. Tòa thành cổ ở đây, thời gian này được gọi là Loa thành.

Tới thời Lê, thế kỷ XV, chính thức xuất hiện tên gọi Cổ Loa là trang Cổ Loa hay trại Cổ Loa. Trong Ngọc phả đền An Dương Vương cũng chép “Cổ Loa là đất trại Phong Khê, sau đổi lại trại Kim Lũ, thuộc huyện Đông Ngàn, sau lại đổi là trại Cổ Loa”.

Như vậy, Cổ Loa là cái tên hình thành qua quá trình lịch sử của chính vùng đất này. Cổ Loa là tên địa danh cũng là tên tòa thành cổ có hình dáng như hình con ốc hay như hình cái loa: Loa thành hay Cổ Loa.

Từ đầu thế kỷ XIX, Cổ Loa là một xã lớn trong 8 xã của tổng Cổ Loa được chia thành 3 làng (Đông, Đoài, Chùa), thuộc huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (đến năm 1831, đổi là tỉnh Bắc Ninh). Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Cổ Loa có 5 làng: Cổ Loa, Thư Cưu, Cầu Cả, Sằn Giã, Mạch Tràng.

Sau Cách mạng tháng 8 đến năm 1965, thôn Cổ Loa lần lượt thuộc xã mang các tên Thục Vương, Hồng Lạc, Độc Lập, Quyết Tâm, trong đó có khu vực thành Cổ Loa thuộc hai xã Quyết Tâm và Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Đến tháng 10 năm 1965 xã Cổ Loa được thành lập và từ tháng 3 năm 1974 quy mô xã Cổ Loa ổn định với các thôn là: Cổ Loa, Mạch Tràng, Sằn Giã, Thư Cưu, Cầu Cả. Cổ Loa lúc đó gồm các xóm trong thành; hiện nay, Thư Cưu sáp nhập cùng với xóm Thượng và xóm Bãi thành cụm dân cư Thượng – Cưu – Bãi; còn các xóm khác lại được gọi là thôn; mặc dù vậy, địa bàn Cổ Loa không có gì thay đổi.

Cổ Loa hiện nay là một trong 24 xã, thị trấn thuộc huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Là địa danh một xã, nhưng Cổ Loa cũng là một địa danh lịch sử nổi tiếng: Khu di tích Cổ Loa.

Cổ Loa là cụm công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc: tổng thể khu di tích Cổ Loa đánh dấu bước chuyển dịch vĩ đại của người Việt cổ trong công cuộc chinh phục vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Đó là bước chuyển dịch trung tâm đất nước từ vùng Việt Trì – Bạch Hạc vùng núi và trung du dần triển khai xuống đồng bằng cao châu thổ - khu vực Cổ Loa – Hà Nội.

Đây là cụm công trình xây dựng, địa điểm gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử dân tộc: năm 208 TCN, Thục Phán An Dương Vương khi lên ngội đã chọn Cổ Loa làm kinh đô. Cổ Loa trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự của cả nước, điều đó cho thấy trong một bối cảnh và yêu cầu mới, thể hiện tầm nhìn của một nhà chính trị chiến lược khi quyết định dời vị trí trung tâm đất nước xuống vùng đồng bằng chọn Cổ Loa làm nơi đóng đô. Thành Cổ Loa của An Dương Vương ra đời là một chứng tích lịch sử oanh liệt về thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Khu di tích Cổ Loa là cụm công trình kiến trúc nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị có giá trị tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật của Việt

Nam: thành hào Cổ Loa, đền thờ An Dương Vương, đình Ngự triều Di quy, am Mỵ Châu, chùa Cổ Loa, đình và chùa Mạch Tràng. [87]

Khu di tích Cổ Loa là địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn văn hóa của người Việt cách đây từ 2000 - 4000 năm, trải qua các giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn. Đặc biệt sự phát hiện của hàng vạn mũi tên đồng, các loại vũ khí, dụng cụ sản xuất cùng với trống đồng Cổ Loa và khuôn đúc mũi tên đồng góp phần làm sáng tỏ thêm những truyền thuyết lịch sử thời kỳ An Dương Vương tại khu di tích Cổ Loa, như các di chỉ: Đồng Vông, Bãi Mèn, Đình Chiền, Đình Tràng, Mả Tre, thành Nội, thành Ngoại, thành Trung, Xuân Kiều, Cầu Vực…

Ngày 28/4/1962, Bộ Văn hóa có Quyết định số 313/VH/VP về việc xếp hạng những di tích danh thắng toàn miền Bắc. Khu vực Cổ Loa là di tích cấp Quốc gia.

Ngày 21/6/1993, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin có Quyết định số 774- QĐ/BT về việc công nhận di tích chùa Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là di tích kiến trúc – nghệ thuật.

Ngày 27/9/1997, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin có Quyết định số 2890- VH/QĐ về việc công nhận di tích chùa Mạch Tràng, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là di tích kiến trúc – nghệ thuật.

Ngày 20/12/1997, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin có Quyết định số 3951- QĐ/BVHTT về việc công nhận di tích đình Mạch Tràng, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là di tích lịch sử.

Ngày 17/12/2002, UBND thành phố Hà Nội có quyết định số 173/2002/QĐ- UB quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu vực di tích Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, tỷ lệ 1/2000.

Ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 1419/QĐ-TTG quyết định về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Khu di tích Cổ Loa được công nhận là di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ cấp quốc gia đặc biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khu di tích cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)