Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.2 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa
2.2.1 Những chủ thể liên quan đến Khu di tích Cổ Loa
Trong địa giới hành chính xã Cổ Loa, hiện nay, Khu di tích Cổ Loa chịu sự tác động của các thực thể, như: chính quyền xã, Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa, cộng đồng người dân địa phương. Dựa vào hoạt động thực tiễn, chúng tôi khái quát sự tham gia và vai trò của các bên đối với Khu di tích Cổ Loa:
Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa (vốn là Tổ Quản lý - Bảo vệ Khu di tích Cổ Loa): được thành lập vào cuối năm 2014, là một đơn vị trực thuộc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội (trước là Trung tâm Bảo tồn Khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội). Hiện nay, Ban Quản lý có 21 cán bộ (không kể bảo vệ), 7 người
trong số đó là người dân trong xã Cổ Loa. Về chức năng, Ban Quản lý có nhiệm vụ phối hợp với chính quyền địa phương bảo vệ các điểm trong Khu di tích Cổ Loa, như: 3 vòng thành, hào, các di chỉ khai quật khảo cổ học… Bên cạnh đó, Ban trực tiếp quản lý một số điểm di tích nằm trong vùng lõi/trung tâm của Khu di tích, như: đền Thượng, đình Ngự triều Di quy, am Mỵ Châu (cũng như khuôn viên bao quanh 3 điểm di tích trên), nhà trưng bày khu di tích Cổ Loa và khu vực trường cấp 2 (cũ) của xã Cổ Loa. Với nhiệm bảo vệ, bảo tồn, phát huy, hướng dẫn khách du lịch vào tham quan di tích, bán vé tham quan… Ban Quản lý phối hợp với chính quyền xã Cổ Loa và người dân địa phương tổ chức sự kiện lễ hội Cổ Loa.
Chính quyền xã có chức năng quản lý hành chính chung đối với các đoạn thành, hào trong khu vực thành Cổ Loa; cấp phép sản xuất cho người dân địa phương trong việc khai thác giá trị đất nông nghiệp, bất động sản, như: cho phép trồng cây và thu hoạch trên mặt các đoạn thành Cổ Loa… Phối hợp với Ban quản lý giám sát, bảo vệ Khu di tích. Chính quyền xã quản lý trực tiếp di tích chùa Mạch Tràng, đình Thư Cưu, Cầu Cả.
Người dân địa phương, hiện nay, không có chức năng quản lý trực tiếp đối với các điểm di tích trong quần thể Khu di tích Cổ Loa, song đây là lực lượng có sự tương tác nhiều chiều đối với khu di tích. Nhiều hộ gia đình, đặc biệt các hộ dân sinh sống trong khu vực thành Nội và thành Trung Cổ Loa (xóm Chùa, Chợ, Vang…) đang khai thác hợp pháp quyền sử dụng đất xây dựng (theo Luật đất đai), sinh hoạt trực tiếp trên các đoạn thành xưa, cũng như khai thác phần đất nông nghiệp dưới chân thành và mặt nước (vốn là các đoạn hào của thành Cổ Loa) vào hoạt động sản xuất. Về loại đất sinh hoạt trên mặt các đoạn thành, thực tế, đây là những phần đất vốn được chính quyền địa phương cấp cho gia đình các hộ dân từ nhiều thế hệ trước (trước khi có Luật Di sản văn hóa ra đời)…
Tuy nhiên, sự phân chia trên đây chỉ mang tính tương đối, cả trên góc độ quản lý hành chính và nhận thức của những người trong cuộc. Ví dụ, chính quyền xã chỉ quản lý về mặt hành chính chung trên toàn khu vực xã Cổ Loa (bao gồm cả di tích) cũng như phối hợp về công tác tổ chức lễ hội, tuy nhiên, trên thực tế, có sự phân chia “lợi ích” giữa chính quyền xã và Ban Quản lý trong công tác tổ chức lễ hội và khai thác giá trị du lịch, tâm linh trong dịp đầu xuân hàng năm. Cụ thể, chính quyền
xã sẽ đứng ra quản lý toàn bộ các điểm di tích trong Khu di tích Cổ Loa từ ngày 30 tháng Chạp năm trước đến hết ngày 20 tháng Giêng của năm mới (theo âm lịch, khoảng 20 ngày). Đây là thời gian diễn ra tổ chức lễ hội Cổ Loa, cũng là cao điểm du khách hành hương, đến tham quan Khu di tích. Hết ngày 20 tháng Giêng (âm lịch), cơ chế quản lý trở về như thường lệ: Xã quản lý lễ hội và thu phí Khu di tích khoảng 20 ngày đầu năm, từ 30/12 âm lịch đến 20/1 âm lịch hàng năm. Sau đó Ban Quản lý trực tiếp quản lý (phỏng vấn cán bộ UBND xã Cổ Loa). Sự quản lý chồng chéo giữa các đơn vị quản lý dẫn tới hệ quả nhận thức của người dân địa phương về không gian quản lý giữa Ban Quản lý và chính quyền xã:
Một cán bộ của Ban Quản lý cho biết:
Ban Quản lý di tích cổ loa quản lý khu đình, đền cổ loa, am Mỵ Châu, bãi đỗ xe, ngoài ra, do sân lễ hội mặc dù do xã quản lý nhưng lại ở vị trí gần Ban quản lý thì Ban quản lý phải làm. Nhưng nhiều người dân hiểu nhầm, có những khu do xã quản lý thì người dân cứ nghĩ là do Ban quản lý quản lý. Người dân có phản ánh, sự bừa bãi trên đường do vật nuôi (trâu, bò) gây ra thì người dân đổ lỗi do Ban quản lý không làm vệ sinh, nhưng thực tế phần đó thuộc về xã quản lý. Mình lại phải giải thích. Thêm nữa, như cái ao này (ao phía trước nhà trưng bày Khu di tích Cổ Loa, nơi đặt văn phòng làm việc của Ban Quản lý), do xã quản lý, nhưng do gần Ban nên theo định kỳ, Ban quản lý phải làm vệ sinh, vớt rác nếu ao bẩn người dân lại đổ lỗi do Ban quản lý làm không tốt… (phỏng vấn cán bộ Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa).