Vai trò mờ nhạt của cộng đồng trong công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khu di tích cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 55 - 61)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.2 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa

2.2.2 Vai trò mờ nhạt của cộng đồng trong công tác quản lý Khu di tích Cổ Loa

Chúng ta hiểu quản lý di sản văn hóa là một quá trình trong đó người quản lý phải theo dõi định hướng và điều tiết quá trình tồn tại và phát triển các di sản văn hóa trên một địa bàn cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất các giá trị của chúng. Tương tự, quản lý Khu di tích Cổ Loa chính là quá trình các nhà quản lý, những người liên quan trực tiếp đến Khu di tích, dựa trên cơ sở chính sách (Luật, Nghị định Nhà nước), phân tích nguồn lực (tài chính, nhân sự) cũng như điều kiện thực tiễn (đặc điểm của di tích, bối cảnh xã hội …) của di tích nhằm đưa ra được những phương pháp để thực hiện một cách hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị của Khu di tích Cổ Loa. Quản lý ở đây không chỉ là việc theo dõi hay bảo vệ trước sự

xuống cấp của di tích (về mặt trực quan), mà còn bao gồm những hoạt động tổ chức sự kiện, tuyên truyền quảng bá cho di tích, trao truyền một cách tích cực/chủ động những giá trị lịch sử văn hóa của di tích qua các thế hệ, tham gia hoặc đóng góp ý kiến tích cực vào các hoạt động quy hoạch, chỉnh trang di tích để qua đó có thể khai thác/chia sẻ nguồn lợi ích từ Khu di tích Cổ Loa. Mọi hoạt động quản lý, bên cạnh những mục tiêu cụ thể gắn trực tiếp tới nhiệm vụ/chức năng/chuyên môn của từng lĩnh vực, đều có một mẫu số chung là mục tiêu phát triển xã hội (đời sống vật chất, tinh thần, nhận thức xã hội…).

Mặt khác, khái niệm di sản văn hóa nói chung là một trong những cụm từ được đề cập đến một cách chính thống nhiều nhất tại Việt Nam trong thời gian qua. Bằng một vài thao tác trên website của google, trong thời gian 0,47 giây, trang mạng này cho ra được 942.000 kết quả các bài viết có nội dung liên quan, với cụm từ “di sản văn hóa”. Hẳn nhiên, không gì khác ngoài mục tiêu, làm sao để bảo tồn và phát huy một cách hiệu quả nhất những giá trị của mỗi di sản văn hóa, phục vụ vào mục tiêu phát triển xã hội. Tại khía cạnh này, bởi những xu hướng phát triển khách quan/tác động từ bên ngoài cũng như sự yêu cầu của thực tế, vấn đề nâng cao vai trò của cộng đồng với tư cách là chủ thể văn hóa gắn liền với công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa được nhìn nhận như một hướng tiếp cận mới. PGS.TS Đặng Văn Bài nhấn mạnh “con người được coi là trung tâm của quá trình phát triển. Và do đó, di sản văn hóa phải được gắn với con người và cộng đồng cư dân địa phương (với tư cách là chủ thể sáng tạo văn hóa và chủ sở hữu tài sản văn hóa)” [5]. GS Ngô Đức Thịnh cũng cho rằng “Chúng ta không nên để mất đi nguồn lực người dân tham gia vào quản lý di sản. Tùy theo từng hoàn cảnh địa phương mà đưa ra mô hình. Phải huy động được sức dân trong bảo quản, đầu tư vào di sản” [trích theo 62]…

Tuy nhiên, trên thực tế, tại nhiều nơi, trong công tác quản lý nói chung, quản lý di sản văn hóa nói riêng vẫn đang được vận hành theo cơ chế truyền thống, đặt nặng vai trò của các đơn vị quản lý nhà nước (ban quản lý di tích, trung tâm bảo tồn di sản, phòng văn hóa…). Như PGS.TS Nguyễn Văn Huy nhận định “chưa bao giờ câu chuyện xung đột này (bảo tồn và phát triển) được giải quyết thấu đáo trên phương diện lý thuyết lẫn chính sách văn hóa. Cũng bởi du lịch đang trên đà chạy

theo lợi nhuận, còn cộng đồng không phải lúc nào cũng đủ kiến thức và sự tỉnh táo trước sức cám dỗ của lợi ích. 15 năm trước, chúng ta đã nhắc tới những nhược điểm trong cách bảo tồn di sản văn hóa, khi để Nhà nước bao cấp và làm thay nhiệm vụ của cộng đồng. Đáng buồn, loay hoay mãi tới giờ, bài toán ấy vẫn chưa giải xong” [112]. Bên cạnh đó, trong một bối cảnh xã hội đang có những phân hóa cũng như lịch sử phát triển của các cộng đồng nông thôn trong mấy chục năm trong nền kinh tế bao cấp, năng lực cộng đồng có những giảm sút, không phải cộng đồng nào cũng có đủ cơ sở và nền tảng để bảo tồn di sản văn hóa. Có những cộng đồng phải nói là bị “tê liệt” về khả năng kinh tế cũng như tri thức và kỹ năng văn hóa truyền thống để có thể bảo tồn di sản” [62].

Điều này cho thấy được tính phức tạp của vấn đề đưa ra: năng lực của cộng đồng, mối quan hệ giữa cộng đồng với Nhà nước (đại diện là các đơn vị quản lý nhà nước). Một thực tế nữa không kém phần thú vị, cách tiếp cận theo xu hướng mới đề cao sự tham gia của cộng đồng với vai trò là chủ thể văn hóa, tại Việt Nam, chủ yếu xuất phát từ các nhà khoa học. Trên từng hoạt động cụ thể, những kết quả đạt được có sự tham gia của cộng đồng trên lĩnh vực di sản văn hóa chưa thể hiện được rõ ràng. Điều này cho thấy được phương pháp tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý di sản văn hóa tại Việt Nam vẫn là một định hướng “dễ nói khó làm”.

Nếu chúng ta coi Khu di tích Cổ Loa là một thực thể, thì thực thể này đang được đặt trong mối quan hệ đa chiều, gồm: Ban Quản lý - Chính quyền - người dân địa phương. Mỗi một bên trong mối quan hệ đó, về mặt lý thuyết, đều có chức năng/thế mạnh và những vai trò riêng trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích Cổ Loa. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phối hợp, gắn kết giữa các bên chưa tạo ra được những kết quả mong muốn.

Tiếng nói của cộng đồng đối với việc xây dựng, quản lý khu di tích Cổ Loa chưa được nhìn nhận một cách đúng mức. Điều này xuất phát từ cả hai phía: Nhà nước và cộng đồng. Khu di tích Cổ Loa từ lâu đã được coi là một điểm di tích lịch sử văn hóa trọng điểm của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng (Khu di tích đước Nhà nước phong tặng danh hiệu Di tích Quốc gia năm 1960, được phong tặng danh hiệu Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2012). Tuy nhiên, những giá trị đó được thể hiện

nhiều hơn trên khía cạnh văn bản hành chính, chưa được khai thác trực tiếp nhằm phát huy giá trị lịch sử văn hóa, phát triển xã hội địa phương. Thông thường, Khu di tích Cổ Loa chỉ có sự kiện Lễ hội Cổ Loa tạo được sự thu hút tham gia của cộng đồng địa phương và du khách trong nước và quốc tế. Thời gian diễn ra lễ hội và khoảng 3 tháng mùa xuân là thời điểm du khách đến tham quan (cả mục tiêu văn hóa lịch sử và văn hóa tâm linh) Khu di tích đông nhất. Khoảng thời gian còn lại trong năm, du khách đến Cổ Loa không đông, chủ yếu là khách đi lẻ vào dịp cuối tuần hoặc các đoàn khách (học sinh, sinh viên, cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thể…) tham quan theo sự kiện, lễ kỷ niệm trong năm và đến Cổ Loa tham quan như một điểm tạm dừng chân. Một cán bộ phụ trách hướng dẫn thuyết minh tại các điểm trong khu di tích Cổ Loa cho biết:

“Những năm đấy tôi bán vé ở ngoài khu bãi xe, lượng khách về rất là đông (nhất là khách từ Hải Phòng) phải chăng là do đường quốc lộ 3 ngày xưa của mình, thì các tua mà đi du lịch, đi đền hùng họ bắt buộc đi về qua đường quốc lộ 3, hầu như họ sẽ rẽ vào cổ loa. Những năm đấy, nhất là những tháng 3 này, lượng khách rất là đông, xe để hết tất cả ngoài đường luôn. Thế nhưng đến bây giờ, do đường giao thông mở nhiều, nhất là đường cao tốc ấy, nó không thuận tiện về giao thông (lái xe có nhiều lựa chọn hơn về giao thông nhằm phù hợp hơn với các tuyến di chuyển của đoàn). Đấy là một điểm tôi nghĩ là để cho mọi người không tiện về Cổ Loa”. (phỏng vấn cán bộ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa)

Trước đây người dân ở các tỉnh, thành đi du lịch tại Thái Nguyên, Phú Thọ (Đền Hùng), thường ghé qua làm lễ hay tham quan tại Cổ Loa (đi qua quốc lộ 3). Đặc biệt, thời điểm mùa lễ hội Đền Hùng thì lượng khách vào tham quan Cổ Loa cũng tăng cao đột biến. Nhưng nhiều năm trở lại đây, do nhiều tuyến đường giao thông được mở xây dựng, các đoàn khách có nhiều sự lựa chọn về cung đường di chuyển, thuận tiện hơn cho các tuyến tham quan. Số lượng các đoàn khách vào Cổ Loa nhân dịp các kỳ nghỉ lễ, sự kiện lớn trong năm vẫn còn, nhưng không nhiều và thời gian lưu lại tại Khu di tích (để tham quan, thự hành nghi thức tâm linh) không dài (khoảng 1 - 2 giờ), sau đó họ tiếp tục di chuyển đến các điểm du lịch khác. Việc này ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành dịch vụ ở Cổ Loa. Bên cạnh đó, thực

tế trên cũng cho thấy quá trình đầu tư phát triển du lịch, giữ chân du khách của địa điểm lịch sử văn hóa này chưa thật sự hiệu quả.

Trên thực tế, tại Cổ Loa, các sự kiện văn hóa mang tính cộng đồng được tổ chức không thường xuyên cũng như tạo dấu ấn thu hút khách du lịch. Ngoài lễ hội (sự kiện văn hóa chính), Cổ Loa còn có kỷ niệm ngày giỗ vua An Dương Vương, ngày sêu Bà chúa Mỵ Châu. Tuy nhiên, nếu như ngày sêu Bà chúa là ngày “tết” chung của cả làng, thì ngày giỗ vua An Dương Vương chỉ có Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa đứng ra tổ chức với những khách mời, về cơ bản, là các đơn vị quản lý Nhà nước trên địa bàn. Nhiệm vụ chính của Ban quản lý Khu di tích Cổ loa đang thực hiện đến nay chủ yếu vẫn là công việc bảo vệ trước sự xuống cấp, ngăn cản sự xâm hại đến di tích, thu vé đối với khách du lịch vào tham quan 3 điểm di tích trung tâm của Cổ Loa

Sự mờ nhạt vai trò của cộng đồng vào các hoạt động, tổ chức của Cổ Loa còn xuất phát từ chính sự thờ ơ, tâm lý là “việc chung không phải việc nhà mình” của người dân Cổ Loa. Trong những năm qua, Ban quản lý Khu di tích có tiến hành nhiều đợt trùng tu, tu bổ các điểm di tích tâm linh, theo lời cán bộ của Ban quản lý, thì “từ năm 1996 được trùng tu rất là nhiều lần. Như là những năm 1997, cho kè hết bờ hồ, vòng hồ, giếng ngọc. Năm 2001, cho trùng tu lại tất cả hệ thống sàn và xung quanh cửa bức bàn ở khu đình ngự triều di quy. Năm 2005,cho sửa hai bên nhà hữu mạc và tả mạc bên này. Nói chung là cũng được quan tâm. Năm 1997, trùng tu khu chùa cổ loa gần như là trùng tu, thay thế toàn bộ. Đợt đấy cũng là trùng tu lớn” (phỏng vấn cán bộ Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa). Tuy nhiên, người dân không có ý can thiệp vào những việc đó, hay đóng góp ý kiến vào việc bảo quản, trùng tu đó. Khi được hỏi về ý kiến xung quanh công tác tu bổ di tích đình, đền Cổ Loa, những người bán nước trước cửa Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa nói rằng “có phải việc của mình đầu mà tham gia… dân đen biết gì mà tham gia” hoặc một câu trả lời tương tự nhận được từ trưởng thôn xóm Chùa “Mấy lần bảo tồn, đình, đền, am có liên quan gì đến dân đâu mà dân đến”… Dạng thức tâm lý nêu trên khá phổ biến trong đời sống văn hóa, xã hội làng xã cổ truyền Việt Nam, đặc biệt với những địa điểm có sự xuất hiện của một đơn vị chuyên trách Nhà nước về chuyên môn, quản lý hành chính.

Sự hiện diện rõ nhất hình ảnh của cộng đồng trong công tác quản lý các điểm trong Khu di tích Cổ Loa (ngoài hoạt động tổ chức lễ hội thường niên) là vai trò của các ông Quan đám được dân làng cử ra trông coi đền Thượng và am Mỵ Châu theo định kỳ hàng năm. Tuy nhiên, hiện nay, công việc tưởng như đầy trọng trách và mang nặng yếu tố tinh thần này cũng đang có những sự biến đổi nhất định. Trước kia, những người được bầu vào vai ông Quan đám là niềm tự hào của gia đình, dòng họ, làng xóm cũng như bản thân người được bầu. Để có được vị trí đó, họ phải đáp ứng được nhiều những tiêu chuẩn của làng xã, và được người trong thôn xóm đề cử:

“Mỗi năm thay một người, người đó phải đủ 7,8 tiêu chuẩn, đưa lên xã bầu phiếu tín nhiệm. 9 xóm, trừ hai ông mới về, hai ông kế gần đấy, là còn 5 xóm, bầu lấy 2. Có các tiêu chí: bản gốc nhiều đời tại Cổ Loa, ở rể vài ba đời cũng không được; nhà cửa họ mạc không có tang; vợ chồng song toàn, còn ông còn bà; sinh con phải có nếp có tẻ hoặc chỉ có bề trai mà không có bề gái; gia đình phải đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; phải có đạo mạo, phải có râu (cười)”. Công việc chính của các ông Quan đám phải làm “là phải thắp hương, quét dọn khuôn viên, tiếp khách cũng như phải bảo đảm an toàn cho am. Bây giờ mà bị mất tiền là mình bị mang tiếng, tình ngay lý gian”. Theo lời kể đầy sự tự hào của ông Quan đám tại am Mỵ Châu “Ông cụ nhà tôi trước đây 9 năm làm quan đám, chụp ảnh được giải thưởng A1 toàn quốc (người chụp ảnh). Ông cụ nhà tôi người to cao, phương phi, râu dài như Các Mác. Lại có trình độ đọc chữ nho” ta thấy được, để lựa chọn, bầu ra một người/ông làm Quan đám, ngoài những tiêu chuẩn nêu trên, thì người đó phải có học thức, khả năng giao tiếp tốt…(phỏng vấn ông Quan đám tại am Mỵ Châu)

Mặc dù, ngày nay, niềm tự hào đó vẫn giành cho những gia đình, làng xóm và bản thân người được bầu ra làm Quan đám, trông coi đền hoặc am, tuy nhiên, mức độ trong sự cố gắng để trở thành người được lựa chọn cũng giảm dần. Theo lời tự thuật của ông Quan đám am Mỵ Châu “nhiều người không đủ tiêu chuẩn, nhiều người dân bầu nhưng không muốn ra làm vì gò bó lắm, không đi đâu được. Vinh dự thì vinh dự thật nhưng rất khó khăn đấy. Như chúng tôi thì cũng xác định, nghĩa vụ 1 năm thì làm trọn vẹn một năm ấy đi… Xóm tôi cử mấy năm rồi tôi mới lên (năm thứ 3 rồi)”. Có lẽ, cùng với những thay đổi của xã hội hiện đại đã dẫn theo những sự

thay đổi về nhận thức, khía cạnh tâm linh của một bộ phận cư dân trên địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khu di tích cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)