Khái niệm di tích lịch sử, văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khu di tích cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 27 - 34)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.3 Khái niệm di tích lịch sử, văn hóa

Theo Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa của Việt Nam năm 2009, Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.

Ở Việt Nam, trong hơn nửa thế kỷ qua, khái niệm di tích lịch sử - văn hóa có nhiều thay đổi trong cách định nghĩa của các nhà khoa học cũng như trong các văn bản Nhà nước.

Sắc lệnh số 65, được chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 23/11/1945 có thể được coi là văn bản pháp luật quy định về bảo tồn di sản văn hóa đầu tiên của của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo văn bản này thì nhiệm vụ bảo tồn cổ tích thuộc về Đông phương Bác cổ học viện (điều thứ nhất); cũng như cấm các hoạt

động phá hủy đình, chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện, thành, quách… (điều thứ 4)

Điều thứ nhất: Đông phương Bác cổ học viện (Vietnam Oriental Institute) có nhiệm vụ bảo tồn tất cả cổ tịch trong toàn cõi Việt Nam.

Điều thứ tƣ: Cấm phá huỷ những đình chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện, thành, quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá huỷ những bi ký, đồ vật, chiểu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính sách tôn giao hay không, nhưng có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn. [11].

Năm 1957, Nghị định của Thủ tướng Chính phủ số 519/TTG quy định thể lệ về bảo tồn cổ tích. Khái niệm cổ tích được quy định bao gồm những bất động sản và động sản có giá trị lịch sử hay nghệ thuật.

Điều 1: Tất cả những bất động sản và động sản có một giá trị lịch sử, hay nghệ thuật (kể cả bất động sản và động sản còn nằm ở dưới đất hay dưới nước và những danh lam thắng cảnh (danh thắng) ở trên lãnh thổ nước Việt Nam bất cứ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, một đơn vị hành chính, một cơ quan, một đoàn thể, hoặc một tư nhân, từ nay đều đặt dưới chế độ bảo vệ của Nhà nước.

Điều 3: Bất động sản liệt hạng gồm những di tích có giá trị lịch sử, nghệ thuật hoặc những thắng cảnh như chùa, đền, đình, miếu, lâu đài, cung điện, nhà thờ, thành lũy, đồn ải, lăng mộ cổ, nhà cửa, vườn tược, hang động, rừng núi,…

Điều 5: Động sản liệt hạng gồm những di vật có giá trị lịch sử hoặc nghệ thuật lâu đời (kể cả những động sản có liên quan đến các phong trào cách mạng và kháng chiến) như các loại sau:

- Những vết tích còn nguyên hay đã biến ra đa của sinh vật, thực vật cổ, những đồ dùng của loài người trước khi có sử;

- Dụng cụ sản xuất bằng đá, đồng, sắt, gỗ, tre, nứa, các phương tiện vận tải, các đồ nấu bếp bằng gốm, sành, sứ, đồng… và các đồ dùng khác trong nhà đã lâu đời hoặc có nghệ thuật khéo;

- Sản phẩm nghệ thuật lâu đời như tranh vẽ, hình khắc, tượng, vật liệu kiến trúc cổ, đồ mỹ nghệ;

- Các loại sách vở in hoặc viết bằng bất cứ thứ chữ nào, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, y thuật, nghề nghiệp; các tài liệu cũ, các đồ văn phòng, ấn loát, trang phục, ca nhạc, du hý đã lâu đời…[106].

Năm 1984, Pháp lệnh số 14 -LCT/HĐNN7 về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh lần đầu tiên sử dụng khái niệm di tích lịch sử, văn hóa và định nghĩa “Di tích lịch sử, văn hoá là những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng như có giá trị văn hoá khác hoặc có liên quan đến những sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá, xã hội”. [29].

Tiếp theo, năm 1985, Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 288-HĐBT đã xác lập cụ thể quyền sở hữu Nhà nước đối với các di tích lịch sử, văn hóa. Theo đó “Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh là tài sản vô giá trong kho tàng di sản lâu đời của dân tộc Việt Nam. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng có hiệu quả các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; các cơ quan có trách nhiệm phải tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ tập thể của mình trong việc bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử và danh lam, thắng cảnh”. (điều 1) [107].

Luật Di sản văn hóa Việt Nam năm 2001 và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn hóa năm 2009 là một bước tiến quan trọng của Nhà nước trong công tác quản lý, bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc. Luật này đã có những điều lệ, quy định rõ hơn về di sản văn hóa: gồm vật thể và phi vật thể cũng như quyền sở hữu, bảo tồn, phát huy đối với từng loại di sản.

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác.”

Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia”. [67].

Di tích lịch sử, văn hóa là một bộ phận của di sản văn hóa vật thể. Di ti tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau: Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước; Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước; Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời kỳ cách mạng, kháng chiến; Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ; Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử. [66].

Trên thế giới, khái niệm di tích lịch sử được đưa ra và định nghĩa trong các Hiến chương, Công ước của các tổ chức bảo vệ, phát huy di sản văn hóa của thế giới.

Trong Hiến chương Venice – Hiến chương quốc tế về bảo tồn và trùng tu di tích và di chỉ của ICOMOS định nghĩa “di tích lịch sử không chỉ là một công trình kiến trúc đơn chiếc mà cả khung cảnh đô thị hoặc nông thôn có chứng tích của một nền văn minh riêng, một phát triển có ý nghĩa hoặc một sự kiện lịch sử. Khái niệm này không chỉ áp dụng với những công trình nghệ thuật to lớn mà cả với những công trình khiêm tốn hơn vốn đã, cùng với thời gian, thâu nạp được một ý nghĩa văn hoá”. [36].

Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới, được thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO tại Paris ngày 16-11-1972 định nghĩa “các di tích: các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội hoạ hoành tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học”.

“Các quần thể: các nhóm công trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan”. [101].

Di sản văn hóa trong bối cảnh xã hội hiện đại

Như ta đã biết, văn hóa là một khái niệm rộng, đa nghĩa, đa tầng. Tùy vào góc độ chuyên môn, hướng tiếp cận mà các nhà nghiên cứu đưa ra những cách hiểu khác nhau về khái niệm này. Trong tuyên bố về tính đa dạng văn hóa (2001), tổ

chức UNESCO cho rằng “văn hóa nên được xem như một tập hợp các đặc điểm nổi bật về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội, ngoài văn học, nghệ thuật, nó còn bao gồm lối sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng” [12]. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [28; tr 458]. Ở một khía cạnh khác, nhóm tác giả trong cuốn Giá trị văn hóa Việt Nam - truyền thống và biến đổi do GS Ngô Đức Thịnh chủ biển đưa ra định nghĩa “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của mình” [78; tr 18]. Hay “văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần đặc trưng nhất cho bản săc của cộng đồng người, do cộng đồng con người sáng tạo ra và tích lũy trong quá trình hoạt động thực tiễn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [45; tr 11].

Từ khái niệm văn hóa, ta hiểu di sản văn hóa “chính là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng người sáng tạo và tích lũy trong một quá trình lịch sử lâu dài và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. [45; tr 11]. Luật Di sản văn hóa của Việt Nam cũng nêu rõ “di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. [67].

Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, tác động sâu sắc vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đương đại. Ở lĩnh vực văn hóa, xu thế toàn cầu hóa thể hiện rất rõ trong quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, trong mối quan hệ đa chiều ngày càng mạnh mẽ giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt sự bùng nổ của công nghệ thông tin trong thời gian qua trở thành những phương tiện giúp các nền văn hóa khác nhau trên các không gian lãnh thổ cách xa nhau có thể xích lại gần với nhau, hiểu nhau hơn. Đó vừa là một quy luật khách quan của sự phát triển xã hội,

vừa là dấu hiệu tích cực cho sự hợp tác của các dân tộc, quốc gia, khu vực trên toàn cầu.

Thực tế cho thấy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, không ít quốc gia đã quá chú trọng phát triển kinh tế mà coi nhẹ văn hóa; quá quan tâm đáp ứng nhu cầu phát triển hiện đại mà lãng quên truyền thống, di sản, bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Hệ quả của sự quan tâm thiếu đồng bộ đã dẫn đến sự phát triển thiếu cân bằng giữa kinh tế và văn hóa; tác động dẫn đến sự thay đổi hệ giá trị chuẩn mực, phá vỡ cấu trúc văn hóa, xã hội truyền thống của nhiều quốc gia, dân tộc, tộc người… Đó là một thiếu sót trong định hướng phát triển, một sự lãng phí trong việc khai thác các tiềm năng văn hóa đối với sự nghiệp phát triển bền vững xã hội. Có nhà nghiên cứu từng so sánh quá trình phát triển của một quốc gia giống như một chiếc xe hơi đang đi vào một khúc cua, “vì lái xe quan trọng nhất là hai cái chân, chân ga và chân phanh. Kinh tế, chính trị giống như cái chân ga, bao giờ cũng phải đạp ga, lao tới phía trước. Văn hóa là chân phanh, người ta luôn phải giữ chân phanh cho tốt, đặc biệt là khi tăng tốc, hoặc khi vào cua” [111]. Thích ứng với xu thế toàn cầu hóa trên cơ sở bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, văn hóa tộc người truyền thống, gắn với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững là nhiệm vụ, định hướng cần đặt ra của mỗi quốc gia. GS. Trần Văn Khê đã có lí khi cho rằng, “văn hóa đặc thù của mỗi dân tộc không nên bảo tồn bằng cách khép kín trong các định chế, mà phải mở cửa đón nhận các nền văn hóa khác. Một nền văn hóa ngoại quốc có thể đem lại các yếu tố mới làm giàu cho văn hóa của quốc gia. Tuy nhiên, nền văn hóa đó, không được thay thế nền văn hóa quốc gia. Bảo tồn không có nghĩa chỉ quan tâm đến quá khứ, quên đi hiện tại và tương lai. Bảo tồn không có nghĩa là giữ một thái độ bảo thủ, mà trái lại, phải tăng thêm sự vững chắc của các nền tảng của di sản nhằm phát triển các hình thức biểu hiện văn hóa mới.”[37; tr 8]. Cũng như, “sự bình đẳng và chân giá trị của tất cả các nền văn hóa phải được ghi nhận, cũng như quyền lợi của mỗi cá nhân và cộng đồng trong quá trình khẳng định và giữ gìn bản sắc văn hóa phải được tất cả chúng ta tôn trọng” [104]. Điều này đã được khẳng định trong Bản Tuyên bố về Đa dạng văn hóa của UNESCO “đa dạng văn hóa mở rộng phạm vi lựa chọn tới tất cả mọi người; đó là một trong những khởi nguồn của sự phát triển, không chỉ thể hiện trong sự tăng trưởng kinh tế mà còn là phương tiện

giúp đạt được đời sống trí tuệ, cảm xúc, đạo đức và tinh thần phong phú hơn.” [trích theo 104]

Tóm lược nêu trên cho thấy, Đảng và Nhà nước đã ngày càng quan tâm hơn đến công tác quản lý, coi đây là một tài sản văn hóa, một nguồn nội sinh cho phát triển và tiến bộ xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của BCHTƯ khóa VIII (1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đã chỉ ra “di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [16; tr 63]. Văn kiện đã chỉ ra nguyên nhân về thực trang văn hóa Việt Nam “trong khi tập trung sức vào nhiệm vụ kinh tế, Đảng chưa đặt đúng vị trí của văn hoá, chưa coi trọng công tác giáo dục về tư tưởng, đạo đức, lối sống, thiếu các biện pháp cần thiết trên cả hai mặt “xây” và “chống” trên lĩnh vực văn hoá. Công tác nghiên cứu lý luận chưa làm rõ nhiều vấn đề có liên quan đến văn hoá trong quá trình đổi mới, trong việc xác định những giá trị truyền thống cũng như hệ giá trị mới cần xây dựng, trong việc xử lý các mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, văn hoá và chính trị, văn hoá và kinh tế… Chưa xây dựng được chiến lược phát triển văn hoá song song với chiến lược phát triển kinh tế. [16; tr 68]. Từ đó, Đảng xây dựng định hướng và khẳng định “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khu di tích cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)