Nhận thức của cộng đồng về bảo tồn, phát huy giá trị của Khu di tích Cổ Loa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khu di tích cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 70)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

3.3 Nhận thức của cộng đồng về bảo tồn, phát huy giá trị của Khu di tích Cổ Loa

quan thì công việc chính của tôi là kiểm tra thành. Nếu có cái gì sai phạm thì mình về báo cáo lãnh đạo và liên hệ với xã và tổ chức cuộc gặp mặt giữa chính quyền xã, Ban quản lý và hộ gia đình có sai phạm về xây dựng trên di tích. Bây giờ cái vi phạm chủ yếu là người dân xây dựng trên phạm vi bảo tồn di tích. Có những gia đình xây dựng trực tiếp trên thành, có những người xây dựng ở chân thành. Cái thứ hai, đa số người dân xây dựng nhà ở. Đặc biệt các gia đình xây đó, miếng đất đó là từ xa xưa để lại, có đầy đủ giấy tờ về xây dựng. Việc của mình đến chỉ tuyên truyền; người ta làm theo luật xây dựng” (phỏng vấn cán bộ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa)

Trong cơ chế “phân vai” quản lý Khu di tích Cổ Loa hiện nay, về cơ bản là việc điều hòa giữa Ban quản lý Khu di tích và chính quyền xã. Cộng đồng địa phương gần như luôn bị động, đứng ngoài các hoạt động quản lý, trong khi nhiều hộ gia đình đang là chủ sở hữu trực tiếp về bất động sản đối với mảnh đất gia đình họ đã sinh sống qua nhiều thế hệ. Đây có thể được nhìn nhận là một phần nguyên nhân dẫn đến những tác động của người dân làm ảnh hưởng tới sự nguyên vẹn của các điểm di tích trong Khu di tích Cổ Loa.

3.3 Nhận thức của cộng đồng về bảo tồn, phát huy giá trị của Khu di tích Cổ Loa Loa

Hiện nay, mỗi chương trình, dự án khi đi vào thực tiễn, mục tiêu cao nhất đều gắn với phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao nhận thức, vai trò của cộng đồng địa phương. Người dân có quyền và trách nhiệm tham gia vào các bước triển khai, thực

hiện dự án. Qua những hoạt động thực tiễn đó, cùng với các chương trình tập huấn, nhận thức và kỹ năng của cộng đồng sẽ được cải thiện (mục tiêu đặt ra). Bên cạnh đó, mỗi người dân tham gia sẽ trở thành một kênh tuyên truyền hữu hiệu, cùng nâng cao trách nhiệm chung của cộng đồng. Để có được sự hiệu quả, cộng đồng cần môi trường vào được tạo điều kiện về môi trường tham gia, cần được chia sẻ các thông tin, nội dung/xây dựng nội dung chương trình/kế hoạch. Tuy nhiên, trên thực tế, cộng đồng sinh sống trong khu di tích Cổ Loa ít có những điều kiện tham gia vào các hoạt động, công tác quản lý liên quan đến Khu di tích. Chính vì lẽ đó, người dân không có những nhận thức cụ thể về vai trò, quyền cũng như quyền lợi của mình liên quan đến Khu di tích, mà ở đó, trên góc độ nào đó, họ là những người chủ đích thực, tiếp thêm những giá trị tạo nên sức sống cho khu di sản.

Bên cạnh đó, mang đặc điểm chung của người nông dân đồng bằng châu thổ Sông Hồng, đã được đúc kết qua các câu “cha chung không ai khóc”; “lắm sãi không ai đóng cửa chùa”…, khi không được giao nhiệm vụ cũng như nhận thức về một trách nhiệm cụ thể, người nông dân thường có thói quen tự đặt mình bên ngoài những việc chung. Điều này thấy được qua câu trả lời về mối quan tâm của người dân liên quan đến các lần trùng tu, tu bổ các điểm di tích Cổ Loa: “dân đen biết gì mà nói”; “việc của mình đâu mà quan tâm làm gì”… Tuy nhiên, khi những quyền lợi, gắn chặt với bản thân và gia đình cũng như khi được cộng đồng giao trách nhiệm cụ thể thì bản thân mỗi người lại có ý thức mạnh mẽ, thể hiện vai trò/tiếng nói trong việc xây dựng, kiến thiết và bảo vệ thôn/xóm, (ở đây chưa nói việc làm đó ảnh hưởng tốt hay xấu tới tính nguyên vẹn của khu di tích Cổ Loa), như trường hợp bác trưởng thôn xóm Chùa:

“Mấy lần bảo tồn, đình, đền, am có liên quan gì đến dân đâu mà dân đến. Nếu nhờ gì đến thôn xóm thì khác, nếu ví dụ làm một cái giáo làm trên đường dân sinh, anh làm xong phải dọn dẹp (ý nói: nếu quá trình xây dựng mà ảnh hưởng đến không gian chung của thôn/xóm là không được)… Tôi làm cái nhà văn hóa xóm chùa trước đình Ngự triều Di quy, báo chí ầm ỹ hết cả lên đấy. Tôi có mời toàn thể bà con nhân dân, đề nghị xã mời chính quyền huyện, trung tâm bảo tồn về đối thoại với nhân dân. Tôi có nói đây là đất của xóm có sổ đỏ, tôi làm nhà cấp bốn làm nơi sinh hoạt cộng đồng của xóm.” Hay việc làm ý nghĩa “Tôi làm hệ thống thu gom

rác thải khu giếng ngọc, trước đình Ngự triều Di quy (bẩn vô cùng), nước thải cả cái xóm này nó đổ ra. Theo đề xuất của thôn, họ đưa bên khảo sát thiết kế về nói là không chảy được. Tôi quả quyết làm được, đánh lại thăng bằng… người dân đóng góp nhân công, 24 triệu tiền mặt, nhà nước đóng góp nguyên vật liệu. Khi tôi làm tôi có mời Trung tâm Bảo tồn, và họ rất ủng hộ… (2013) làm hệ thống thu gom nước thải, xây dựng nông thôn mới, làm thế bây giờ mới sạch như thế đấy; làm sướng lắm, hồ sạch sẽ luôn. Cửa đình đây, tôi luôn tự hào. Về phần tâm linh làmình làm sạch sẽ không ảnh hưởng đến khu di tích”. (phỏng vấn trưởng thôn Chùa)

Bản thân mỗi người dân Cổ Loa, đặc biệt đối với những hộ gia đình có nhà xây dựng trên mặt thành hoặc dưới chân thành chưa có những nhận thức rõ ràng về bảo tồn (chưa nói đến phát huy) những giá trị của các điểm di tích Cổ Loa. Về cơ bản, đa phần người dân đều nhận thức được yếu tố lịch sử văn hóa của Khu di tích và được Nhà nước cũng như khách du lịch quan tâm. Nhưng có thể dễ hiểu, quyền lợi trực tiếp, cần thiết nhất đối với các hộ gia đình này chính là không gian sinh hoạt, sản xuất khi diện tích đất thì có hạn mà các thành viên trong mỗi gia đình ngày một gia tăng. Việc họ xây dựng nhà ở, làm ảnh hưởng tới không gian, tính nguyên vẹn của di tích, khi đồ án quy hoạch tổng thể, chi tiết về Khu di tích Cổ Loa chậm trễ trong một thời gian dài, là không thể tránh khỏi.

3.4 Ngƣời dân chƣa gắn kết với việc khai thác các giá trị tại Khu di tích

Những giá trị lịch sử văn hóa tiêu biểu của Khu di tích Cổ Loa là điều không cần phải bàn cãi thêm. Bên cạnh đó, Cổ Loa, ở một góc độ nhất định còn là biểu tượng của nguồn gốc, thời kỳ đầu lập nước của người dân Việt Nam. Địa danh này, với những huyền tích, sự kiện lịch sử đã được đưa vào các chương trình giảng dạy lịch sử của nhiều bậc học trong hệ thống giáo dục của Việt Nam. Vì lẽ đó, Cổ Loa, với câu chuyện vua An Dương Vương xây thành, mối tình Mỵ Châu - Trọng Thủy; nỏ thần của tướng quân Cao Lỗ… là một trong những vùng đất/địa danh không quá xa lạ (về tên gọi) đối với nhiều người dân Việt Nam. Trên lý thuyết, với những thế mạnh đó, lại cách không xa trung tâm thủ đô Hà Nội, Cổ Loa sẽ là một điểm đến ưa thích, với những hình thức tham quan du lịch khác nhau phù hợp với nhiều đối tượng công chúng. Dĩ nhiên, đó là những thế mạnh về mặt lý thuyết, thực tế, Cổ Loa có thể hấp dẫn về tên gọi và những câu chuyện xung quanh nó, nhưng nơi đây

chưa trở thành một điểm du lịch hấp dẫn du khách ở trên cả góc độ du lịch khám phá, trải nghiệm cũng như du lịch tâm linh.

Du khách đến với Cổ Loa đông nhất vào 3 tháng đầu năm (mùa xuân), đặc biệt là 15 ngày sau dịp Tết Nguyên Đán, gắn với sự kiện tổ chức lễ hội Cổ Loa. Thời gian còn lại trong năm, khá vắng khách đến tham quan khu di tích. Trong khoảng thời gian (3 tháng - chủ yếu là những dịp cuối tuần) điền dã, quan sát tại các điểm di tích tâm linh (các điểm di tích chính) của Cổ Loa, tôi nhận thấy khách đến tham quan di tích thường là khách “lẻ” (khách thường đi một, hai chiếc xe máy). Đây chủ yếu là sinh viên ở khu vực trung tâm Hà Nội, chọn thời điểm cuối tuần để đi “phượt”. Họ ghé qua rất nhanh một vài điểm di tích của Cổ Loa rồi di chuyển sang một địa điểm khác. Hoặc, đôi khi bắt gặp được một đoàn khách tham quan (đi theo tổ chức: hội phụ nữ, hội cựu chiến binh…) vào tham quan, dâng hương tại khu di tích. Cũng giống với sinh viên, những đoàn khách kiểu này thường chỉ “ghé qua” khu di tích như một điểm dừng chân rồi di chuyển sang một điểm di tích khác… Chính những điều này làm cho các hộ gia đình làm dịch vụ theo hoạt động du lịch tại khu di tích không phát triển, không có những điều kiện tăng thu nhập:

“Quán xá thì xập xệ, đầu tư ra thì không thu hồi được vốn. Nhiều người đầu tư “rụng” hết; Cứ nghĩ là khu di tích thể nào cũng nhiều khách, nhưng thời gian người ta ở lại rất ngắn, người ta không ăn uống gì cả. Ví dụ, người ta đến đây lúc 9h thì 10h - 10h30 người ta đi rồi. Bây giờ phải làm sao kéo được người ta (ở lại), thì dịch vụ mới ăn theo được”. (phỏng vấn anh bán nước trước cửa Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa); hay cũng như cán bộ Ban quản lý Khu di tích nhận định “di tích mang lợi ích về mặt kinh tế cho người dân chưa nhiều” (phỏng vấn cán bộ Ban quản lý Khu di tích Cổ Loa); “Di tích là như thế, lịch sử là như thế. Đưa công nghiệp vào thì không được, có khi chết đói vì di tích. Trước đây bọn ta bán hàng thì cũng được, nhưng từ khi được phong tặng di tích, Ủy ban chuyển đi nhớ, trường học chuyển đi nhé, không có khách, hàng quán không ai mua, chúng ta chết đói đầu tiên. Trước đây người ta (cán bộ) lĩnh lương ta còn bán được cái này cái kia, học sinh còn mua cho cái kem, bây giờ có bán được cho ai đâu”… (phỏng vấn bà bán nước trước cửa điếm xóm Chùa)

Dưới đây là ý kiến của một người dân Cổ Loa khác:

“…ví dụ có khơi thông thành hào hay không? Đó là tốt nhất, để mình có cái để phát triển du lịch thế là tốt hơn di dời. để hạn chế di dời. để giữ gìn được giá trị lịch sử, mình làm sao tuyên truyền để thu hút nhiều bà con đến để giới thiệu. Nhưng nhìn chung một cách tổng quát thì tại đây du lịch chưa phát triển. Bây giờ về, quần thể di tích rất nhiều, đình, đền, am… nhưng mình không tạo kết nối để du khách đến. Tôi cũng nghĩ bụng, du khách có đến thì cũng chỉ vào mấy điểm chính. Trong khi ấy, ở mình nhớ, có làng nghề, các chùa cổ ở các khu… mình có thể mở rộng, liên kết như thế nào đấy, tạo làm sao các vòng thành, thành các tuyến tham quan để cho họ đi, họ ngắm; có khách tham quan về không biết thành ở đâu, đâu là thành? Nếu chỉ về đình, đền không thì cũng không biết đâu là thành… đấy mình có thể làm như thế để hạn chế việc di dời dân”. (ý kiến của một người dân Cổ Loa)

Là một người dân bình thường, nhưng họ đưa ra quan điểm và đặt vấn đề rất mạch lạc liên quan đến câu chuyện phát triển du lịch cũng như thu hút được du khách đến với Khu di tích, tăng thu nhập cho bà con. Tôi bị ấn tượng với ý kiến của một người dân Cổ Loa: “Tôi cũng nghĩ bụng, du khách có đến thì cũng chỉ vào mấy điểm chính… có khách tham quan về không biết thành ở đâu, không biết đâu là thành?”. Một nhận định có đầy sự chính xác về thực tại du khách đến tham quan Khu di tích. Quay trở lại với lời khẳng định của bác trưởng thôn xóm Chùa “chúng tôi ở đây bao nhiều đời rồi, tôi biết giá trị khu di tích cổ loa này, khách thập phương đến đây tôi cũng nói giá trị bậc nhất ở đây là hệ thống tường thành. Gần 17km thành hào, nó còn tồn tại hơn 2000 năm - nay”. Điều này cũng được khẳng định về giá trị trong đồ án quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích thành Cổ Loa 1:2.000 (năm 2014) của Viện quy hoạch xây dựng đô thị quốc gia. Tuy nhiên, đúng như lời của người dân Cổ Loa nói, rất nhiều đoàn khách, cũng như các khách đi lẻ khi đến Cổ Loa thường đi thẳng vào các điểm tâm linh chính như đền Thượng, đình Ngự triều Di quy, am Mỵ Châu mà không tìm hiểu hoặc có điều kiện để tìm hiểu về một trong những điểm làm nên giá trị đặc trưng của Khu di tích Cổ Loa, đó là các vòng/đoạn thành Cổ Loa xưa. Với bản thân tôi, một người công tác trong lĩnh vực di sản văn hóa, có những quan tâm riêng về Khu di tích Cổ Loa nhưng cũng chỉ có một vài lần được tham quan một số điểm khai quật khảo cổ học

cắt các đoạn tường thành, chứ chưa có điều kiện/dịp đi tham quan tổng thể các vòng thành còn lại trong quần thể Khu di tích Cổ Loa.

Chúng ta chưa đề cập đến khía cạnh nhu cầu từ các đối tượng khách du lịch (nhu cầu tìm hiểu, khả năng khám phá, sự am hiểu lịch sử…) nhưng có thể thấy được sự thiếu hiệu quả trong công tác bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa gắn liền với hoạt động du lịch, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến tham Khu di tích Cổ Loa của các đơn vị quản lý Nhà nước. Cùng với đó, các hoạt động khai thác nguồn lợi từ du lịch của nhiều hộ gia đình tại Cổ Loa bị ảnh hưởng. Người dân chưa thấy được những lợi ích gắn liền với việc bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích nên những nhận thức về bảo tồn khu di tích Cổ Loa còn khá hạn chế.

3.5 Di tích đang làm “đóng băng” đời sống của ngƣời dân Cổ Loa

Hiện nay, chúng ta chưa thể nói tới tính hiệu quả của đồ án quy hoạch, tổng thể, chi tiết về bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị khu di tích thành Cổ Loa (vì chưa áp dụng vào thực tiễn), nhưng một việc có thể chỉ ra trước mắt, là sự chậm trễ trong việc triển khai xây dựng các đồ án quy hoạch của Nhà nước cũng như triển khai các bước của đồ án vào thực tiễn đã gây ra những lúng túng trong việc ứng xử của cộng đồng cũng như các đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn khu di tích Cổ Loa trong suốt thời gian qua. Việc chưa cắm mốc quản lý rõ ràng, đồng nghĩa với việc chưa phận định vai trò/trách nhiệm giữa các bên (Ban quản lý, chính quyền UBND xã Cổ Loa) dẫn đến hệ quả di tích bị xâm hại, xói mòn, xuống cấp mà không có đơn vị nhận trách nhiệm cũng như chế tài xử lý (chủ yếu xây dựng nhà ở và trồng cây ngắn ngày trên mặt các đoạn thành). Các đơn vị quản lý đang hình thành một tâm lý bị động trong việc ứng xử với di tích và cộng đồng và coi việc triển khai đồ án quy hoạch của Chính phủ là chìa khóa giải quyết những mâu thuẫn, chồng chéo trong cơ chế quản lý hiện thời.

Đối với cuộc sống người dân Cổ Loa, đặc biệt đối với các hộ dân “được liệt” vào danh sách các hộ nằm trong khu vực quy hoạch và là đối tượng di dời đến khu vực tái định cư khi chương trình quy hoạch được triển khai, đang gặp phải những khó khăn trong việc giải bài toán về nhu cầu sinh hoạt thường nhật gia đình. Theo quy định Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa năm 2009, tại điều 32 có quy định:

“1. Các khu vực bảo vệ di tích bao gồm:

a) Khu vực bảo vệ I là vùng có các yếu tố gốc cấu thành di tích;

b) Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I. 2. Các khu vực bảo vệ quy định tại khoản 1 Điều này phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định trên bản đồ địa chính, trong biên bản khoanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý khu di tích cổ loa, huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)