Khái niệm, thành phần, nội dung Phông lƣu trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sưu tầm, thu thập tài liệu Phông Lưu trữ chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)

8. Bố cục đề tài

1.2. Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh Khái niệm, nội dung,

1.2.2. Khái niệm, thành phần, nội dung Phông lƣu trữ

Chí Minh

1.2.2.1. Khái niệm

Quyết định số 94-QĐ/TW ngày 10-10-1989 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng về việc thành lập Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa :

“Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là toàn bộ bản gốc, bản chính (hoặc bản sao nếu không có bản chính), bằng các thứ tiếng về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Người” [19, tr. 44].

Định nghĩa trên về cơ bản đã thể hiện đƣợc nội hàm Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhƣng khi tiến hành sƣu tầm, thu thập, tổ chức khoa học và quản lý phông, theo chúng tôi cần lƣu ý một số điều sau :

- Phân biệt ranh giới giữa tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh với tài liệu của cơ quan : Những tài liệu của cá nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm bản thảo, bản nháp, bản gốc các văn kiện, tài liệu (trƣớc khi ký chính thức ban hành) do Ngƣời trực tiếp viết tay hoặc đánh máy; các bài nói, bài viết, sáng tác văn học; các văn bản Bác ký bút danh… còn những văn kiện, tài liệu do Bác ký ban hành với tƣ cách là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nƣớc thì nên xem xét đƣa về các phông lƣu trữ của Ban Chấp hành Trung ƣơng, Chủ tịch nƣớc...

- Tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ngoài các văn bản của cá nhân Bác còn có tài liệu liên quan đến Bác do các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi đến Bác và có bút tích của Bác (có khi chỉ là một ký hiệu, một chữ hoặc một vài chữ…) hoặc viết về Bác…

Ví dụ : Tài liệu “Báo cáo kiểm điểm việc phổ biến Nghị quyết Hội nghị

Trung ƣơng 10 (mở rộng) và tình hình sửa chữa sai lầm ở các địa phƣơng” vừa có bút tích bằng tiếng Trung và tiếng Việt của Bác, ở trang cuối Bác ghi “Đền bù”.

1.2.2.2. Thành phần, nội dung tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh chƣa đƣợc thu thập đầy đủ về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, hiện chúng còn bảo quản phân tán nhiều cơ quan, nhƣng qua nghiên cứu cho thấy thành phần, nội dung tài liệu hết sức đa dạng và phong phú. Cụ thể nhƣ sau :

* Về loại hình :

Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm tài liệu chữ viết và tài liệu nghe nhìn, cụ thể nhƣ sau :

- Tài liệu tiểu sử và liên quan đến tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1919-1969.

- Tài liệu về hoạt động ở các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc : Nhóm này bao gồm tài liệu, văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc gửi đến có bút tích Ngƣời (1945-1968); bản thảo dự án, kế hoạch.v.v… của các cơ quan, đơn vị đƣợc Ngƣời sửa chữa, phê duyệt, góp ý kiến (1945-1969).

Ngoài ra, còn có tài liệu về các hội nghị do Ngƣời chủ trì hoặc tham dự; các văn kiện do Ngƣời duyệt, ký tên.

- Tài liệu về hoạt động đối ngoại (1945-1965) : gồm tài liệu về các cuộc thăm và làm việc của Ngƣời với các đảng, các nƣớc, các tổ chức quốc tế, các cá nhân ngƣời nƣớc ngoài; bản tin đối ngoại, biên bản hội đàm, hiệp ƣớc, hiệp định, tuyên bố, thông cáo về quan hệ và hợp tác với các đảng, các nƣớc do Ngƣời ký.

- Các bài nói, bài viết (do ngƣời viết tay hoặc đánh máy), các tài liệu có bút tích của Ngƣời :

+ Các sáng tác, bài viết đăng trên báo (các bài báo trƣớc năm 1924, tài liệu về phong trào cách mạng ở Việt Nam năm 1930-1931; vụ án ở Đông Dƣơng; các bản tin nhanh, bài báo nói về phong trào cách mạng ở Đông Dƣơng năm 1933-1934 (cả bài đăng, bản gốc, bản thảo, viết tay, bản in, ảnh).

+ Bài nói, huấn thị, lời kêu gọi (1945-1969).

+ Tài liệu tham khảo, báo, bản tin, gồm các bản tiếng Pháp, Nga, Trung, Nhật, Lào, Nam Tƣ.

- Thƣ, điện (1923-1969) : gồm thƣ các đơn vị, tổ chức, gia đình, bè bạn và cá nhân gửi đến Bác; thƣ của Bác gửi các đơn vị, cá nhân có thành tích trong học tập, lao động, chiến đấu, trong phong trào “Ngƣời tốt, việc tốt”…

- Những tài liệu khác (1945-1969) nhƣ sách ảnh, sách báo trong và ngoài nƣớc gửi cho Bác.

- Tài liệu liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi Ngƣời qua đời (1969-1989).

Tài liệu nghe nhìn : gồm phim, ảnh, băng, đĩa ghi âm (1959, 1962,

1966).

* Về nội dung tài liệu :

Tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh đời sống của nhân dân lao động trong những năm tháng đô hộ của thực dân, phong kiến; về lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc trong những năm tháng kháng chiến, kiến quốc và bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

Tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, quân sự, kinh tế, khoa học, văn học nghệ thuật, giáo dục… của đất nƣớc; đồng thời, phản ánh sinh động cuộc đời, hoạt động của Ngƣời, đồng thời cũng là nguồn sử liệu nghiên cứu về lịch sử Đảng ta.

Bên cạnh đó, Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có tài liệu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi Ngƣời hoặc viết về Ngƣời; tài liệu của mật thám Pháp, Anh theo dõi về hoạt động cách mạng của Ngƣời hoặc bản dịch của mật thám Pháp về một số bức thƣ của bạn bè, đồng chí gửi cho Nguyễn Ái Quốc và thƣ của Nguyễn Ái Quốc gửi cho bạn bè.

Ví dụ :

- Bản dịch của mật thám Pháp bức thƣ của ông Josep Demerrvill gửi Nguyễn Ái Quốc, ngày 20-6-1921.

- Tài liệu của Sở Mật thám Pháp theo dõi hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1923-1939, bản tiếng Pháp.

Không chỉ theo dõi hoạt động của Bác, mật thám Pháp còn theo dõi về những ngƣời thân trong gia đình của Bác nên Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có những tài liệu về ngƣời thân của Bác hoặc tài liệu do chúng lấy cắp đƣợc, nhƣ tài liệu về cụ Nguyễn Sinh Huy năm 1908, 1909, 1915, 1920,

1923, 1927-1929…; tài liệu về bà Nguyễn Thị Thanh (chị gái Bác), về ông Nguyễn Tất Đạt (tức Nguyễn Sinh Khiêm, anh trai Bác).

Ngoài những tác phẩm, văn kiện viết riêng, Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có nhiều tác phẩm, văn kiện Bác viết chung với các đồng chí khác. Ví dụ : Yêu sách của nhân dân An Nam (1919) viết chung cùng cụ Phan Châu Trinh, Phan Văn Trƣờng...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sưu tầm, thu thập tài liệu Phông Lưu trữ chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 33)