Chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng về việc sƣu tầm, thu thập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sưu tầm, thu thập tài liệu Phông Lưu trữ chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 63)

8. Bố cục đề tài

2.2. Chủ trƣơng của Trung ƣơng Đảng về việc sƣu tầm, thu thập

quản lý tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhƣ trên đã đề cập, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại kính yêu của Đảng Cộng sản Việt Nam, của giai cấp công nhân,

nhân dân và dân tộc Việt Nam đã sản sinh ra một khối lƣợng tài liệu đồ sộ, có giá trị vô cùng quý giá đối với Đảng ta và dân tộc ta, chứa đựng nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về cách mạng Việt Nam, phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu và học tập. Vì vậy, xuyên suốt trong chỉ đạo của mình, Trung ƣơng Đảng đã rất quan tâm chỉ đạo việc sƣu tầm, thu thập tài liệu của Đảng nói chung và tài liệu của Bác nói riêng, nhất là sau khi Ngƣời qua đời để quản lý tập trung thống nhất và phục vụ công tác nghiên cứu của Đảng và các nhu cầu nghiên cứu của xã hội. Cụ thể nhƣ sau :

Ngày 04-01-1971, Ban Bí thƣ ban hành Chỉ thị số 187-CT/TW về việc tập trung quản lý những tài liệu văn kiện, tƣ liệu và hiện vật thuộc về lịch sử của Đảng và lịch sử cách mạng nƣớc ta. Trong đó có tài liệu lƣu trữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ban Bí thƣ khẳng định : Việc tập trung và thống nhất quản lý những tài liệu văn kiện, tƣ liệu và hiện vật lịch sử của Đảng là một việc rất quan trọng, nhằm bảo đảm nguyên tắc giữ bí mật của Đảng và Nhà nƣớc, bảo quản chu đáo tài sản quý báu của cách mạng và phổ biến đƣờng lối, chính sách của Đảng.

Chỉ thị này đã đề cập đến trách nhiệm của một số cơ quan nhƣ sau : - Văn phòng Trung ƣơng Đảng giúp Trung ƣơng sƣu tầm, thu thập, xác minh và chỉnh lý những tài liệu văn kiện của Đảng do các nơi giao lại; tổ chức quản lý chu đáo, bảo đảm không để mất mát, mục nát, hƣ hỏng phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử Đảng và tổng kết kinh nghiệm cách mạng Việt Nam.

- Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh (khi đó là Ban phụ trách xây dựng) có nhiệm vụ tiếp nhận và quản lý những hiện vật của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đƣợc Trung ƣơng xác nhận và cho phép sử dụng trong việc trƣng bày. Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh chỉ được trưng bày những tài liệu văn kiện và tư liệu phục chế; những tài liệu văn kiện gốc phải giao lại cho cơ quan lưu trữ của Trung ương Đảng quản lý [22, tr. 103-109].

Thực hiện Chỉ thị 187-CT/TW, ngày 06-04-1971 Văn phòng Trung ƣơng đã có công văn số 61-VF/TW ban hành tạm thời bản “Quy định về chế độ sƣu tầm, tập trung và quản lý tài liệu lƣu trữ ở các cấp bộ Đảng”.

Điều 3 của Quy định đã xác định công tác sƣu tầm, tập trung quản lý những tài liệu văn kiện của Đảng đƣợc thực hiện theo chế độ phân cấp quản lý. Trong đó, Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng chịu trách nhiệm sƣu tầm, tập trung và quản lý tài liệu văn kiện có thời hạn bảo quản lâu dài, hình thành trong quá trình hoạt động của các cơ quan Đảng, đoàn thể và tài liệu văn kiện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, của các lãnh tụ tiền bối của Đảng, của các

đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng [22, tr. 113]… Để phát huy giá trị tài liệu lƣu trữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ nhu cầu nghiên cứu và học tập của xã hội, ngày 07-01-1978, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về việc xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập , Nghị quyết khẳng định : “Những tác phẩm của Người là tài sản vô cùng quý giá của Đảng ta và dân tộc ta” [05, tr. 19-22].

Thực hiện chủ trƣơng này, ngày 30-8-1978 Ban Bí thƣ đã ra Thông tri số 53-TT/TW về việc sƣu tầm các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập. Thông tri nêu rõ : “Hiện nay những tác phẩm

[…] của Hồ Chủ tịch đang còn phân tán ở nhiều nơi, do nhiều cơ quan và cá nhân cất giữ, chưa được tập trung về một cơ quan quản lý”. Vì vậy, Ban Bí

thƣ yêu cầu :

1- Tổ chức việc sƣu tầm và thống kê các tác phẩm của Hồ Chủ tịch và các tài liệu có liên quan đến hoạt động cách mạng của Ngƣời.

Các cấp ủy Đảng, các cơ quan Trung ƣơng, các địa phƣơng cần nhanh chóng tổ chức việc sƣu tầm trong các cơ quan của Đảng và Nhà nƣớc, các đoàn thể quần chúng, các đơn vị quân đội và các cá nhân; thống kê các tác phẩm của Hồ Chủ tịch, các tài liệu có liên quan đến hoạt động cách mạng của

Ngƣời; thống kê các lần thăm hỏi và làm việc của Hồ Chủ tịch ở cơ quan và ở địa phƣơng mình.

2- Tổ chức việc sao chép, chụp ảnh các tác phẩm, tài liệu nói trên theo yêu cầu của Hội đồng chỉ đạo việc biên tập và xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập. Sau khi làm xong thống kê và gửi về Hội đồng chỉ đạo việc biên tập và xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập, các cơ quan, đơn vị trung ƣơng và các địa phƣơng cần tiến hành ngay việc sao chép, chụp ảnh lại các tài liệu đó (nếu cấp ủy địa phƣơng và các ngành cần giữ lại hiện vật để trƣng bày) và giao bản gốc cho Hội đồng.

Các cấp ủy, các cơ quan ở Trung ƣơng và các địa phƣơng cần cử cán bộ đem các tài liệu đã sƣu tầm và sao chép đƣợc giao cho Hội đồng chỉ đạo việc biên tập và xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập, đồng thời báo cáo cho Hội đồng biết tình hình công tác sƣu tầm ở địa phƣơng, đơn vị và cơ quan mình [05, tr. 368-370].

Tiếp đó, Ban Bí thƣ đã ban hành Thông tri số 54-TT/TW để chỉ đạo việc sƣu tầm các tác phẩm, văn kiện của Bác ở nƣớc ngoài, Thông tri nhấn mạnh : “Hiện nay, nói riêng ở nước ngoài, những tác phẩm đó của Hồ Chủ tịch đang còn phân tán ở một số nước trên thế giới, do nhiều cơ quan, nhiều tổ chức và cá nhân ở nước ngoài cất giữ, chưa được sưu tầm và tập trung để phục vụ cho việc xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập” nên rất cần phải tổ chức việc sƣu tầm (sao chép, chụp ảnh, mua lại) các tác phẩm của Hồ Chủ tịch ở các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngƣời nƣớc ngoài hoặc Việt kiều; các sách báo, tài liệu của nƣớc ngoài có bài, ảnh nói về hoạt động của Hồ Chủ tịch.

Ban Bí thƣ yêu cầu : “Công tác sưu tầm và thống kê các tác phẩm của

Hồ Chủ tịch và các tài liệu nói về hoạt động của Người ở nước ngoài phải được tiến hành một cách khẩn trương và chu đáo, tránh lầm lẫn, luộm thuộm. Các cơ quan của Đảng và Nhà nước ta ở nước ngoài cần cử cán bộ đem tài liệu và các bản thống kê về nước để cung cấp cho Hội đồng chỉ đạo việc biên

tập và xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập, tuyệt đối không gửi các tài liệu và các bản thống kê theo đường bưu điện hoặc nhờ ai khác” [5, tr. 374-376].

Với việc xuất bản Hồ Chí Minh toàn tập, Trung ƣơng Đảng đã cho sƣu tầm, thu thập và công bố nhiều tài liệu lƣu trữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những văn kiện này có ý nghĩa lớn trong lao động và học tập của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tài liệu khác cần sƣu tầm, thu thập để phục vụ yêu cầu quản lý và khai thác sử dụng theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng công tác nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19-5-1989, Ban Bí thƣ Trung ƣơng (khoá VI) đã ban hành Quyết định số 89-QĐ/TW về việc quản lý tập trung toàn bộ tài liệu lưu trữ về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong Quyết định này, Ban Bí thƣ khẳng định : “Toàn bộ tài liệu về thân thế, sự nghiệp hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản rất quý báu của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta, trong đó có nhiều tài liệu thuộc loại tuyệt mật và tối mật, phải được quản lý tập trung thống nhất, sử dụng theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

Không một cá nhân, tổ chức nào được giữ lại để dùng riêng những tài liệu lưu trữ về thân thế, sự nghiệp, hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản sao những tài liệu mật của Người và liên quan đến Người chưa được phép công bố”.

Cho đến thời điểm đó, tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn bảo quản phân tán ở nhiều nơi. Do đó, Ban Bí thƣ chỉ thị cho các cơ quan : Bảo tàng Hồ Chí Minh, Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Nhà nƣớc, Văn phòng Hội đồng Bộ trƣởng, Bảo tàng Cách mạng, Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Nhà xuất bản Sự thật, Viện Mác - Lênin, Bộ Văn hoá... và các cơ quan khác ở các cấp, các ngành đến hết tháng 9-1989 phải bàn giao tài liệu lƣu trữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh

cho Cục Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng (nay là Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng).

Riêng Bảo tàng Hồ Chí Minh trong tháng 6-1989 phải bàn giao cho Cục Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng những bản tài liệu gốc và bản tài liệu chính (hoặc bản sao có giá trị nhƣ bản chính) về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Bảo tàng còn giữ, gồm : Di chúc, báo cáo, luận văn chính trị, lời kêu gọi, huấn thị, diễn văn, trả lời phỏng vấn, sổ tay, nhật ký, biên bản các cuộc họp hội nghị ở trong nƣớc, các cuộc đi thăm nƣớc ngoài, tiếp khách nƣớc ngoài, thơ, truyện ký, tranh vẽ, bài báo, thƣ từ, điện văn, các văn kiện của Đảng và của Nhà nƣớc mà Ngƣời ký tên đã đƣợc xuất bản và chƣa xuất bản, cũng nhƣ các bút tích của Ngƣời trên các sách, báo, tài liệu và văn hoá phẩm, các phim, ảnh, băng ghi âm, đĩa ghi âm có liên quan đến hoạt động của Ngƣời.

Để tránh tình trạng các bảo tàng không giao nộp tài liệu của Bác, Quyết định nêu rõ : “Ở các bảo tàng, chỉ trưng bày bản sao, bản phục chế những tài

liệu, tư liệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được phép công bố” [19, tr. 43].

Sau khi có Quyết định 89-QĐ/TW, một số tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nội dung mật vẫn đƣợc công bố công khai trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng không đúng nguyên tắc, gây ảnh hƣởng xấu tới sự lãnh đạo của Đảng và hình ảnh của Bác. Đặc biệt, việc công bố này bị các thế lực thù địch lợi dụng để bôi nhọ, bóp méo phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng. Vì vậy, ngày 26-5-1989, Bộ Chính trị đã họp dƣới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thƣ Nguyễn Văn Linh, có sự tham dự của các Cố vấn Ban Chấp hành Trung ƣơng để nghe Ban Bí thƣ báo cáo về việc một số tài liệu lƣu trữ mật của Bác đã bị công bố không đúng nguyên tắc. Kết luận cuộc họp, Bộ Chính trị giao Ban Bí thƣ ra quyết định thu hồi các tài liệu lƣu trữ về Bác Hồ mà Bảo tàng Hồ Chí Minh và một số cơ quan khác đang còn giữ, tổ chức việc

thu hồi đầy đủ những tài liệu của Hồ Chủ tịch để tập trung quản lý thống nhất [31, tr. 01].

Theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và tiếp tục triển khai Quyết định 89- QĐ/TW, ngày 10-10-1989, Ban Bí thƣ đã ban hành Quyết định số 94-QĐ/TW thành lập Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc Phông lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm mục đích tập trung thống nhất, bảo quản an toàn và sử dụng có hiệu quả các tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tại Quyết định này, Ban Bí thƣ giao trách nhiệm cho Cục Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng (nay là Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng Đảng) trực tiếp quản lý Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiệm vụ sƣu tầm, thu thập tài liệu của Ngƣời còn phân tán trong cán bộ và nhân dân, Việt kiều ở nƣớc ngoài; liên hệ với các tổ chức lƣu trữ các nƣớc và các đảng anh em, với bầu bạn trên thế giới để sƣu tầm, thu thập tài liệu của Ngƣời khi hoạt động ở ngoài nƣớc.

Quyết định 94-QĐ/TW cũng một lần nữa nhắc nhở các cơ quan Đảng, nhà nƣớc, đoàn thể quần chúng và công dân Việt Nam có trách nhiệm : thống kê đầy đủ, thông báo kịp thời và tổ chức chuyển an toàn đến Cục Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng mọi tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh do cơ quan, đơn vị và cá nhân lƣu giữ, không để dùng riêng; không được mua, bán, đổi, tiêu hủy,

làm hư hỏng tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh [19, tr. 47]…

Sau khi ban hành Quyết định 89-QĐ/TW và Quyết định 94-QĐ/TW, Ban Bí thƣ đã tích cực kiểm tra, chỉ đạo các cơ quan có liên quan thực hiện nghiêm túc các quyết định này.

Ngày 13-10-1989 Ban Bí thƣ đã họp bàn về việc trƣng bày tài liệu của Bác ở Bảo tàng Hồ Chí Minh và vấn đề bàn giao tài liệu lƣu trữ của Bác cho Cục Lƣu trữ Trung ƣơng. Trong cuộc họp này, Ban Bí thƣ đã yêu cầu Bảo

tàng nghiêm túc thực hiện các quyết định của Trung ƣơng, bàn giao hết bản chính, bản gốc, bản thảo tài liệu của Bác mà Bảo tàng còn giữ. Đặc biệt là bàn giao 13 cặp tài liệu bản gốc do Bác viết tay [10, tr. 12-14].

Ngày 8-6-1991, Ban Bí thƣ ban hành công văn số 747-CV/TW về việc quản lý tập trung và tổ chức phục vụ khai thác tài liệu của Hồ Chủ tịch. Công văn nêu rõ : Mấy năm gần đây, các cấp các ngành đã thực hiện chủ trƣơng sƣu tầm, thu thập, giao nộp tài liệu về thân thế và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào Cục Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng để quản lý tập trung và tổ chức phục vụ khai thác. Tuy nhiên, một số cơ quan và cá nhân đã không thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ, làm trái với nội dung Quyết định số 89-QĐ/TW ngày 19-5-1989 của Ban Bí thƣ. Vì vậy, Ban Bí thƣ chỉ thị :

1- Các cơ quan, đoàn thể và những nơi còn lƣu giữ tài liệu về thân thế và hoạt động của Ngƣời, phải thực hiện đầy đủ việc giao nộp những tài liệu ấy vào Cục Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, theo Quyết định số 89-QĐ/TW ngày 19-5-1989 của Ban Bí thƣ.

2- Các cơ quan của Đảng và Nhà nƣớc, các đoàn thể nhân dân, nhất là các cơ quan báo chí và thông tin đại chúng ở Trung ƣơng và địa phƣơng không đƣợc công bố bất kỳ một tài liệu nào thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là những tài liệu, tƣ liệu do tập thể và cá nhân mới sƣu tầm, thu thập đƣợc [19, tr. 48].

Để công tác quản lý, khai thác sử dụng tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc chặt chẽ, tránh việc thất thoát, làm lộ những bí mật trong tài liệu, tiếp theo sự chỉ đạo của Ban Bí thƣ Trung ƣơng (khoá VI), ngày 26-4-1994, Ban Bí thƣ Trung ƣơng (khoá VII) đã họp bàn về công tác lƣu trữ của Đảng nói chung và việc tập trung triệt để tài liệu lƣu trữ của Hồ Chủ tịch.

Sau khi nghe Văn phòng Trung ƣơng báo cáo và trao đổi về thực trạng công tác lƣu trữ của Đảng, đồng chí Tổng Bí thƣ Đỗ Mƣời đã kết luận :

Thứ nhất, tài liệu lƣu trữ là tài sản rất quý báu của Đảng, cần phải đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sưu tầm, thu thập tài liệu Phông Lưu trữ chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 63)