Về công tác tổ chức, cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sưu tầm, thu thập tài liệu Phông Lưu trữ chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - thực trạng và giải pháp (Trang 105 - 150)

8. Bố cục đề tài

3.4. Các giải pháp khác có liên quan

3.4.2. Về công tác tổ chức, cán bộ

* Về tổ chức bộ máy

Cho đến nay Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng chƣa có một đơn vị trực tiếp quản lý, bảo quản, sƣu tầm, thu thập, tổ chức khoa học, phục vụ khai thác sử dụng tài liệu của các cơ quan, tổ chức Đảng theo Quyết định 20- QĐ/TW ngày 23-9-1987, Quy định 210-QĐ/TW ngày 6-3-2009 về Phông lƣu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam (nhƣ Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc có các Trung tâm Lƣu trữ quốc gia). Vì vậy, theo chúng tôi, Văn phòng Trung ƣơng cần lập một trung tâm lƣu trữ hoặc viện lƣu trữ trực thuộc Cục Lƣu trữ để quản lý, sƣu tầm, thu thập và nghiên cứu về tài liệu các cơ quan, tổ chức đảng nói chung và Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng. Trong điều kiện chƣa lập đƣợc cơ quan nhƣ trên thì cần nhanh chóng có văn bản quy định chính thức về chức năng, nhiệm vụ của Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng.

* Về công tác cán bộ

Đội ngũ cán bộ của Cục Lƣu trữ còn thiếu so với yêu cầu công việc, trình độ ngoại ngữ, lịch sử Đảng, sử liệu học còn những hạn chế nhất định, nên đã ảnh hƣởng tới việc tổ chức khoa học, sƣu tầm, thu thập và quản lý tài liệu các phông lƣu trữ tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng.

Thời gian gần đây, Cục Lƣu trữ chỉ tuyển dụng cán bộ có nghiệp vụ văn thƣ, lƣu trữ; không tuyển dụng cán bộ có chuyên môn liên quan nên đã ảnh hƣởng phần nào đến việc quản lý, tổ chức khoa học và phát huy giá trị tài liệu những phông lƣu trữ có tính lịch sử gắn với hoạt động của Đảng ta, hoặc khối tài liệu tiếng nƣớc ngoài có trong Kho, trong đó có Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hiện nay, Cục Lƣu trữ có khoảng 60 cán bộ, trong đó số cán bộ thƣờng xuyên làm công tác chỉnh lý khoa học tài liệu (thuộc Phòng Thu thập - Chỉnh

lý(*)

) chỉ từ 4-5 ngƣời trên tổng số 9 cán bộ. Vì vậy, việc chỉnh lý một phông thƣờng kéo dài trong nhiều năm (trung bình từ 3 năm/một phông, cá biệt có phông từ 7-8 năm). Đối với những tài liệu tiếng Pháp, tiếng Nga, Cục Lƣu trữ chƣa có cán bộ thông thạo ngoại ngữ để tổ chức khoa học chúng.

Đây là một trong những nguyên nhân khiến tài liệu trong Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng nói chung và Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng còn tồn đọng, chƣa đƣợc chỉnh lý khoa học.

Vì vậy, Cục Lƣu trữ cần đề nghị lãnh đạo Văn phòng Trung ƣơng tăng cƣờng thêm biên chế, tuyển dụng cán bộ có chuyên ngành liên quan nhƣ lịch sử, ngoại ngữ… để tổ chức khoa học nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo chất lƣợng và quản lý tốt những tài liệu ở Kho Lƣu trữ Trung ƣơng, trong đó có tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN

Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngƣời sáng lập và rèn luyện Đảng ta, trƣớc khi qua đời đã để lại cho Đảng và dân tộc ta một di sản tinh thần quý báu kết tinh

(*)

Theo Quy chế số 05-QC/LT ngày 8-11-1996 của Cục Lƣu trữ, Phòng Thu thập - Chỉnh lý “có chức năng giúp Cục trƣởng tổ chức việc kiểm tra, hƣớng dẫn nghiệp vụ văn thƣ lƣu trữ đối với các cơ quan đảng, Ban cán sự, đảng đoàn trực thuộc Trung ƣơng; thu thập và chỉnh lý các phông tài liệu lƣu trữ thuộc phạm vi quản lý của Kho Lƣu trữ Trung ƣơng”.

trong tài liệu lƣu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của Ngƣời – Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh phản ánh thân thế, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Hồ Chủ tịch, là di sản quý báu của Đảng, Nhà nƣớc và dân tộc ta, chứa đựng tƣ tƣởng, “cẩm nang” dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vƣợt qua những khó khăn, thử thách, tiến lên giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sau ngày Bác Hồ qua đời, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã có chủ trƣơng quản lý tập trung thống nhất tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng tại Quyết định số 89-QĐ/TW ngày 19-5-1989, Quyết định số 94-QĐ/TW ngày 10-10-1989. Tuy nhiên, đến nay Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo quản tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng vẫn còn thiếu nhiều tài liệu phản ánh thân thế, sự nghiệp và hoạt động cách mạng của Bác.

Vì vậy, trong thời gian qua, đƣợc sự đồng ý của Trung ƣơng Đảng, Văn phòng Trung ƣơng và Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng đã sƣu tầm, thu thập để quản lý tập trung thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng. Cục Lƣu trữ đã tổ chức nhiều đoàn đi sƣu tầm, thu thập tài liệu của Bác cả ở trong nƣớc và ngoài nƣớc. Đặc biệt, đƣợc sự quan tâm của Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ, Cục đã nhiều lần cử cán bộ đi sƣu tầm tài liệu của Đảng và tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Nga, có đợt đi liên tục trong thời gian 6-7 tháng và tiến hành liên tục trong nhiều năm (từ 1994-2004). Kết quả, đã sƣu tầm, thu thập về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng đƣợc trên một trăm cặp ba dây với hàng nghìn tài liệu bản gốc, bản thảo, bản có bút tích liên quan đến tiểu sử và hoạt động của Hồ Chủ tịch ở nhiều giai đoạn,

lĩnh vực khác nhau, làm sáng tỏ một số hoạt động của Đảng và của Bác, nhất là thời kỳ trƣớc năm 1945.

Tuy vậy, một khối lƣợng khá lớn tài liệu thuộc phông vẫn chƣa đƣợc sƣu tầm, thu thập và quản lý tập trung thống nhất theo tinh thần Quyết định 89-QĐ/TW, Quyết định 94-QĐ/TW của Ban Bí thƣ Trung ƣơng (khoá VI); tài liệu đƣợc thu về chƣa đƣợc tổ chức khoa học và phát huy hiệu quả giá trị để phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và nhu cầu nghiên cứu của xã hội…

Trên cơ sở phân tích thực trạng đó, luận văn đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác sƣu tầm, thu thập và quản lý tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng nhƣ :

- Thứ nhất, trong quản lý tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh,

cần nâng cao nhận thức của các cơ quan về Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổ chức khoa học khối tài liệu hiện có, đẩy mạnh các hình thức khai thác sử dụng, có chế độ quản lý thích hợp tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh…

- Thứ hai, cần tiếp tục tiến hành sƣu tầm, thu thập tài liệu thuộc Phông

lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các nơi, coi đây là công tác trọng tâm và thƣờng xuyên trong hoạt động của Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng.

- Thứ ba, thành lập Trung tâm Lƣu trữ hoặc Viện Lƣu trữ trực thuộc

Cục Lƣu trữ để làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lƣu trữ của Đảng; tăng cƣờng đội ngũ cán bộ để sƣu tầm, thu thập, tổ chức khoa học và phục vụ khai thác sử dụng tài liệu của Kho Lƣu trữ Trung ƣơng nói chung và tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng.

Mặc dù vậy, luận văn này cũng mới chỉ xới lên vấn đề sƣu tầm, thu thập và quản lý tập trung thống nhất để phát huy hiệu quả giá trị tài liệu

Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh - di sản tinh thần vô cùng quý báu của Đảng và dân tộc.

Theo chúng tôi, còn có nhiều vấn đề cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu nhƣ cách thức, biện pháp phát huy giá trị tài liệu; vị trí, vai trò của Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với công tác nghiên cứu, tổng kết lịch sử Đảng, lịch sử Nhà nƣớc Việt Nam và đặc biệt là việc nghiên cứu về cuộc đời và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tìm ra những giá trị của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta. Đồng thời, các vấn đề khác cũng cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu nhƣ : nguồn sƣu tầm, thu thập tài liệu của Bác ở nƣớc ngoài (nhất là Trung Quốc); xác minh bút tích, bút danh, bí danh, mật danh của Bác thông qua tài liệu lƣu trữ; xác minh tính chân thực của tài liệu dƣới góc độ của văn bản học, sử liệu học.v.v… trong quá trình sƣu tầm, thu thập và tổ chức khoa học tài liệu về Bác.

Tóm lại, đề tài “Sưu tầm, thu thập tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - Thực trạng và giải pháp”

đã bƣớc đầu nghiên cứu một cách có hệ thống về công tác sƣu tầm, thu thập và quản lý tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, song còn có nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn liên quan mà chúng tôi chƣa có điều kiện và khả năng tiếp cận. Hi vọng rằng trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục đƣợc nghiên cứu về những vấn đề này.

1. Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta (2005), Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.

2. Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc (1992), Từ điển lưu trữ Việt Nam, Hà Nội.

3. Lê Duẩn (1986), Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và dân

tộc ta, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 30, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 39, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. E.Cô-bê-lép (1985), Đồng chí Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thanh niên,

Hà Nội phối hợp với Nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcơva ấn hành (bản dịch tiếng Việt).

7. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, (2000), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

8. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Hồ Chí Minh tiểu sử,

Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội.

9. Đặng Xuân Kỳ (chủ biên) (1997), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, Phông lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương Đảng, mục lục số 06, đơn vị bảo quản số 431.

11. Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, Hồ sơ Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, lƣu tại Phòng Bảo quản, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng

Đảng.

12. Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục lục số 01, đơn vị bảo quản số 129.

13. Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục lục số 01, đơn vị bảo quản số 131.

14. Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục lục số 01, đơn vị bảo quản số 133.

15. Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục lục số 01, đơn vị bảo quản số 144.

16. Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục lục số 6, đơn vị bảo quản số 149.

17. Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục lục số 6, đơn vị bảo quản số 150.

18. Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, Phông lưu trữ Cục Lưu trữ Trung ương,

mục lục số 1, đơn vị bảo quản số 20.

19. Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng, Phông lưu trữ Cục Lưu trữ Trung ương,

mục lục số 01, đơn vị bảo quản số 27.

20. Nguyễn Văn Lanh (chủ nhiệm), Nguyễn Thị Kỳ, Trịnh Nhu, Nguyễn Quốc Dũng, Trần Châu Giang, Tô Thị Kim Đính, Xác định tiêu chuẩn phông lưu trữ cá nhân thuộc diện nộp lưu về Kho Lưu trữ Trung ương

(đề tài khoa học cấp bộ), mã số KHBĐ (2006)-36, kho tƣ liệu Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng.

21. Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ của Liên Xô, bản dịch và ấn hành

năm 1967 của Phòng chế độ Nghiệp vụ Cục Lƣu trữ Phủ Thủ tƣớng, kho tƣ liệu Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng.

22. Một số văn kiện của Đảng và Chính phủ về công tác văn thư và công tác lưu trữ, lƣu hành nội bộ, 8-1977, kho tƣ liệu Cục Lƣu trữ Văn phòng

Trung ƣơng.

23. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 8-4-2004 của Chính phủ về công tác văn thư, Công báo số 09, ngày 17-4-2004.

24. Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia (2001), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà

25. Quy định số 210-QĐ/TW ngày 6-3-2009 của Ban Bí thư về Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam, Cơ sở dữ liệu Thông tin hoạt động của Cục Lƣu

trữ Văn phòng Trung ƣơng.

26. Vƣơng Đình Quyền (chủ biên), Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Nguyễn Văn Thâm (1990), Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ, Nhà

xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.

27. Sở Lƣu trữ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây (2005), Hồ Chí Minh với Quảng Tây, Nhà xuất bản Nhân dân Quảng Tây (bản song ngữ tiếng Trung - Việt).

28. Quyết định số 79-QĐ/TW ngày 21-8-2007 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng, lƣu tại Phòng Lƣu

trữ hiện hành, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng.

29. Song Thành (chủ biên) (1997), Một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

30. Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế (1993), Từ điển nhân vật lịch sử Việt

Nam, Nhà xuất bản Văn hoá, Thành phố Hồ Chí Minh.

31. Thông báo số 140-TB/TW ngày 27-5-1989 của Ban Bí thư về xử lý những vấn đề liên quan đến công bố Di chúc của Bác Hồ, Cơ sở dữ liệu Văn

kiện Đảng, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng.

32. Thu Trang (Công Thị Nghĩa) (2002), Nguyễn Ái Quốc tại Pari (1917- 1923), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

33. Nguyễn Văn Trình (1998), Vấn đề xây dựng Phông lưu trữ cá nhân các nhà khoa học tiêu biểu tại Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Luận văn thạc sỹ, Tƣ liệu Khoa Lƣu trữ học và Quản trị văn phòng,

trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội.

34. Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam (1995), Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá lớn, Nhà xuất bản

Khoa học xã hội, Hà Nội.

35. Văn phòng Trung ƣơng Đảng (2009), Trường Chinh - Những bài nói, bài

viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Các quyết định của Ban Bí thư về Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phụ lục 2. Một số tài liệu và bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh

2.1. Tài liệu do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tay

2.2. Tài liệu do Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh máy và có bút tích sửa chữa.

2.3. Tài liệu đến có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC 1 :

CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA BAN BÍ THƢ

PHỤ LỤC 2 :

MỘT SỐ TÀI LIỆU VÀ BÚT TÍCH CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

PHỤ LỤC 2.1 :

Bút tích câu đối “Việt - Trung hữu nghị” do Chủ tịch Hồ Chí Minh viết

Nguồn : Kho Lưu trữ Trung ương, Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, mục lục số 17.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sưu tầm, thu thập tài liệu Phông Lưu trữ chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - thực trạng và giải pháp (Trang 105 - 150)