Đặc điểm Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sưu tầm, thu thập tài liệu Phông Lưu trữ chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 47)

8. Bố cục đề tài

1.2. Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh Khái niệm, nội dung,

1.2.3. Đặc điểm Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện đƣợc bảo quản tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng và một số cơ quan, tổ chức khác, chúng tôi rút ra một số đặc điểm cơ bản của Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhƣ sau :

Thứ nhất, Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện bảo quản phân tán ở nhiều nơi

Sinh thời, Hồ Chí Minh đã từng có 30 năm sống ở nƣớc ngoài, từng đặt chân đến khoảng 26 nƣớc; hoạt động cả công khai và bí mật ở nhiều nƣớc dƣới nhiều tên gọi, bí danh, mật danh. Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Ngƣời là Chủ tịch nƣớc và có thời gian dài kiêm Chủ tịch Đảng (từ 1951-1969), Tổng Bí thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng (từ 1958-9/1960)… Với nhiều cƣơng vị hoạt động khác nhau và không gian hoạt động rộng lớn nên tài liệu hình thành trong cuộc đời hoạt động của Bác thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện bảo quản phân tán ở nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân cả trong nƣớc và ngoài nƣớc.

1) Ở trong nƣớc, các cơ quan tiêu biểu hiện đang bảo quản tài liệu

thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là :

- Kho Lưu trữ Trung ương Đảng : Đây là nơi duy nhất đƣợc Trung ƣơng Đảng giao trách nhiệm quản lý tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay, ở đây đang bảo quản khoảng 200 cặp tài liệu phản ảnh các mặt hoạt động của Bác, nhƣ :

+ Tài liệu tiểu sử và liên quan đến tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1919-1969.

+ Tài liệu về hoạt động ở các cơ quan Đảng và Nhà nước: gồm hồ sơ

hội nghị Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ do Ngƣời chủ trì hoặc tham dự; những văn kiện tài liệu của Đảng và Nhà nƣớc gửi đến Ngƣời có bút tích (1945-1968); các bản thảo dự án, kế hoạch.v.v… của các cơ quan, đơn vị đƣợc Ngƣời sửa chữa, phê duyệt, góp ý kiến nhƣ tài liệu chuyên đề có bút tích về tình hình miền Nam, giáo dục, nông nghiệp, cải cách ruộng đất, chống cƣỡng ép di cƣ, đại hội thi đua, đổi công, cải tiến quản lý xí nghiệp, công trƣờng Bắc Hƣng Hải, chỉnh huấn, hợp tác xã, cải tạo thƣơng nghiệp tƣ bản tƣ doanh… (1945-1969).

+ Các bài nói, bài viết (do người viết tay hoặc đánh máy), các tài liệu có bút tích của Người, nhƣ các sáng tác, bài viết đăng trên báo, các bài báo, bài nói, huấn thị, lời kêu gọi (1945-1969).

+ Thư, điện (1923-1969) của Bác và của các đơn vị, tổ chức, gia đình,

bè bạn và cá nhân; thƣ khen của Ngƣời gửi các đơn vị, cá nhân có thành tích trong học tập, lao động, chiến đấu, trong phong trào “Ngƣời tốt, việc tốt”…

+ Những tài liệu khác (1945-1969) nhƣ sách, báo, ảnh trong và ngoài

nƣớc gửi biếu Bác; tài liệu tham khảo, báo, bản tin bằng tiếng Pháp, Nga, Trung, Nhật, Lào, Nam Tƣ.

+ Tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi Người qua đời (1969- 1989): gồm những tài liệu của Trung ƣơng Đảng về công bố Di chúc; danh mục phim thời sự, tài liệu có hình ảnh Bác, các bài báo về Bác, các mẩu chuyện, sổ tay tƣ liệu, thơ tƣởng nhớ Bác, các bài viết nghiên cứu về Bác.

Ngoài khối tài liệu chữ viết nhƣ trên, Kho Lƣu trữ Trung ƣơng còn đang bảo quản khối tài liệu nghe nhìn gồm phim, ảnh, băng, đĩa ghi âm của Bác trong các năm 1959, 1962, 1966...

- Bảo tàng Hồ Chí Minh : Ngày 25-11-1970 Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ra Quyết định số 206-QĐ/TW về việc thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh. Sau đó, ngày 12-9-1977, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về việc thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh và Chính phủ có Nghị định 375/CP ngày 15-10-1979 về chức năng, nhiệm vụ của Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Theo đó, Bảo tàng Hồ Chí Minh có chức năng là trung tâm nghiên cứu những tƣ liệu hiện vật và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Ngƣời và tuyên truyền, giáo dục quần chúng về sự nghiệp tƣ tƣởng, đạo đức và tác phong của Ngƣời thông qua những tƣ liệu, hiện vật và di tích đó. Bảo tàng đƣợc phép trƣng bày những bản sao tài liệu, hiện vật về thân thế và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Bảo tàng Hồ Chí Minh có đƣợc là do các nguồn nhƣ :

- Các cơ quan, tổ chức đã giao cho Bảo tàng (ngay từ khi còn là Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh) theo sự chỉ đạo của Trung ƣơng nhƣ Văn phòng Trung ƣơng, Ban Đối ngoại Trung ƣơng và đặc biệt là Khu Di tích Phủ Chủ tịch đã bàn nhiều tài liệu quý cho Bảo tàng sau ngày Bác mất.

- Bảo tàng tự sƣu tầm tài liệu thuộc Phông lƣu trữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các địa phƣơng trong nƣớc và ở các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Pháp, Nga bằng nhiều cách, nhƣ : cử cán bộ đi sƣu tầm; phát động kiều bào ta ở nƣớc ngoài và bạn bè quốc tế hiến tặng...

- Phát động các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nƣớc hiến tặng.

Với các biện pháp trên, đến nay Bảo tàng đang lƣu giữ rất nhiều tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, kho cơ sở của Bảo tàng đang lƣu giữ hơn 130 nghìn tài liệu, hiện vật; kho tƣ liệu – thƣ viện khoảng trên 12.000 tài liệu, tƣ liệu và trên 3000 ảnh, băng ghi âm thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, có khoảng

1418 tài liệu là bản thảo, bản gốc của Bác. Nhiều tài liệu do Bảo tàng Hồ Chí Minh quản lý hiện nay không có ở các kho lƣu trữ của Đảng và Nhà nƣớc. Vì vậy, Bảo tàng đã cung cấp nhiều tài liệu để biên soạn các bộ sách nhƣ : Hồ Chí Minh toàn tập, Hồ Chí Minh tuyển tập, Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, Hồ Chí Minh tiểu sử…

Cụ thể, một số loại tài liệu tiêu biểu Bảo tàng đang lƣu giữ nhƣ : - Các tác phẩm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết ở nƣớc ngoài. - Thƣ, điện, bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhân dân trong nƣớc.

- Thƣ, điện của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi nƣớc ngoài. - Những bài báo Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh.

- Các bài trả lời phỏng vấn, ký kết, tuyên bố chung của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký từ 1945-1969.

- Biên bản các cuộc họp của Hội đồng Chính phủ có Chủ tịch Hồ Chí Minh tham dự.

- Hồi ký về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Các báo liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Các bài nghiên cứu trong và ngoài nƣớc viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Tài liệu mật thám theo dõi những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nƣớc ngoài.

- Các tài liệu liên quan đến việc Chủ tịch Hồ Chí Minh khen thƣởng gƣơng ngƣời tốt, việc tốt đăng trên các báo trung ƣơng và địa phƣơng.

- Những bài viết về tình cảm của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh…

- Tài liệu có bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sách, báo... Ngƣời đã đọc.

- Phim ảnh, băng ghi âm, phim tƣ liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Với thành phần, nội dung tài liệu nhƣ trên, Bảo tàng Hồ Chí Minh là nguồn thu thập cơ bản nhất tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng để quản lý tập trung thống nhất.

- Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước : Cơ quan này có chức năng cơ

bản là quản lý nhà nƣớc về công tác văn thƣ, lƣu trữ; quản lý tài liệu lƣu trữ quốc gia…

Thực hiện chức năng trên, Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc trƣớc đây, nay là Cục Văn thƣ-Lƣu trữ Nhà nƣớc đang quản lý nhiều tài liệu thuộc thành phần Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung tâm Lƣu trữ quốc gia I, Trung tâm Lƣu trữ quốc gia III, gồm 52 thƣ, lời kêu gọi về các lĩnh vực (do Bộ Nội vụ nộp cho Cục năm 1980); 156 ảnh Bác sang thăm Pháp năm 1946 và khoảng 60 băng ghi âm tiếng Bác…

- Bảo tàng Cách mạng Việt Nam : Bảo tàng có chức năng tuyên truyền, giáo dục truyền thống, bồi dƣỡng niềm tự hào dân tộc cho các thế hệ công dân Việt Nam. Hiện nay tại đây đang lƣu giữ khoảng 1000 tài liệu là bản chính và bản sao tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm các báo cáo, bài nói, bài viết, thƣ, điện, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các thời kỳ khác nhau.

- Viện Lịch sử Đảng, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh :

+ Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng trƣớc đây trực thuộc Viện Mác – Lênin, sau này khi Viện Mác – Lênin giải thể, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và nay là Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh có chức năng giảng dạy chuyên ngành Hồ Chí Minh học (bao gồm cả tƣ tƣởng Hồ Chí Minh), góp phần đào

tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trung, cao cấp, công chức hành chính, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, thành viên hội đồng quản trị và các đối tƣợng khác, cán bộ khoa học lý luận chính trị của hệ thống chính trị; nghiên cứu tiểu sử, sự nghiệp, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các lãnh tụ, các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, các đồng chí tiền bối của Đảng và Nhà nƣớc; nghiên cứu khoa học lý luận Mác - Lênin, nghiên cứu phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc.

Thực hiện chức năng nghiên cứu và xuất bản các ấn phẩm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là bộ Hồ Chí Minh toàn tập nên Viện đã sƣu tầm tài liệu của Bác ở cả trong nƣớc (lƣu trữ các bộ, ban, ngành, địa phƣơng, các trung tâm lƣu trữ quốc gia, các thƣ viện lớn) và ngoài nƣớc (Liên Xô, Trung Quốc).

Cụ thể, tài liệu do Viện lƣu giữ có nội dung đề cập đến nhiều hoạt động của Bác ở các thời kỳ; đó là các bài nói, bài viết, thƣ, điện, trả lời phỏng vấn, truyện, ký, thơ, tiểu thuyết… Trong đó, tài liệu lƣu trữ tại Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng chủ yếu là bản sao, bản phôtôcôpy; tài liệu bản thảo, bản gốc chỉ chiếm số lƣợng nhỏ. Về số lƣợng, Viện đang lƣu giữ hàng nghìn tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Viện Lịch sử Đảng là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, có chức năng giảng dạy chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, góp phần đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nƣớc và các đoàn thể chính trị - xã hội; nghiên cứu khoa học Lịch sử Đảng, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.

Trong quá trình hoạt động, Viện Lịch sử Đảng đã sƣu tầm và lƣu giữ hàng nghìn bản sao tài liệu và một số bản gốc, bản thảo thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Đài Tiếng nói Việt Nam : Là cơ quan có chức năng thông tin, tuyên truyền đƣờng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, góp phần nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chƣơng trình phát thanh...

Là cơ quan thông tấn có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc nên sinh thời, Bác đã rất nhiều lần nói và phát biểu thông qua Đài Tiếng nói Việt Nam, nhất là trong những thời điểm chiến tranh ác liệt hoặc nhân dịp tết Nguyên đán... Những dịp Ngƣời phát biểu trên Đài đã đƣợc thu băng và bảo quản tại Đài để phục vụ công tác nghiên cứu, sử dụng. Vì vậy, Đài Tiếng nói Việt Nam đã và đang bảo quản khoảng trên 100 băng ghi âm gốc các bài nói, bài phát biểu, lời chúc mừng năm mới, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đối với Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là thành phần quan trọng, phản ánh sinh động về các hoạt động của Bác; là tài liệu tái hiện lại cho con cháu hôm nay và mai sau về hình ảnh vị lãnh tụ của dân tộc thông qua tiếng nói của Ngƣời.

- Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) :

TTXVN là cơ quan thông tấn nhà nƣớc trong việc phát tin, văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nƣớc; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nƣớc; thu thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí phục vụ các đối tƣợng có nhu cầu ở trong nƣớc và ở nƣớc ngoài.

Tại kho lƣu trữ của TTXVN hiện đang bảo quản rất nhiều ảnh về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm các loại ảnh sự kiện, ảnh chân dung

phản ánh các cuộc đi thăm và làm việc của Bác với cán bộ các ngành, các cấp, với các lực lƣợng vũ trang nhân dân và đồng bào các địa phƣơng.

Các tài liệu ảnh của TTXVN được hình thành từ hai nguồn :

+ Từ chính TTXVN : Trong những chuyến đi thăm và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các ngành, các cấp, các địa phƣơng thƣờng có phóng viên của TTXVN đi cùng để đƣa tin, viết bài và chụp ảnh. Những ảnh của TTXVN vì vậy thƣờng là ảnh sự kiện phản ánh những sự quan tâm của Bác đối với đồng bào, chiến sỹ cả nƣớc nhƣ bức ảnh Bác đi thị sát Chiến dịch Biên giới năm 1950.

+ Từ Báo ảnh Việt Nam : Trƣớc đây, khi chƣa trực thuộc TTXVN, Báo ảnh Việt Nam cũng đã luôn theo sát các sự kiện thời sự của đất nƣớc, trong đó có việc theo sát các hoạt động đối nội và đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do đó, đây là một trong những nguồn lƣu trữ số lƣợng lớn tài liệu ảnh về các hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh : Theo Quyết định số 1575/TC- QĐ ngày 6-11-1992 của Bộ trƣởng Bộ Văn hoá - Thông tin thì “Khu di tích có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và tuyên truyền giáo dục cho mọi thế hệ thông qua những tài liệu, hiện vật và di tích có liên quan đến cuộc đời và hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch trong thời kỳ từ 1954 đến những ngày cuối đời của Người (tháng 9-1969)". Do đó, hiện nay Khu di tích đang bảo quản hàng nghìn tài

liệu, văn kiện mà trƣớc khi ra đi Ngƣời để lại, bên cạnh đó là bộ sƣu tập ảnh phong phú về hoạt động của Bác.

- Viện phim Việt Nam : Viện phim Việt Nam đƣợc thành lập ngày 22- 9-1979 có chức năng lƣu chiểu phim, lƣu trữ phim và bảo quản các tƣ liệu điện ảnh; nghiên cứu lý luận, công nghệ lƣu trữ điện ảnh, khai thác và phổ biến các tƣ liệu điện ảnh theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sưu tầm, thu thập tài liệu Phông Lưu trữ chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 47)