8. Bố cục đề tài
3.4. Các giải pháp khác có liên quan
3.4.1. Đa dạng hoá các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu
Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng cần có kế hoạch tổng thể về việc khai thác sử dụng Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh để phát huy giá trị tài liệu phục vụ các nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài. Đặc biệt, cần đa dạng hoá các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh
ở Kho Lƣu trữ Trung ƣơng. Cụ thể nhƣ sau :
* Tổ chức phòng đọc
Cục Lƣu trữ cần có phòng đọc rộng rãi, đảm bảo các trang thiết bị phục vụ các yêu cầu khai thác tài liệu nói chung và Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí
Minh nói riêng; đối với tài liệu nghe nhìn phải có máy đọc bản chụp micro phim, ảnh.
Đối tƣợng khai thác cần mở rộng để các cán bộ, đảng viên, nhà nghiên cứu, sinh viên… đƣợc tiếp cận khai thác tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Tổ chức triển lãm
Song song với các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu, Cục Lƣu trữ tổ chức các triển lãm chuyên đề nhân ngày sinh hoặc ngày mất của Bác; ngày thành lập Đảng hoặc tổng kết các sự kiện nhƣ thực hiện Di chúc của Bác, tổng kết Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”… Thông qua đó tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh. Theo kinh nghiệm của một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Mỹ… Cục Lƣu trữ cần tổ chức triển lãm ở địa điểm trung tâm, có khả năng thu hút quần chúng nhân dân, có diện tích thích đáng để trƣng bày, giới thiệu tài liệu theo chủ đề để giới thiệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Biên tập sách chỉ dẫn tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cục Lƣu trữ chủ trì cùng với các cơ quan nhƣ Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc… biên tập, xuất bản sách chỉ dẫn về Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh bảo quản tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia II, III, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Viện Lịch sử Đảng và một số cơ quan có nhiều tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sách chỉ dẫn là cơ sở để các nhà nghiên cứu và độc giả tra cứu nguồn bảo quản những tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tài liệu viết hoặc liên quan tới Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời đây sẽ là tƣ liệu hệ thống hoá về
các loại tài liệu hình thành trong hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
* Giới thiệu tài liệu Phông lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên mạng
Hiện nay internet là phƣơng tiện làm việc chủ yếu của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân nên Cục Lƣu trữ có thể sử dụng kênh thông tin này để quảng bá về vai trò, ý nghĩa, nội dung, thành phần tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh để cơ quan, cá nhân trong nƣớc và ngoài nƣớc biết thông tin để khai thác tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh khi cần.
Thực hiện đƣợc việc này, Cục Lƣu trữ cần phối hợp với Ban chỉ đạo Công nghệ thông tin của cơ quan Đảng chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật nhằm đảm bảo an ninh mạng, độ an toàn của nội dung thông tin trên mạng và thông qua một số website của Báo Nhân dân điện tử, Báo Điện tử Đảng Cộng sản, Tạp chí Tuyên giáo… đăng tải các nội dung tuyên truyền giới thiệu về tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoài việc giới thiệu thông qua website của các cơ quan, Cục Lƣu trữ có thể xây dựng website Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên mạng internet để cập nhật những tác phẩm, văn kiện của Chủ tịch Hồ Chí Minh hoặc những tài liệu liên quan đến Ngƣời (trừ tài liệu mật, chƣa công bố) để phục vụ rộng rãi nhu cầu khai thác sử dụng của các đối tƣợng, đặc biệt là đối tƣợng thƣờng xuyên sử dụng tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trên đây là một số hình thức khai thác sử dụng có thể áp dụng đối với Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu áp dụng các hình thức này, theo chúng tôi sẽ tạo điều kiện phát huy hiệu quả giá trị tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng thời, nó sẽ giúp Kho Lƣu trữ Trung ƣơng tạo đƣợc niềm tin để các cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nộp tài liệu đang lƣu giữ thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng.