8. Bố cục đề tài
2.4. Đánh giá chung
2.4.2. Những vấn đề tồn tại
Công tác sƣu tầm, thu thập và quản lý tập trung thống nhất tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng, tạo điều kiện để Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng phục vụ nghiên cứu, sử dụng rộng rãi tài liệu về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh, song liên quan đến công tác này vẫn còn một số tồn tại nhƣ sau :
- Mặc dù, Cục Lƣu trữ đã tổ chức sƣu tầm, thu thập, nhƣng một khối lƣợng không nhỏ tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn bảo quản phân tán ở nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cụ thể, Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi lƣu giữ nhiều nhất tài liệu về cuộc đời và hoạt động của Bác, nhƣng chỉ mới giao nộp về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng một khối lƣợng không đáng kể. Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc, Viện Hồ Chí Minh và các
lãnh tụ của Đảng, Thông tấn xã Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam… hầu nhƣ vẫn xem các tài liệu của Bác thuộc sở hữu riêng và thuộc quyền quản lý của mình. Do đó, các cơ quan trên, nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc đã trì hoãn hoặc lẩn tránh việc giao nộp tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng.
- Tài liệu các cơ quan giao nộp về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng chƣa đƣợc tổ chức khoa học, khai thác, sử dụng tốt nên chƣa phát huy hết đƣợc tác dụng, nhất là trong điều kiện Đảng ta đang đẩy mạnh việc học tập tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và cuộc vận động học tập và làm theo tấm gƣơng của Ngƣời. Vì vậy, một số cơ quan không muốn giao nộp tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng.
- Việc tổ chức sƣu tầm tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nƣớc ngoài chƣa có sự phối hợp tốt giữa Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng với các cơ quan thƣờng xuyên nghiên cứu, sử dụng tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhƣ Bảo tàng Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc… dẫn tới tình trạng trong vài năm gần đây, năm nào cũng có đoàn ra của từng cơ quan riêng lẻ đi sƣu tầm tài liệu của Bác ở nƣớc ngoài. Sự thiếu phối hợp này dẫn đến trƣờng hợp mang về những bản sao tài liệu đã đƣợc các cơ quan khác sƣu tầm hoặc đã có ở trong nƣớc… gây lãng phí công sức, tiền của không cần thiết.
Ví dụ :
+ Năm 2008, cả Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng và Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc đều tổ chức đi khảo sát và sƣu tầm tài liệu liên quan đến Bác ở Cộng hoà Pháp, nhƣng đƣợc tiến hành riêng lẻ, giữa hai cơ quan không có sự phối hợp nào.
+ Bảo tàng Hồ Chí Minh sƣu tầm nhiều tài liệu đã có ở Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng.
Vì vậy, có thể nói, việc sƣu tầm tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở ngoài nƣớc, từ trƣớc đến nay vẫn “mạnh ai nấy làm”, các cơ quan không báo cáo, tham khảo hoặc xin ý kiến cơ quan chức năng có thẩm quyền là Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng về công tác này; nhiều cơ quan đi sƣu tầm tài liệu lƣu trữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở nƣớc ngoài nhƣng không điều tra, khảo sát kỹ mục lục tài liệu đã có ở các kho lƣu trữ trong nƣớc, nên nhiều tài liệu đã có ở trong nƣớc hoặc ở Kho Lƣu trữ Trung ƣơng vẫn đƣợc các cơ quan sƣu tầm, gây tốn kém, lãng phí về ngƣời và tiền của.
- Cho đến nay, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng vẫn chƣa nắm đƣợc đầy đủ và chính xác thành phần, nội dung, khối lƣợng tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc lƣu giữ ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và một số cơ quan khác (những số liệu các cơ quan này báo cáo lên Cục không sát với thực tế); chƣa chú ý thu thập tài liệu nghe nhìn ở Thông tấn xã Việt Nam, Viện phim Việt Nam và các xƣởng phim khác…
Tóm lại, việc tập trung quản lý thống nhất tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh theo Quyết định 89-QĐ/TW và Quyết định 94-QĐ/TW của Trung ƣơng Đảng về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng đã không đƣợc thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc.
Sở dĩ có những hạn chế này là do các nguyên nhân sau :
Thứ nhất, nhận thức của một số cơ quan, tổ chức, cá nhân còn hạn chế,
chƣa thấy hết ý nghĩa, tác dụng của việc quản lý tập trung thống nhất tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy, lãnh đạo một số cơ quan chƣa quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quyết định của Trung ƣơng nhƣ Báo cáo số 04-BC/LT ngày 6-11-1990 của Cục Lƣu trữ Trung ƣơng về tình hình thực hiện Quyết định 89-QĐ/TW, Quyết định 94-QĐ/TW của các cơ quan đã đánh giá : “Nhiều đồng chí thủ trưởng không đọc hoặc không tổ chức thực
hiện ở đơn vị. Các cơ quan đã quản lý tài liệu của Bác lâu nay (Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cục Lưu trữ Nhà nước, Viện Lịch sử Đảng) đều không sẵn sàng giao nộp, viện lý do để trì hoãn” [19, tr. 25].
Thứ hai, sự thay đổi về tổ chức lƣu trữ của Trung ƣơng Đảng đã phần nào ảnh hƣởng đến việc sƣu tầm, thu thập và quản lý tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh : Năm 1980 thành lập Vụ Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng (quản lý tài liệu hiện hành của Trung ƣơng Đảng), năm 1981 thành lập Cục Lƣu trữ thuộc Viện Mác – Lênin (quản lý tài liệu lịch sử của Trung ƣơng Đảng và tài liệu các đồng chí lãnh đạo Đảng), đến năm 1987 gộp hai đơn vị trên thành Cục Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng trực thuộc Ban Bí thƣ, từ ngày 21- 9-1991 là Cục Lƣu trữ trực thuộc Văn phòng Trung ƣơng. Những thay đổi này phần nào ảnh hƣởng đến công tác quản lý, chỉ đạo và xử lý nghiệp vụ tài liệu của Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng nói chung và tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng (chỉ đạo việc quản lý, sƣu tầm, thu thập, tổ chức khoa học và khai thác, sử dụng tài liệu…).
Thứ ba, các tác phẩm, văn kiện của Bác hoặc bút tích của Ngƣời trong
tài liệu đƣợc các cơ quan, tổ chức, cá nhân coi là tài sản riêng của cơ quan mình nên không muốn giao nộp về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng. Vì vậy họ nêu nhiều lý do để trì hoãn hoặc từ chối, nhƣ Bảo tàng Hồ Chí Minh nêu lý do cần trƣng bày trong dịp 19-5-1990 sau đó sẽ giao nộp, nhƣng đến nay 20 năm đã trôi qua mà Bảo tàng không có ý kiến về việc giao nộp hoặc nói rõ lý do không giao nộp…
Thứ tư, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng đã không kịp thời tổ chức
khoa học khối tài liệu đã sƣu tầm, thu thập; không có nhiều hình thức và biện pháp công bố, giới thiệu rộng rãi để phục vụ nhu cầu tiếp cận của toàn xã hội; chƣa tổ chức giải mật tốt. Trong khi đó, các cơ quan khác lại làm tốt việc này nên họ đã phát huy đƣợc nhiều giá trị của tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nƣớc và
công tác nghiên cứu khoa học. Vì vậy, có cơ quan không muốn nộp về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng mà giữ lại để phục vụ khai thác, sử dụng tại cơ quan mình.
Mặt khác, do quy chế của Kho Lƣu trữ Trung ƣơng còn hạn chế các đối tƣợng khai thác tài liệu các phông lƣu trữ cá nhân, trong đó có Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh nên một số cơ quan có tâm lý sợ giao nộp rồi khó khai thác, mất thời gian.
Bên cạnh đó, Cục Lƣu trữ chƣa có đủ kho tàng và cán bộ có trình độ chuyên môn để bảo quản, quản lý khối tài liệu nghe nhìn thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu nhƣ kho bảo quản tài liệu giấy, nhiệt độ tiêu chuẩn từ 15-18 độ C, nhƣng bảo quản phim đen trắng là âm 5 độ C, phim màu là âm 10 độ C… Vì vậy, cho đến nay, Cục Lƣu trữ chƣa đặt vấn đề thu thập băng ghi âm, ghi hình, phim ảnh về cuộc đời và hoạt động của Bác về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng.
Thứ năm, cần phải nhìn nhận một thực tế, một số cơ quan nhƣ Bảo tàng
Hồ Chí Minh, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam ngoài chức năng trƣng bày hiện vật, tƣ liệu phản ánh cuộc đời và hoạt động của Bác, còn có chức năng nghiên cứu khoa học về Ngƣời hay Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Viện Lịch sử Đảng cũng là những cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ nghiên cứu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Bác, nên cũng cần sử dụng tài liệu gốc trong hoạt động của mình để thay đổi, điều chỉnh, bổ sung việc trƣng bày và trong nghiên cứu thƣờng xuyên của mình.
Chƣơng 3
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC SƢU TẦM, THU THẬP VÀ QUẢN LÝ
PHÔNG LƢU TRỮ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Trên cơ sở phân tích Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh và tình hình sƣu tầm, thu thập, quản lý tài liệu của Phông, chúng tôi xin đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này tại Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng nhƣ sau :