Kết quả sƣu tầm, thu thập tài liệu thuộc Phông lƣu trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sưu tầm, thu thập tài liệu Phông Lưu trữ chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 76)

8. Bố cục đề tài

2.3. Tình hình sƣu tầm, thu thập tài liệu Phông lƣu trữ

2.3.2. Kết quả sƣu tầm, thu thập tài liệu thuộc Phông lƣu trữ

bang Nga…

Ngoài các biện pháp trên, Cục Lƣu trữ còn vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân bán lại, nhƣợng lại hoặc ký gửi tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng. Tuy nhiên, biện pháp này không có hiệu quả trong việc thu thập tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng.

2.3.2. Kết quả sƣu tầm, thu thập tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh tịch Hồ Chí Minh

2.3.2.1. Tài liệu do Cục Lƣu trữ sƣu tầm

Việc sƣu tầm, thu thập tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc tiến hành từ rất sớm và các cơ quan lƣu trữ đã sƣu tầm, thu thập đƣợc nhiều tài liệu có ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ví dụ nhƣ lúc Mỹ sắp mở chiến tranh phá hoại miền Bắc, bộ đội đã tìm thấy ở làng Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Vĩnh Phú (nay là làng Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) bản dịch tác phẩm “Phép dùng binh của Tôn Tử”, 21 trang do Chính trị Cục xuất bản năm 1947 (hiện nay không tìm thấy tập bản gốc tài liệu này); trang đầu của tác phẩm dịch này, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “Người cán bộ phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu…”.

Tuy nhiên, phải đến sau khi Ban Bí thƣ Trung ƣơng ban hành Quyết định 89-QĐ/TW ngày 19-5-1989 về việc quản lý tập trung toàn bộ tài liệu lƣu trữ về thân thế, sự nghiệp và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quyết định 94-QĐ/TW ngày 10-10-1989 về Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác sƣu tầm, thu thập tài liệu của Ngƣời về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng mới đạt đƣợc những kết quả quan trọng; nhiều tài liệu quý phản ảnh

thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Bác mới đƣợc thu thập và giao nộp về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng.

* Sưu tầm ở Pháp :

Năm 1979 đồng chí Hồng Hà (sau này là Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Chánh Văn phòng Trung ƣơng, Trƣởng Ban Đối ngoại Trung ƣơng) đƣợc Ban Bí thƣ giao cho nhiệm vụ đi một số nƣớc (trong đó chủ yếu là Pháp và Liên Xô) sƣu tầm tài liệu để làm bộ phim về đời hoạt động của Bác Hồ ở nƣớc ngoài trƣớc năm 1945. Đồng chí đã sƣu tầm ở Pháp và gửi về đƣợc 40 tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó có những tài liệu nhƣ :

- Bài viết “Những vấn đề châu Á” (tài liệu tiếng Pháp).

- Bài viết “Tinh thần dân tộc ở Trung Quốc đã thức tỉnh” (tài liệu tiếng Pháp).

- Bài “Đông Dƣơng thịnh vƣợng dƣới thời ông Long”, trên Phiếu thông báo về tình hình thuộc địa, số 189 ngày 22-12-1922.

Ngay từ năm 1989, Cục Lƣu trữ Trung ƣơng đã có dự định đi sƣu tầm tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp. Vì vậy, ngày 01-7- 1989 Cục đã gửi thƣ cho Ban lãnh đạo Hội ngƣời Việt Nam tại Pháp đề nghị giúp đỡ với nội dung : “Theo chúng tôi được biết thì tài liệu của Người không

những còn phân tán ở trong nước mà còn ở nước ngoài - chủ yếu ở Pháp. Tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản rất quý báu của quốc gia, không những có giá trị nghiên cứu về sự nghiệp vĩ đại, về giá trị đạo đức, tư tưởng… của Người. Số tài liệu này cần phải được tập trung quản lý càng sớm càng tốt, nếu để chậm trễ sẽ bị mai một, phân tán, dẫn đến huỷ hoại, có hại cho lợi ích của dân tộc, đất nước ta” [19, tr. 40]. Tuy nhiên, đến mãi tháng 9-2008, đƣợc sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng mới cử cán bộ đi khảo sát tình hình tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở các kho lƣu trữ của Pháp.

Cho đến nay, công tác sƣu tầm tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở ngoài nƣớc tập trung chủ yếu vào Liên bang Nga. Từ năm 1993 – 2004, Văn phòng Trung ƣơng đã tổ chức cho Cục Lƣu trữ 5 đợt đi Nga(*)

(mỗi đợt ít nhất từ 4-5 tháng) sƣu tầm tài liệu của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kết quả đã sƣu tầm đƣợc khoảng 13000 trang tài liệu về Đảng ta, trong đó có hàng chục tài liệu với hàng trăm trang thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hầu hết những tài liệu này ở Việt Nam chƣa cơ quan, tổ chức nào khai thác đƣợc.

Các lƣu trữ Nga mà Cục Lƣu trữ Văn phòng Trung ƣơng đã khai thác gồm :

+ Lƣu trữ lịch sử hiện đại (thuộc Viện Mác – Lênin cũ), nay gọi là Lƣu trữ Nhà nƣớc lịch sử xã hội chính trị.

+ Lƣu trữ đƣơng đại (thuộc Ban Chung, tức Văn phòng Trung ƣơng

Đảng Cộng sản Liên Xô cũ) + Lƣu trữ Bộ Ngoại giao + Lƣu trữ Tổng thống Nga + Lƣu trữ phim, ảnh, ghi âm

Kết quả cụ thể như sau :

- Sƣu tầm đƣợc nhiều tài liệu (tài liệu mới, lần đầu tiên phát hiện, kho lƣu trữ trong nƣớc không có) về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc thời gian từ 1923-1938, nhƣ tài liệu về hoạt động trong Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân (từ 1923 trở đi) : Bài phát biểu chào mừng Đại hội của Nguyễn Ái Quốc tại phiên họp thứ 2 của Đại hội; tài liệu về việc Nguyễn Ái Quốc đƣợc bầu vào Chủ tịch đoàn Hội đồng Quốc tế Nông dân.

Với danh nghĩa nhƣ trên của Nguyễn Ái Quốc, đã tìm thấy nhiều tài liệu Ngƣời ký tên cùng các thành viên Chủ tịch đoàn Hội đồng Quốc tế Nông dân nhƣ các Lời kêu gọi gửi Nông dân thế giới, gửi Hội nông dân các nƣớc

(*)

Cụ thể các đợt nhƣ sau : Đợt 1 : từ 1993-1994, Đợt 2 : từ 1995-1996, Đợt 3 : cuối 1996-1997, Đợt 4 : đầu năm 1999, Đợt 5 : năm 2004.

Nam Tƣ, Tiệp, Ý, gửi nông dân các trang trại và nông dân bị áp bức bóc lột ở Anh, nông dân Châu Âu, nông dân phƣơng Đông…

Cục Lƣu trữ cũng đã sƣu tầm đƣợc nhiều bài viết của Nguyễn Ái Quốc đăng trên các báo và tạp chí nhƣ : Tạp chí Thƣ tín quốc tế, báo Nữ công nhân Liên Xô, báo Sự thật… Nội dung những bài báo này chủ yếu viết về phong trào nông dân ở các nƣớc thuộc địa, tình hình công nhân và nông dân Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… và tố cáo tội ác của thực dân Pháp và đế quốc ở các nƣớc thuộc địa.

Thông qua tài liệu sƣu tầm đƣợc, chúng ta biết đƣợc hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1925, 1926 nhƣ : Với tên là Nhilôpsky, Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều thƣ gửi Chủ tịch đoàn Quốc tế Nông dân, Quốc tế Cộng sản báo cáo tình hình nông dân Đông Dƣơng, nông dân Trung Quốc, nông dân các nƣớc thuộc địa khác và tài liệu của Quốc tế Nông dân gửi cho Nguyễn Ái Quốc.

Đồng thời, những tài liệu đƣợc sƣu tầm đã làm sáng tỏ thời gian cụ thể Nguyễn Ái Quốc đến Nga năm 1927, vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong Ban chỉ huy ở ngoài (tƣơng đƣơng Ban Chấp hành Trung ƣơng); các bài viết, thƣ của Nguyễn Ái Quốc; biên bản Đại hội các liên minh chống đế quốc họp ngày 9, 10, 11-12-1927 ghi bài phát biểu của Nguyễn Ái Quốc (Wang) và các thành viên đoàn Đông Dƣơng.

Một số tài liệu tiêu biểu là :

+ Bài “Tình hình Đông Dƣơng và sự cai trị của bọn thực dân”, 88 trang, tiếng Pháp, viết năm 1923-1924.

+ Bài “Quốc tế Công hội cộng sản lần thứ 6 và vấn đề thuộc địa” đăng trên Báo Lao nông, tháng 8-1923.

+ Thƣ ngày 11-12-1924 gửi đồng chí Gygherin (Quốc tế Cộng sản) yêu cầu đặt các lãnh sự Liên Xô ở một số nƣớc khi ký hiệp ƣớc về việc đặt lãnh sự của Liên Xô ở Sài Gòn.

+ Tài liệu có liên quan đến “vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công”. + Tài liệu về Đại hội I của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng (1935) gồm các văn kiện Đại hội do Nguyễn Ái Quốc dịch ra tiếng Pháp có bút tích của Ngƣời.

+ Bài viết bằng tiếng Pháp (8-1936), có bút tích và một số trang viết tay, 116 trang. Nội dung bài viết nói về tình hình nông dân Đông Dƣơng, bị trƣng dụng, thuế má, cho vay nặng lãi, thuỷ lợi; đầu độc : thuốc phiện, rƣợu; thuế muối, nạn đói, trí thức, trẻ em và nền giáo dục, tình hình chính trị.

+ Hồ sơ các học sinh Việt Nam học tại Liên Xô, trong đó có đề cập Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 1922-1938.

+ Ảnh của Nguyễn Ái Quốc tại Quốc tế Cộng sản năm 1923, 1924. Thông qua những tài liệu do Cục Lƣu trữ sƣu tầm đƣợc đã giúp các nhà quản lý, nhà nghiên cứu có những thông tin chính xác về hành trình của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian từ 1923-1938 mà lâu nay vẫn chƣa đƣợc làm rõ là :

+ Từ 1923-1924 : ở Liên Xô, học tập và tham gia Hội nghị lần thứ V Quốc tế Nông dân.

+ Từ 1925 đến giữa năm 1927 : công tác ở phía Nam Liên Xô

+ Từ giữa năm 1927 đến cuối năm 1927 : Ở Trung Quốc quay trở lại Liên Xô, sau đó sang Pháp, Đức và từ Đức đến Xiêm.

+ Ngày 29-12-1929 đến Hồng Kông, sau đó triệu tập Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng vào ngày 6-1-1930.

+ Ngày 6-6-1931 bị bắt ở Hồng Kông

+ Tháng 1-1933 thoát khỏi nhà tù thực dân Anh, đến Thƣợng Hải. + Từ tháng 9-1934 học tập tại trƣờng Đại học Phƣơng Đông (trƣờng Quốc tế Lênin).

+ Năm 1936 là cán bộ giảng dạy của Viện nghiên cứu khoa học về dân tộc và thuộc địa, đƣợc phân công phụ trách công tác giáo dục và thực tập công tác Đảng.

+ Năm 1937 đƣợc Viện nghiên cứu khoa học về dân tộc và thuộc địa cử làm nghiên cứu sinh năm thứ nhất và phụ giảng tiếng Việt (tháng 1-1937), giáo viên Pháp văn (tháng 4-1937).

+ Năm 1938 Nguyễn Ái Quốc tiếp tục làm nghiên cứu sinh, đến cuối năm về Trung Quốc.

- Nhiều tài liệu liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh sau năm 1945 : + Trên 50 bài trả lời phỏng vấn các báo trên thế giới, thƣ gửi Chính phủ và nhân dân Pháp, giai đoạn 1945-1954. Những tài liệu này các kho lƣu trữ trong nƣớc không có.

+ Biên bản các cuộc gặp của Bác với Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam, các báo cáo của Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam gửi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô về các cuộc tiếp xúc giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại sứ Liên Xô năm 1958-1960 (24 tài liệu).

+ Thƣ của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Stalin (bản gốc ký tay) năm 1951, gửi Đảng Cộng sản Liên Xô (tiếng Việt) những năm 1950 (25 tài liệu).

+ Văn bản ghi chép (biên bản) về một số cuộc trao đổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam trƣớc năm 1959.

+ Chín ảnh chụp Hồ Chí Minh ở Việt Bắc trong kháng chiến chống thực dân Pháp (năm 1949, 1951).

Tóm lại, Cục Lƣu trữ đã sƣu tầm, thu thập đƣợc hàng chục nghìn trang

tài liệu quý thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng để tập trung quản lý thống nhất. Các tài liệu đƣợc sƣu tầm thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh từ các kho, viện lƣu trữ của Liên bang Nga chủ yếu là các bản sao có chứng thực lƣu trữ hoặc bản chụp lại bằng máy ảnh. Trong đó, có nhiều tài liệu viết tay hoặc có bút tích bằng tiếng Việt, Nga,

Pháp, Anh của Nguyễn Ái Quốc. Bên cạnh đó, cán bộ Cục Lƣu trữ đã chép lại hàng trăm trang tài liệu (do không đƣợc sao chụp) để cung cấp thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ.

2.3.2.2. Tài liệu do các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nƣớc giao nộp

Tài liệu Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc các cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nộp về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng trong những năm qua nhƣ sau :

* Số lượng các cơ quan giao nộp :

Đến nay các cơ quan đã bàn giao tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng gồm : Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải và Bƣu điện, Bộ Quốc phòng, Bộ Tƣ lệnh Bộ đội biên phòng, Bảo tàng Quân đội, Nhà văn hoá Bảo tàng Biên phòng, Ban Tƣ tƣởng – Văn hoá Trung ƣơng, Ban Đối ngoại Trung ƣơng, Học viện Nguyễn Ái Quốc, Tạp chí Cộng sản, Huyện uỷ Từ Liêm (Hà Nội), Viện Tƣ liệu Phim Việt Nam, Bộ Ngoại giao, Viện Mác – Lênin, Báo Nhân dân, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong đó, cơ quan đã giao nộp nhiều tài liệu phong phú về nội dung, đa dạng về thể loại và với số lƣợng tƣơng đối là Bảo tàng Hồ Chí Minh, Báo Nhân dân, Viện Mác – Lênin.

Cơ quan đã bàn giao một phần tài liệu là Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc. Riêng đối với Bảo tàng Hồ Chí Minh và Viện Mác – Lênin (nay là Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng), mặc dù đã bàn giao hàng trăm cặp tài liệu, nhƣng vẫn còn lƣu giữ rất nhiều tài liệu thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chịu giao nộp. Bên cạnh đó, có cơ quan nhƣ Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã không chịu bàn giao những tài liệu có rất ý nghĩa đối với Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhƣ bản gốc tác phẩm Nhật ký trong tù,

Ngoài ra, nhiều tài liệu có giá trị thuộc Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đƣợc các cá nhân giao nộp về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng Đảng. Đó là Giáo sƣ Phạm Xuân Nam (nguyên Phó Viện trƣởng Viện Khoa học xã hội Việt Nam), ông Năm Ngọc (nguyên Phó Văn phòng Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh), ông Nguyễn Trình (nguyên Vụ trƣởng, Tổng cục Thống kê), ông Lê Văn Thuận (nguyên cán bộ Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)...

* Số lượng và loại hình tài liệu giao nộp :

Trong tổng số 191 cặp tài liệu của Phông lƣu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện có trong Kho Lƣu trữ Trung ƣơng, có 149 cặp đƣợc sƣu tầm, thu thập theo Quyết định 89-QĐ/TW và Quyết định 94-QĐ/TW, còn lại là tài liệu mới sƣu tầm hoặc tài liệu đã có trong Kho trƣớc đây. Cụ thể nhƣ sau :

- Tài liệu chữ viết : Tài liệu các cơ quan, tổ chức, cá nhân giao nộp chủ

yếu là tài liệu chữ viết, với số lƣợng khoảng 149 cặp. Tiêu biểu là Bảo tàng Hồ Chí Minh đã bàn giao 2 đợt với tổng số 116 cặp (đợt 1 là 79 cặp, đợt 2 là 37 cặp); Báo Nhân dân bàn giao 246 bản thảo, bản gốc bài viết Bác gửi Báo và nhiều tài liệu có bút tích của Bác…

- Tài liệu nghe nhìn (tài liệu ảnh, phim điện ảnh, băng ghi âm) do các cơ

quan sau giao nộp :

+ Bộ Giao thông vận tải và Bƣu điện : một băng ghi âm, loại trung có nội dung Bác Hồ nói chuyện với Hội nghị thi đua ngành giao thông vận tải quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lƣợc năm 1966.

+ Nhà văn hoá Bảo tàng Biên phòng : hai băng ghi âm, loại đại. + Ban Tƣ tƣởng – Văn hoá Trung ƣơng : giao nộp 3 ảnh có Bác. + Tạp chí Cộng sản : giao nộp 184 ảnh.

+ Bảo tàng Hồ Chí Minh và Khu Di tích Phủ Chủ tịch : giao nộp 3544 ảnh.

* Nội dung tài liệu : Tài liệu các cơ quan bàn giao về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng chủ yếu gắn với hoạt động của Bác với cơ quan, đơn vị, địa phƣơng có tài liệu bàn giao; riêng đối với các cơ quan nhƣ Bảo tàng Hồ Chí Minh, Báo Nhân dân... nội dung các tài liệu phong phú hơn, phản ánh các hoạt động của Bác trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, xã hội…

* Thể loại tài liệu : Tài liệu các cơ quan bàn giao về Kho Lƣu trữ Trung ƣơng phong phú về thể loại, bao gồm diễn văn, bài nói, bài viết, trả lời phỏng vấn, huấn thị, lời kêu gọi, thƣ từ, báo cáo, điện, biên bản, công văn,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sưu tầm, thu thập tài liệu Phông Lưu trữ chủ tịch Hồ Chí Minh của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 76)