Vấn đề tác động của du lịch tới văn hóa biển trong phát triển du lịc hở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 27 - 29)

6. Đóng góp của luận văn

1.1. Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu các giá trị văn hóa biể nở Quảng Bình phục vụ

1.1.4. Vấn đề tác động của du lịch tới văn hóa biển trong phát triển du lịc hở

300 CV ra Trƣờng Sa, Hoàng Sa vừa đánh bắt hải sản vừa bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc1

Tự hào về truyền thống văn hóa biển, về thành tựu khai thác và chinh phục biển của cha ông, chúng ta càng phải có trách nhiệm với biển. Do vậy vai trò của văn hóa biển đảo trong phát triển du lịch Quảng Bình nói riêng và của Việt Nam nói chung càng trở nên quan trọng. Du lịch Quảng Bình sẽ là thƣơng hiệu lớn của du lich Việt Nam, là điểm đến của khách du lịch quốc tế sau đó lan toả ra các trung tâm du lịch khác. Việc phát huy tiềm năng du lịch đồng thời nắm bắt đƣợc những nhu cầu của khách du lịch để có những giải pháp tốt nhất cho phát triển dịch vụ, du lịch tại Quảng Bình là một thách thức không nhỏ.

1.1.4. Vấn đề tác động của du lịch tới văn hóa biển trong phát triển du lịch ở Quảng Bình Quảng Bình

Chức năng của du lịch là giao lƣu văn hóa các cộng đồng. Khi đi du lịch, du khách muốn thâm nhập vào hoạt động văn hóa của địa phƣơng. Khi du lịch phát triển sẽ có những tác động không nhỏ đến văn hóa nói chung và văn hóa biển nói riêng. Những tác động đó luôn có hai mặt của nó

* Tích cực

Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc bảo tồn các di sản văn hóa nói chung và văn hóa biển nói riêng của Quảng Bình. Doanh thu từ vé tham quan, vé xem biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động du lịch khác đƣợc sử dụng một phần lớn cho việc tu bổ, chỉnh trang các di tích, khôi phục và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các loại hình nghệ thuật truyền thống, các làng nghề truyền thống.

Du lịch tạo ra các khả năng hỗ trợ bảo tồn các di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ đang có nguy cơ chuyển hoá thành phế tích, nguy cơ bị huỷ hoại nhƣ: Bàu Tró, Tam Tòa, Lũy Thầy…, nhất là trong điều kiện mƣa nắng thất thƣờng của điều kiện khí hậu nhiệt đới, khi nền kinh tế đất nƣớc ta còn nghèo, không có đủ vốn và các điều kiện cần thiết khác để trùng tu, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá.

Du lịch góp phần giới thiệu hình ảnh về ẩm thực, văn hóa, cảnh quan, di tích…văn hóa biển Quảng Bình với du khách trong và ngoài nƣớc.

Sự phát triển của du lịch góp phần củng cố, nâng cao truyền thống, lòng tự hào dân tộc, tính tự trọng, tự tôn dân tộc, thúc đẩy việc giữ gìn bản sắc văn hoá, bảo tồn

1Chi cục thống kê Quảng Bình, Niêm giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2016, năm 2016

26

tính đa dạng văn hoá, khắc phục tính tự ty dân tộc cũng nhƣ thúc đẩy các làng chài phát triển góp phần đẩy mạnh kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Du lịch thúc đẩy quá trình giao lƣu văn hoá giữa các vùng miền thông qua việc thu hút khách du lịch tham dự các lễ hội, thông qua việc tổ chức giới thiệu văn hoá, ẩm thực địa phƣơng…

Du lịch phát triển thúc đẩy tái cơ cấu ngành nghề của các làng ven biển, bảo tồn và khôi phục lại những nghề thủ công cổ truyền đã bỏ quên nhƣ: Nghề lƣới rê, nghề lặn, nghề bống khơi…

Du lịch làm tăng giá trị những cảnh quan văn hóa, di tích lịch sử bình thƣờng, mà đối với ngƣời dân tại địa phƣơng, hầu nhƣ không quan tâm tới các giá trị đó nhƣ các nghề truyền thống, các làng nghề, lễ hội…

* Tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực, du lịch phát triển cũng có những tác động không tốt đến việc gìn giữ, bảo tồn với các di sản văn hóa vật thể, sự phát triển du lịch ồ ạt chạy theo số lƣợng thƣờng gây ra sự bào mòn, hƣ hại các công trình, các di tích hiện có. Sự có mặt quá đông của khách du lịch tại một địa điểm di tích tạo nên những tác động cơ học, hóa học (do khí thải từ hơi thở, tiếng ồn,...) cùng với yếu tố khí hậu, thời tiết gây nên sự xuống cấp, phá hủy những công trình kiến trúc cổ.

Sự phát triển du lịch có thể làm gia tăng sự thất thoát, buôn bán trái phép, ăn cắp cổ vật tại các di tích, miếu, đình làng...

Sự phát triển du lịch thƣờng kèm theo sự du nhập văn hóa ngoại lai, do vậy có thể làm xói mòn hoặc mất đi bản sắc văn hóa địa phƣơng.

Một số ứng xử của khách du lịch có thể làm ảnh hƣởng đến thuần phong mỹ tục của dân cƣ địa phƣơng.

Để thúc đẩy phát triển du lịch văn hoá biển Quảng Bình trong thời gian tới: Trƣớc hết, phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đánh giá đầy đủ các giá trị văn hóa biển đảo; lập hồ sơ khoa học phục vụ công tác quản lý di sản và tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng.

Tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý phù hợp, huy động và tranh thủ các nguồn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở lƣu trú, dịch vụ vui chơi giải trí, phát triển và đƣa vào hoạt động các tuyến điểm, sản phẩm du lịch mới, thành phần, đề án bảo tồn văn hóa làng chài, các điểm du lịch sinh thái, văn hoá có quy mô lớn.

Phát triển du lịch di sản văn hóa biển phải gắn với công tác quy hoạch, quản lý các dự án đầu tƣ tu bổ, tôn tạo, khai thác gắn với phát triển kinh tế, xã hội địa phƣơng.

Khuyến khích các hoạt động văn hoá, phát triển các loại hình sản phẩm du lịch mang đậm sắc thái văn hóa biển.

27

Đẩy mạnh công tác truyền thông, phổ biến giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch di sản, du lịch văn hóa biển trong và ngoài.

Cần tăng cƣờng công tác quản lý môi trƣờng, thu hút sự tham gia của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 27 - 29)