Bảng thống kê tình hình kinh tế xã hội xã Hải Trạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 65)

Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Sản lƣợng

(tấn) 1134 1072 1203 1405 1531 1354

Doanh thu

(tỷ đồng) 38,172 27,560 33.456 39,124 42,125 36,435

(Nguồn: Bảng thống kê tình hình kinh tế xã Hải Trạch giai đoạn 2010 – 2015)

Nhƣ vậy, qua hang bảng 2.4 và 2.5 tổng sản lƣợng khai thác tại hai làng biển Cảnh Dƣơng và Lý Hòa không ngừng tăng trong các năm, nhƣ vậy, kinh tế biển vẫn đem lại giá trị kinh tế cho xã và nguồn thu nhập ổn định cho cac ngƣ dân

Các nghề khai thác, đánh bắt thủy hải sản của ngƣ dân từ xƣa đến nay chủ yếu bao gồm:

+ Nghề xăm tủ

Đây cũng là một trong những nghề làm ăn chính của cƣ dân ven biển Quảng Bình, vì thế mà họ thƣờng nói: “làm ăn cả năm không bằng thợ xăm tháng 8”.

Gọi là xăm tủ vì lƣới của nghề này thƣờng làm bằng tơ càn, một thứ tơ dệt rất thô kệch, dần dần đƣợc thay thế bằng loại tơ thanh, mịn hơn gọi là “tủ”. Chiều dài một vòng lƣới xăm tủ khoảng 120 sải, cao 3,5 sải làm thành hai que nối với nhau, ở giữa có một cái túi gọi là đày dài khoảng 4 – 5 sải. Tất cả đều cấu tạo một cở lƣới, mắt lƣới rất nhỏ, trên vành lƣới có buộc phao, phía dƣới lƣới buộc chì có tác dụng làm lƣới chìm sâu dƣới nƣớc. Xăm tủ là nghề hoạt động gần nhƣ quanh năm ở sát bờ. Nghề này hoạt động chủ yếu là dựa vào trăng và con nƣớc, chỉ có ngƣời có kinh nghiệm thì mới hiểu đƣợc về con nƣớc và đem lại hiệu quả cao sau mỗi lần đi biển. Hiện nay nghề này vẫn còn đem lại nguồn thu nhập cao cho các ngƣ dân, nhƣng năng suất thấp.

64

+ Nghề lưới rê

Nghề lƣới rê còn gọi là nghề rê khơi. Nghề lƣới rê là khái niệm chung chỉ loại nghề đánh bắt dựa trên nguyên tắc dùng lƣới thả trôi chắn ngang hƣớng di chuyển của đàn cá để cá mắc dính vào lƣới (thân cá đóng vào mắt lƣới).

Nghề lƣới rê hoạt động hàng năm nhƣng mạnh nhất vào các tháng 3, 4 và 5. Thành phẩm của nghề này chủ yếu là các loại cá ngon nhƣ cá thiều, cá nghéo, cá ngừ, cá thu… Lƣới rê đƣợc làm bằng sợi gai, cao khoảng 10 sải, dài 35 – 40 sải, mắt lƣới thua. Thuyền chạy bằng 2 buồm với sức trọng tải 6 tấn, một thuyền thƣờng đi 7 ngƣời. Kỹ thuật quan trọng nhất của nghề này là cần phải xác định đƣợc ngƣ trƣờng vì nghề rê khơi là một nghề đót đƣờng cá. Ngƣ trƣờng đánh bắt cá của rê khơi không cố định nên không thể dùng chà để nhử cá mà phải luôn luôn di động thật linh hoạt trong việc đón đƣờng cá. So với các nghề khác, nghề rê đơn giản về dụng cụ chài lƣới, dễ tu sửa nhƣng cũng đỏi hỏi kỹ thuật khá cao. Lƣới rê các loại hiện nay đƣợc làm bằng lƣới tổng hợp dệt sẵn, kích thƣớc mắt lƣới cỡ 50mm đối với nghề lƣới cản khơi, cỡ 30mm đối với nghề cản ven bờ. Cùng với thông tin liên lạc hiện đại đủ điều kiện dò tìm ngƣ trƣờng và đuổi kịp, không những bám đuôi mà còn đón đầu con cá, nên nghề rê đã có nhiều thuận lợi để thu nhập cao.

+ Nghề làm rút (nghề mành chốt cổ truyền)

Ở một số vùng biển Quảng Bình, nghề mành chốt là một nghề cổ truyền và là nghề chủ yếu. Cho đến khi xuất hiện nghề vó ánh sáng thì nghề này mất tác dụng và chịu rút lui vai trò anh cả, chị đầu trong lĩnh vực ngành biển. Làm nghề này cần một đội ngũ khoảng chừng 10 lao động và thuyền có trọng trải từ 20 – 25 tấm đóng dạng vòng cung, bụng thoải. Ngƣ trƣờng của nghề này lấy việc trỉa chà (Cây tre cốt lá và dây neo trỉa xuống đáy biển cho cá ẩn nấp) làm chủ yếu. Chà càng rậm, càng lớn, càng dày thì thu hút càng nhiều cá đến ở. Điều đặc biệt là các ngƣ dân luôn phải làm đẹp cho chà để đủ sức quyến rũ các loài cá khó tính. Chà đối với cá cũng nhƣ khách sạn đối với ngành du lịch vậy.

Năng suất của nghề này khá cao so với nghề khác. Nghề rút góp phần rèn luyện thêm cho con ngƣời sự nhanh nhẹn, ý thức tự giác, gắn bó với nhau.

Nghề mành chốt trƣớc kia rất phổ biến, nhƣng khoảng hơn chục năm trở lại đây đã bị mai một dần, hiện nay không còn do nguồn lợi thủy sản ven bờ giảm sút cùng với các tệ nạn đánh cá bằng chất nổ đã hủy hoạt hầu hết các gốc chà. Nghề mành chà truyền thống nếu đƣợc khôi phục là một trong những biện pháp nhằm bảo vệ nguồn thủy hải sản ven bờ rất hiệu quả

+ Nghề bủa câu

Mùa bủa câu từ tháng 10 âm lịch đến tháng 3 năm sau nhƣng chính vụ của nó là tháng 11 và tháng chạp,…Loại cá chủ yếu của nghề này là cá dở, cá thiều, cá nghéo,…

65

Hai tháng này trời rét đậm, cá đói mồi nên dể ăn câu. Nghề này đòi hỏi ngƣời trên thuyền phải luôn luôn phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau thất liên hoàn để vừa câu đƣợc cá vừa làm cho cá tƣơi khi lên đến thuyền.

Đặc biệt nhất là nghề câu cá mập ở làng Cảnh Dƣơng, vùng cửa lạch sông Roòn. Đó là nghề truyền thống của địa phƣơng.

Sách Cảnh Dương chí lược chép:

“… Nhiều gia đình Cảnh Dƣơng có nghề câu “gia truyền”, nhƣ: câu Cá sòng, cá sú, cá vạc ngứa…” nghề câu cá mập cũng là nghề cổ truyền. Nghề này đòi hỏi tinh thần dũng cảm và lòng tin cậy lẫn nhau. Thƣờng thù cha con anh em ruột thịt đi với nhau. Thuyền vào vùng cá mập “chèo không đụng mái, người ngậm tăm”. Ngƣời ta sợ cá mập nghe đƣợc tiếng ngƣời…” (Trần Đình Vĩnh, 1999)

+ Nghề bóng khơi

Nghề bóng khơi hay còn gọi là nghề bóng hồng là một nghề cổ xƣa của cƣ dân Lý Hòa. Khác với các nghề khác, nghề bóng khơi không dùng lƣới hay câu để đánh bắt cá mà dùng dụng cụ là bóng và trà để đơm cá. Bóng là một loại “đó” cổ to hình ống hay hình hộp chữ nhật, đan bằng tre, có miệng cho cá chui vào nhƣng không thể chui ra đƣợc. Nghề này thu hoạch cao mà chi phí lại ít, không cần nhiều vốn để sắm dụng cụ đánh bắt, sản phẩm của nghề này là cá Hồng. Với nghề này, đòi hỏi cƣ dân phải luôn sang suốt, bình tĩnh gan dạ, phải biết tính làn rạn để trỉa chà vì chỗ có rạn, cá sẽ tụ tập nhiều nhất. Tuy nhiên nghề này rất nguy hiểm đến tính mạng của ngƣ dân bởi mỗi chuyến đi kéo dài vài tháng lênh đênh giữa biển, khi dò trúng ngƣ trƣờng rồi thì từng ngƣ dân phải tác chiến độc lập tren chiếc thuyền thúng, cách nhau cả cây số. chuyện khắc nghiệt của thời tiết, chuyện rủi ro trên biển không ai có thể dự đoán trƣớc đƣợc, cũng chính vì điều này mà họ tin vào sự che chở của thần linh, tin tƣởng vào cá voi – vị thần hộ mệnh của họ trên biển.

Nghề bóng khơi ở một số xã hiện nay không còn nhƣng các ngƣ dân lại chuyển sang nghề thả bóng mực. Nghề này có năng suất cao, một năm khai thác khoảng 100 tấn, 1kg mực lúc cao nhất đƣợc 250.000 đồng, vì vậy mà thu nhập của các ngƣ dân cũng ổn định hơn.

+ Nghề đánh ruốc

Ruốc là đặc sản của vùng biển Quảng Bình, hàng năm cứ từ tháng 6 đến tháng 8 là mùa bắt ruốc. Cũng nhƣ con cá, ruốc cũng di chuyển sinh sống theo trăng, nƣớc. Tùy theo từng cách đánh bắt, ngƣời ta đặt tên cho con ruốc nhƣ ruốc lặn, ruốc kéo, ruốc te, ruốc mức, ruốc dã,…

Mỗi loại con ruốc có giá trị và cách chế biến các món ăn khác nhau nhƣ chế biến món ăn, làm ruốc, làm nƣớc mắm. Phải kể đến loài ruốc đặc sản của vùng biển Quảng Bình là ruốc te. Ruốc te là loài ruốc sạch, không có cát vƣớng nhƣ các loài khác nên có

66

thể chế biến thành các món ăn ngon quý có thể nói là món ăn cao cấp trong nền văn hóa ẩm thực của miền biển Quảng Bình đó là món: Ruốc lạt (ruốc muối hấp nhạt)

Ngạn ngữ vùng biển Đồng Hới có câu: “Mắm cà, ruốc lạt đánh bạt thịt heo” hay

“Khế rành ruốc lạt, đánh bạt thịt heo”

Năng suất nghề ruốc không cao, có năm không có, ruốc mức thƣờng con nhỏ. Tuy nhiên ruốc là nguồn thu nhập quan trọng của cƣ dân ven biển.

Hiện nay, kinh tế của cƣ dân ven biển phát triển theo hƣớng vƣơn khơi, đầu tƣ máy móc, tàu thuyền hiện đại, chuyển đổi mạnh mẽ của quy mô sản xuất, nghề nghiệp và tổ chức mô hình. Những xã đi đầu của tỉnh trong đánh bắt, thủy hải sản xa bờ là: Hải Dƣơng, Lý Hòa, Bảo Ninh, Nhân Trạch, Thanh Khê…góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

- Nghề nuôi trồng thủy sản

Tận dụng nguồn tài nguyên sẵn có từ những dãi cát chạy dài trên biển, nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ trên cát ở Quảng Bình đã và đang đem lại nguồn lợi kinh tế lớn cho ngƣời dẫn. Sau sự cố môi trƣờng biển xảy ra năm ngoái, diện tích nuôi trồng sụt giảm hẳn. Trong vụ nuôi năm 2017, các địa phƣơng đăng ký nuôi thủy sản mặn lợ đều tăng cao so với năm ngoái đạt khoảng 1.500ha.

Địa phƣơng có diện tích nuôi lớn nhất là huyện Bố Trạch với 737 ha, tiếp đó là thị xã Ba Đồn 292 ha, thành phố Đồng Hới 164 ha, Quảng Ninh 131 ha, huyện Quảng Trạch 125 ha và huyện Lệ Thủy 56 ha. Mới đây chúng tôi có dịp về xã Nhân Trạch (Bố Trạch), là địa phƣơng có trên 200 ha nuôi tôm trên cát.

Bảng 2.6: Nắng suất nuôi trồng thủy sản trên cát tại Quảng Bình

ĐVT: Tấn/ha/vụ Chỉ tiêu/năm 2012 2013 2014 2015 2016 Tốc độ tăng trƣởng(%) - Tôm sú 1,2 1,41 1,33 1,61 1,41 7,0 - Tôn thẻ chân trắng 4,3 4,4 4,1 3,6 5,1 4,0 - Các loại cá nƣớc lợ 1,3 1,43 1,4 1,42 1,47 2,0

(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

Hiện nay trên địa bàn có khoảng 110 cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát, trong đó có 8 doanh nghiệp, còn lại là hộ gia đình và nhóm hộ gia đình. Năng suất nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát tăng cao qua hàng năm, năm 2012 chỉ đạt khoảng 5 tấn/ha, đến năm 2015 đã tăng lên khoảng 9-10 tấn/ha, cá biệt có nơi đạt 15 tấn/ha. Nghề nuôi tôm trên cát phát triển đã làm thay đổi bộ mặt của vùng nông thôn ven biển,

67

giải quyết việc làm, tăng hiệu quả sử dụng đất cát ven biển, giảm áp lực đối với các nghề khai thác gần bờ, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, bảo vệ an ninh biển và nguồn lợi thủy sản.

Tiềm năng chuyển đổi phát triển nuôi thuỷ sản trên cát ở trên địa bàn rất lớn. Hiện tại, toàn tỉnh có khoảng 4.000 ha đất cát có thể nuôi trồng thủy sản mặn lợ. Tuy nhiên chủng loại nuôi trồng chƣa phong phú chủ yếu là tôm và các loại các nƣớc lợ nhƣ: cá hanh, cá rìa thể hiện ở bảng 2.6. Cần đầu tƣ và khuyến khích ngƣ dân phát triển nuôi cấy ngọc trai, nuôi cá bớp…tăng thêm giá trị kinh tế cũng nhƣ tạo sự đa dạng hấp dẫn cho du khách.

* Các nghề khác bên cạnh nghề cá

- Nghề đóng và sửa chữa thuyền, ghe

Cƣ dân ven biển, đi lại chủ yếu bằng đƣờng thủy. Cuộc sống cũng chủ yếu lấy biển làm đầu. Cho nên thuyền đối với ngƣời xứ biển là công cụ làm ăn vô cùng quý giá.

Nghề sửa chữa, đóng mới tàu thuyền đƣợc xem là một nghề truyền thống của tỉnh. Lịch sử nghề đóng thuyền ở Quảng Bình ngày xƣa bắt đầu từ chiếu thuyền “buộc” bằng mây, tre, tranh vứi những mảnh nêm bằng gỗ. Sự lắp ghép từ chín tấm ván đần dần giảm xuống 7 tấm với những sợi mây, những thanh tre, với lá tranh, nêm gỗ đã tạo ra những chiếc thuyền đi biển.

Đƣợc tích lũy từ kinh nghiệm và học hỏi thêm các tỉnh bạn, các thợ đóng thuyền đã tiến một bƣớc trong nghề là đóng thuyền 5 ván với cách lắp ghép: Thƣợng đinh, hạ thảo có nghĩa là trên mạn ghép bằng đinh sắt, dƣới tiếp (đáy thuyền) ghép bằng tranh tre nhƣ cũ. Thuyền này chỉ đáp ứng đƣợc việc đánh bắt trong sông ngòi và nghề lộng, chƣa thể ra khơi. Cho đến khi ngƣời thợ thuyền chuyển hẳn qua lối dùng đinh toàn bộ với sự lắp ghép cơ sƣờn bằng gỗ, gọi là tràng đà kết hợp với việc xảm bờ, tràn có nhồi nhựa dần làm cho con thuyền khỏe, chịu đƣợc sóng to gió lớn, vừa cho trọng tải lớn (Văn Lợi và Nguyễn Tú, 2011).

Khắp các vùng Roòn, sông Gianh, Lý Hòa, Bảo Ninh, Nhật Lệ đều có thợ đóng thuyền ghe lớn. Những đội ghe tràng đã vận tải quân lƣơn của các triều đại phong kiến tổ chức tại Quảng Bình có chiếc chở hàng trăm tấm cũng dựa vào những kỹ thuật đóng thuyền ghe kiểu này.

Nghề đóng thuyền là nghề nhọc nhằn và lắm công phu. Mỗi con tàu ra khơi đều đƣợc ngƣ dân xem là nhà. Để ngôi nhà này chống chịu đƣợc sự khắc nghiệt của thời tiết cần có những bàn tay của những “nghệ nhân” đóng tàu. Vì vậy, khâu chọn gỗ và sử dụng gỗ đóng tàu là quan trọng nhất. Để đóng đƣợc những con tàu có thời gian sử dụng lâu bền, thƣờng chọn những loại gỗ ít nứt, bền, chịu nƣớc và tiết kiệm và đều suy tính kỹ cho hợp với túi tiền mà vẫn đạt yêu cầu chất lƣợng, bền chắc. Ngày nay, việc

68

áp dụng khoa học kỹ thuật để tạo ra đƣợc những chiếc thuyền đi biển dài ngày đã không còn trở ngại lớn. Có những cơ sở đóng tàu thuyền có tiếng không chỉ khắp cả vùng mà còn cả nƣớc nhƣ:

Cơ sở đóng tàu thuyền Hùng Vỹ do ông Cao Xuân Đố làm chủ tại Xã Cảnh Dƣơng-Quảng Trạch. Với kinh nghiệm hơn 50 năm đóng tàu, từ khi bắt đầu quá trình đóng tàu cho đến khi kết thúc, cần có kinh nghiệm tích lũy và sự sáng tạo của ngƣời thợ để làm ra con tàu theo đúng yêu cầu của chủ tàu. Hiện tại cơ sở đóng tàu Hùng Vỹ hàng năm cho ra lò hàng trăm chiếc tàu lớn nhỏ.Tính đến năm 2015 có 450 tàu thuyền tăng 30 chiếc so với năm 2014 (Theo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, UBND xã Cảnh Dương)

Công ty TNHH MTV Huệ Thế ở phƣờng Quảng Phúc (Ba Đồn) do ông Mai Xuân Thế làm chủ, chuyên đóng tàu thuyền lớn và ông là đời thứ tƣ của gia đình theo nghiệp. Cơ sở hàng năm sửa chữa, đống mới khoảng trên 100 chiếc tàu đủ sức vƣơn khơi.

Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Quảng Bình do ông Nguyễn Xuân Vũ làm giám đốc ở Quán Hàu-Quảng Ninh. Cơ sở có gần 100 lao động và thợ đóng tàu đang khẩn trƣơng, hối hả chạy đua với thời gian để hoàn tất các khâu cho những con tàu mới. Những năm gần đây sức sống của cơ sở đóng tàu mới thực sự đƣợc hồi sinh.

Từ năm 2015 đến nay toàn tỉnh có trên 110 tàu đóng mới và hạ thủy, ngoài ra có khoảng 80 chiếc tàu cá đang thi công. Niềm vui đó càng nhân lên khi chính các doanh nghiệp có cơ hội góp sức cho sự nghiệp bảo vệ biển đảo của đất nƣớc.

- Nghề hàng hải

Sống trong vùng giàu sông nƣớc mà nghèo ruộng đất, ngƣời miền biển Quảng Bình đã biết tận dụng con đƣờng thủy để sinh sống. Nghề hằng hải của miền biển Quảng Bình, thực chất là nghề vận tải biển

Vận tải biển không chỉ tăng thêm thu nhập mà còn là cái cầu giao lƣu văn hóa với khắp mọi miền của Tổ quốc. Truyền thống đi cho biết đó, biết đây ấy bắt nguồn từ xa xƣa nhƣng nở rộ nhất, có tổ chức nhất là từ khi chúa Nguyễn lập những đội ghe Tràng đà chở hàng hóa lƣơng thực cho quân đội, đến triều Nguyễn Gia Long. Năm 1865, vua Tự Đức ra lệnh lập đoàn thuyền vận tải cả hai miền Nam Bắc (Dƣơng Kim Quốc, 1982, tr.86). Trong đoàn phái Bắc, đoàn thuyền Quảng Bình có 50 chiêc, mỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 65)