Số lƣợng và sự phân bố lễ hội gắn với biển tại Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 60 - 65)

STT Đơn vị hành chính Tổng số

1 Huyện Quảng Trạch 5

2 Thị xã Ba Đồn 2

3 Huyện Bố Trạch 6

4 Thành phố Đồng Hới 5

5 Huyện Quảng Ninh 3

6 Huyện Lệ Thủy 4

7 Huyện Tuyên Hóa 0

8 Huyện Minh Hóa 0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh năm 2016)

Theo bảng khảo sát thì hiện nay Quảng Bình có rất nhiều lễ hội truyền thống của cƣ dân ven biển. Tuy nhiên, sự phân bố lễ hội giữa các đơn vị hành chính có sự chênh lệch đáng kể. Nhiều nhất là ở huyện Bố trạch và Quảng Trạch, Đồng Hới, các huyện khác thì rãi rác. Riêng hai huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa không có lễ hội gắn với biển do địa bàn không giáp biển

* Lễ hội múa bông, chèo cạn.

Sách Địa chí Bảo Ninh của Nguyễn Tú, viết về loại hình diễn xƣớng dân gian tồn tại lâu đời ở vùng cửa sông Nhật Lệ nhƣ sau: “... Đội ngũ diễn viên chèo cạn toàn là thanh nữ chƣa chồng, tuổi tối đa không quá 20. Gồm 12 đôi chia thành 2 đội (có khi một đội) xếp thành bốn hoặc hai hàng, hai ngƣời “cái hò” điều khiển (còn gọi là thầy trò)...”

Đội hình chèo cạn trong lúc diễn xƣớng trông nhƣ một chiếc thuyền đang lƣớt tới. Một bộ phận nhạc đệm gồm nhiều cây nhị, nguyệt, sáo, đàn bầu phối hợp với một chiếc trống đại dung đê điểm chầu.

Nhịp chèo của diễn viên và nhịp điệu của cái hò sử dụng từng loại lái hò, tất cả đều xuất từ cuộc sống lao động, chèo thuyền đƣợc nâng lên thành nghệ thuật. Hội múa diễn ra 3 đêm liền mà đêm nào cũng đông ngƣơi đến xem, vì vậy có ngƣời đã ví hội cầu mùa ở vùng Nhật Lệ là hội hò khoan - chèo cạn.

59

Múa bông thƣờng đi đôi với chèo cạn, bổ sung cho nhau và nâng đỡ lẫn nhau. Trong hội cầu mùa đã có chèo cạn thì tất nhiên phải có múa bông. Nhƣng về hình thức múa bông khác chèo cạn. Nó là loại hình múa thuần tuý, không có ca hát, không mời mà chỉ có trống đệm là chủ yếu. Đội ngũ múa bông gồm 20 đến 40 thanh niên chƣa vợ, có sức khoẻ, do một ngƣời cái điều khiển. Họ mặc đồng phục quần, áo màu trắng hay hồng, đầu chít khăn mỏ quạ trắng, hai tay cầm đền lồng, trong thắp nến sáng, bốn mặt có hình vẽ con cá ngậm hoa sen.

Ngƣời cái mặc võ phục, chân quân xà cạp, mặc áo chèn đỏ, thắt lƣng xanh, tay cầm đền lồng giấy hồng thắp nến sáng. Khi hò khoan chèo cạn đến độ cao trào, thì màn múa bông xuất hiện, một hồi trống ngũ liên nổi lên, chèo cạn rẽ ra hai bên, dàn thành một hình bán nguyệt, vòng cung ngoảnh ra mặt đình, ngƣời xem tản ra đứng vòng ngoài chèo cạn.

Một không gian im lặng, trang trọng, sâu lắng, hồi hộp trong lúc đội hình múa bông biểu diễn, khi thì theo rồng lƣợn, khi thì trôn ốc, khi lại xếp hàng hai, hàng tƣ, hàng tám... Khi thì xếp chữ, lúc chồng ngƣơi làm hoa trong tiếng trống thong thả điểm hồi, khi thì thôi thúc, dồn dập, bên cạnh là tiếng đàn, tiếng sáo, tiếng nhị cùng hoà âm tạo nên không khi vui tƣơi, rộn ràng nhƣng rất gần gũi, ấm cúng, thu hút sự tò mò, chú ý và đặc biệt là sự tìm hiểu, khai thác của ngƣời xem đối với loại hình sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian độc đáo, thú vị này.

* Lễ hội Hội đua thuyền và Lễ Độc lập

Đua thuyền là một hoạt động lễ hội trong truyền thống văn hoá của cộng đồng dân cƣ vùng sông nƣớc Lệ Thủy.

Trƣớc thế kỷ XVI, lễ hội đua thuyền đƣợc tổ chức vào mùa Xuân và đó là hội Xuân. Hội Xuân duy trì đƣợc bao lâu thì chuyển thành nghi lễ cầu đảo đƣợc tổ chức tháng 7 âm lịch hàng năm để cầu cho mƣa xuống, lấy nƣớc tám vụ đông xuân.

Đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngƣời dân Lệ Thủy vui mừng chào đón Tết độc lập và tổ chức đua thuyền ăn mừng và từ đó hội đua thuyền đƣợc chuyển sang tổ chức theo ngày kỷ niệm Quốc .

Ngày nay, hội đua thuyền (bơi trải, đua ghe... ) đã trở thành ngày hội văn hoá của nhiều vùng đất nƣớc, tuy vậy về kỹ thuật đóng thuyền, về quy ƣớc bơi đua… vẫn mỗi nơi một khác .

Để tiến tới cho hội đua thuyền thì sự chuẩn bị của các làng, các xã thật kỳ công. Chọn ván, chọn thầy thợ có bí mật nhà nghề để đóng thuyền. Thuyền bơi thƣờng dài gấp rƣỡi chiều dài của một chiếc đò năm chèo ở Lệ Thủy. Thuyền dài, bụng thon nhẹ, mũi nhọn, độ lƣớt nhanh là những tiêu chuẩn tối thiểu mà con thuyền đều phải có. Tuy nhiên chuyện bơi đua không chỉ có thuyền, đội trai bơi dày dạn, dai sức, hợp đồng rập

60

ràng, tiền hô hậu ủng là tiêu chuẩn thứ hai. Phải có một tay lái thuyền kỳ cựu là tiêu chuẩn thứ ba.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ trên mọi phƣơng điện, trƣớc khi ra quân chính thức các thuyền bơi của các làng trong vùng hẹn nhau cùng “bơi thua” (bơi thử) để kiểm tra tập luyện độ dẻo dai của trai bơi, tốc độ lƣớt của con thuyền và có ngay biện pháp bổ khuyết.

Đƣờng bơi đua trên sông Kiến Giang chính thức thƣờng diễn ra đúng ba vòng sáu tao (quay 3 vòng ngƣợc xuôi khép kín trên sông tức là 3 lần bơi ngƣợc lên, 3 lần bơi ngƣợc trở lại thành 6 nữa vòng (tao). Thƣợng liêu (mốc trên là Cồn Soi (cạnh cầu sắt Mỹ Trạch), hạ tiêu (mốc dƣới) là chợ Thùi (An Thủy), tuyến này dài chừng hai mƣơi kilômét. Điểm buông phao (điểm xuất phát căn cứ vào hệ thống dây phao căng ngang sông làm chuẩn) và cũng là điểm về đích là ngã ba Mũi Viết (Thƣợng phong) nay là cầu Phong Viên.

Quy mô ngày hội đua thuyền càng ngày càng lớn. Có năm số thuyền bơi đua đã lên tới con số 36 thuyền. Ra đời và phát triển từ đời sống lao động của quần chúng nhân dân, hội đua thuyền trên sông Kiến Giang ngày càng thể hiện cao tinh thần đoàn kết và thƣợng võ, hẳn là một nét đẹp văn hoá truyền thống từ ngàn xƣa đáng đƣợc trân trọng, giữ gìn và nâng niu.

Bên cạnh lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang-Lệ Thủy thì còn có hội trải làng Động Hải (nay gọi là lễ hội đua thuyền trên sông Nhật Lệ), hội đua thuyền trên sông Ròon- Cảnh Dƣơng…cũng đƣợc tổ chức thƣờng niên vào ngày lễ quốc khánh 02/9 và lễ 30/4-01/05.

* Lễ hội cầu ngƣ:

Hội cầu ngư là một lễ hội dân gian đặc sắc của ngƣ dân vùng biển. Có làng tổ chức lễ hội vào đầu xuân (Cảnh Dƣơng-Quảng Trạch, có làng tổ chức vào đầu vụ mùa cá Nam (tháng 4, tháng 5 âm lịch-Bảo Ninh), có làng tổ chức vào ngày rằm tháng bảy (Hải Trạch-Bố Trạch). Nguồn gốc của lễ hội bắt nguồn từ tục thờ Cá Voi (Cá Ông) của cƣ dân miền biển. Khi có cá voi chết dạt vào bờ, ngƣ dân chôn cất và lập miếu thờ, hàng năm tổ chức lễ cúng. Trong lễ hội, sau nghi lễ tế cúng thần linh, tế cúng Thành Hoàng... là các hoạt động vui chơi, thể thao, văn nghệ... Một số lễ hội có những hoạt động rất độc đáo, nhƣ trò buông câu, thả lƣới bắt cá trên cạn nhƣ múa bông, chèo cạn, buông phao (Bảo Ninh - Quảng Bình), hát chèo cạn - hò khoan - hò hụi (Cảnh Dƣơng)... Tín ngƣỡng dân gian Miền biển tạo cho đời sống văn hóa - tinh thần của ngƣ dân vùng biển một nét riêng, đậm đà bản sắc dân tộc và bản sắc địa phƣơng. Một vài địa phƣơng tiêu biểu có lễ hội này nhƣ:

+ Lễ hội cầu ngư làng Cảnh Dương (Quảng Trạch): Diễn ra vào 2 ngày (14 và 15 tháng 11 âm lịch). Quy mô lễ tùy thuộc vào mùa vụ. Năm đƣợc vụ cá, làng tổ chức

61

to (đại lễ), năm thất bát, tổ chức nhỏ hơn (tiểu lễ). Với mong muốn có đƣợc một năm ra khơi thuận buồm xuôi gió, cá mực đầy khoang. Từ sáng sớm , đông đảo ngƣ dân , chủ các tàu thuyền , tổ hợp tác lập từng đoàn tề tựu về đền thờ Ngƣ Linh Miếu và An Cầu Ngƣ để dâng hƣơng , dâng lễ vật cúng tế Thần ngƣ . Đây là ngôi miế u thờ hai bô ̣ xƣơng cá voi khổng lồ mà ngƣời dân gọi là cá Ông và cá Bà . Loài cá này đã nhiều lần trợ giúp tàu thuyền của làng không bị chìm trong gió bão nên đƣợc ngƣ dân kính trọng và lâ ̣p miếu thờ.

+ Lễ cầu ngư Bảo Ninh (Đồng Hới): Đây là lễ hội lớn nhất của cƣ dân biển Đồng Hới, là một kỳ đại tế có quy mô liên làng xã, mang ý nghĩa tâm linh lớn lao của cộng đồng dân cƣ (trƣớc đây), dân cƣ vùng Quang Phú, Động Hải… hàng năm đều tụ tập về Lăng Ông (Cá Voi) tại Bảo Ninh để cùng hành lễ. Lễ thƣờng đƣợc tiến hành trong ba ngày, từ 14 đến 16/4 âm lịch hàng năm. Trong lễ hội, ngoài các lễ nghi nhân dân còn tổ chức hò khoan, múa bông, chèo cạn… để cầu mong mƣa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Nay do điều kiện làng xã phát triển rộng, việc tổ chức lễ đã chia ra từng địa phƣơng, không tổ chức tập trung nhƣ trƣớc.

+ Lễ cầu ngư làng Lý Hòa (Bố Trạch): Đƣợc tổ chức tại đình làng vào ngày 15/6, cả làng tham gia. Nếu trong năm có tổ chức cầu mƣa, hội đua thuyền, làng sẽ làm lễ hành yết với mục đích chuẩn bị cho lễ chính ngày 15. Sáng 15/6, lễ chính thức với cổ lễ, xƣớng kép, kết thúc lễ hội là hội đua thuyền.

+ Lễ cầu ngư Hải Ninh (Quảng Ninh): Tổ chức vào Rằm tháng 6 âm lịch (trƣớc đây). Sau cách mạng tháng Tám, lễ đƣợc tổ chức vào dịp 2/9 mừng Tết độc lập. Lễ đƣợc tổ chức tại bãi biển từ tối 1/9, với nghi thức cúng tế nghiêm trang.

+ Lễ cầu ngư ở Ngư Thủy (Lệ Thủy): Tổ chức vào dịp Rằm tháng 4 âm lịch, với ý nghĩa tâm linh. Phần lễ đƣợc tiến hành trang trọng, phần hội có múa bông, chèo cạn nhƣ một số nơi khác.

Lễ hội cầu ngƣ là lễ hội văn hoá truyền thống có từ lâu đời, phản ánh đời sống văn hoá tinh thần phong phú và những tín ngƣỡng mang màu sắc huyền bí trên sông biển đƣợc tổ chức hàng năm cầu cho mƣa thuận, gió hoà, trời yên, biển lặng, đƣợc mùa tôm cá cho những chuyến đi biển bình yên, cầu cho cuộc sống ngƣời dân no đủ và quốc thái dân an.

2.3.4. Nghề truyền thống gắn với biển

* Nghề đánh bắt thủy hải sản

Biển là nơi để cƣ dân tìm kiếm kế sinh nhai, họ khai thác mọi thứ từ biển để nuôi sống bản thân và gia đình. Cƣ dân sống bằng nghề chài lƣới, từ đó hình thành nên các nghề liên quan gắn với biển và trở thành những nghề truyền thống. Thuyền ghe đƣợc sử dụng làm phƣơng tiện để khai thác và đánh bắt thủy hải sản. Thủy hải sản ngoài

62

làm nguyên liệu tƣơi sống còn đƣợc chế biến thành các sản phẩm khác để sử dụng dài lâu nhƣ đồ khô, mắm, nƣớc mắm, ruốc...

Gắn liền với biển, sống với biển nên cƣ dân ven biển Quảng Bình đã tận dụng và phát huy tối đa lợi thế của mình.

Hình 2.3: Sơ đồ mối quan hệ giữa các nghề biển truyền thống

- Khai thác và đánh bắt thủy, hải sản

Quá trình lấy biển làm nguồn sống chính, cƣ dân Quảng Bình không ngừng chinh phục, khai thác tài nguyên của biển để phục vụ cuộc sống. Khát vọng của ngƣ dân không phải ”vượt đại dương” mà là ”tôm cá đầy ghe”. Công cuộc khai thác và đánh bắt thủy hải sản của ngƣ dân ngàn đời vẫn dựa vào ”thuyền nan, mành lưới và chiếc cần câu tay”. Nhiều làng nghề truyền thống gắn với nghề đánh bắt hải sản nhƣ: Cảnh Dƣơng-Quảng Trạch, Làng Lý Hòa-Bố Trạch, Bảo Ninh-Đồng Hới... là một làng thuần ngƣ: đánh bắt cá, tôm, chế biến hải sản. Từ nghề đi lộng: Lƣới rê, lƣới trủ, lƣới vƣỡn, lƣới chuồn, câu mực, cào nghêu, lặm vẹm, muối cá, làm nƣớc mắm, làm ruốc tƣơi, ruốc khô đến nghề vận tải, buôn bán đƣờng biển trong Nam, ngoài Bắc... nghề nào cũng liên quan với con cá, con tôm cũng gắn bó với biển, với trời.

Nghề khai thác và đánh bắt thủy hải sản ở Quảng Bình có hai loại nghề cụ thể là chài lƣới và câu, chiếm vị trí hàng đầu ngành thủy sản và cƣ dân chủ yếu hoạt động đánh bắt vùng gần bờ. Nghề chài lƣới là nghề cổ truyền và đƣợc gọi là ”Đại nghề”(Nguyễn Viễn, 1990). Lƣới là loại ngƣ cụ có sản lƣợng đánh bắt lớn, phạm vi hoạt động của lƣới rộng, bao gồm các loại: lƣới rê, lƣới rung, lƣới trù...

Nghề câu có hai loại câu lộng và câu khơi. Nghề câu đòi hỏi kỹ thuật cao và nhiều kinh nghiệm. Nghề câu cho sản lƣợng thấp hơn nghề lƣới nhƣng cho giá trị kinh tế cao.

Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển nên phƣơng tiện đánh bắt đã đƣợc của tiến và nâng cao, phạm vi đánh bắt thủy, hải sản đã mở rộng hơn đến những vùng xa bờ cho sản lƣợng cao. Theo số liệu thống kê ở Quảng Bình hiện có 4.383 tàu thuyền đánh bắt hải sản với tổng công suất 254.100CV và đã thành lập đƣợc 68 tổ hợp tác, 178 tổ đoàn kết trên biển giúp nhau bảo đảm hoạt động đánh bắt, khai thác cũng nhƣ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Hàng tháng đã có trên 70 tàu của ngƣ dân Quảng Bình có trọng tải từ 100 đến 300 CV ra Trƣờng Sa, Hoàng Sa vừa đánh bắt hải sản vừa bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.

Đóng và sửa chữa thuyền, ghe

Làm nƣớc mắm Làm mắm, ruốc

Phơi, sấy hải sản Khai thác, đánh

bắt thủy, hải sản

63

Bảng 2.4: Tổng sản lƣợng và doanh thu khai thác hải sản hàng năm tại làng biển Cảnh Dƣơng-Quảng Trạch

Năm Sản lƣợng(tấn) Doanh thu(tỷ đồng)

2012 4.176,15 293,761

2013 3.114,55 250,117

2014 4.232,70 304,698

2015 3.945,50 298,674

2016 4.167,12 302,692

(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch phát kinh tế xã hội năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 của UBND xã Cảnh Dương)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 60 - 65)