Dự báo nhu cầu lao động du lịch của tỉnh Quảng Bình đến năm 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 92 - 99)

Đv tính: người

Hạng mục Năm Tăng trƣởng bình quân

2020 2025 2011-2015 2016-2020 2021-2025

Lao động trực tiếp 13.300 28.300 27,4% 13,7% 16,3% Lao động gián tiếp 29.300 62.300 13,7% 16,3% Tổng nhu cầu lao động 42.600 90.600 60,7% 13,7% 16,3%

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025)

Quảng Bình có 8 huyện, thị xã và thành phố, trong đó có 6 huyện, thị, thành phố có các xã, phƣờng ven biển gồm: Quảng Trạch, Ba Đồn, Bố Trạch, Đồng Hới, Quảng Ninh, Lệ Thủy đã xây dựng đƣợc hệ thống thiết chế văn hóa khá đồng bộ. Những năm qua, công tác tổ chức cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực du lịch đã đƣợc quan tâm. Các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn có chuyên ngành du lịch rất lớn đặc biệt là các ngành Hƣớng dẫn du lịch và Kỹ thuật Chế biến món ăn. Hiện nay, trong toàn tỉnh có 04 cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch: Trƣờng Đại học Quảng Bình; Trƣờng Cao đẳng nghề Quảng Bình; Trƣờng Trung cấp nghề số 9; Trƣờng Trung cấp kinh tế. Hàng năm, Trƣờng Đại học Quảng Bình đào tạo trên 100 sinh viên chuyên ngành Hƣớng dẫn viên và Quản trị du lịch. Trƣờng Cao đẳng Nghề Quảng Bình trong những năm 2012-2015 đã đào tạo trên 600 đầu bếp đạt trình độ Trung cấp và cao đẳng. Ngoài ra, hàng năm Sở Du lịch đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho nhân viên khuân vác, thuyết minh viên tại các tuyến du lịch Khám phá hệ thống hang động Tú Làn - hang Tiên, Khám phá động Thiên Đƣờng - Giếng Trời, khám phá hang Va, hang Nƣớc Nứt...; tập huấn định kỳ hƣớng dẫn viên du lịch. Phối hợp với Tổng cục Du lịch, Dự án EU tổ chức tập huấn nghiệp vụ buồng, bàn; tập huấn về thống kê du lịch; tập huấn về quản lý khách sạn theo tiêu chuẩn VTOS cho những hộ hoạt động kinh doanh du vực ven biển. Từ đó, từng bƣớc chuyên nghiệp hóa nhân lực trong ngành du lịch, góp phần nâng cao chất lƣợng dịch vụ, xây dựng hình ảnh điểm đến Quảng Bình an toàn, thân thiện, mến khách.

Bảng 3.8. Đánh giá chung về hiện trạng nhân lực du lịch văn hóa biển Quảng Bình qua phân tích SWTO

91

- Tỷ lệ nhân lực đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn du lịch ngày càng tăng; chất lƣợng đào tạo đƣợc cải thiện

- Mạng lƣới giáo dục và đào tạo về du lịch và liên quan từ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng đến đại học đã hình thành và bƣớc đầu đáp ứng đƣợc nhu cầu nhân lực đƣợc đào tạo chuyên sâu du lịch ở từng thể loại trên địa bàn tỉnh.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, đặc biệt là đào tạo kỹ năng nghề tại các cơ sở đào tạo chuyên du lịch đã đƣợc trang bị khá tốt.

- Hệ thống chƣơng trình đào tạo nghề Du lịch đƣợc xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề VTOS.

- Đầu tƣ xây dựng hệ thống giáo dục lấy thực hành kỹ năng làm trung tâm. Các trƣờng đào tạo nghề đạt chất lƣợng kiểm định theo quy định của bộ

- Lao động quản lý tại các khách sạn lớn có trình độ cao và đạt chuẩn quốc tế. - Những lao động phổ thông trong các cơ sở du lịch cũng đƣợc đào tạo nghiệp vụ hàng năm

- Quan điểm, nhận thức của nhân lực du lịch còn yếu. Còn chú trọng bằng cấp và các cơ quan nhà nƣớc

- Đào tạo nguồn nhân lực còn nặng về lý thuyết và trọng bằng cấp

- Một số ngƣời lao động có mức độ yêu nghề, gắn bó với nghề thấp do tính thời vụ du lịch cao và thu nhập còn chƣa ổn định

- Đội ngũ giáo viên ở nhiều cơ sở đào tạo vẫn dạy “chay” và kỹ năng nghiệp vụ chƣa cao. Phần lớn yếu kém về ngoại ngữ và phƣơng pháp sƣ phạm hiện đại.

- Năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Thái, Trung...) của một số bộ phận lao động trong ngành chƣa tốt.

- Kỹ năng giao tiếp và chủ động trong công việc của đại bộ phận ngƣời lao động trong tỉnh còn yếu.

- Kỹ năng giao tiếp, hiểu biết về các lĩnh vực kinh tế – xã hội và văn hoá của địa phƣơng nên việc truyền tải các thông tin cần thiết đến với du khách còn nhiều hạn chế

Cơ hội (O) Thách thức (T)

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Uỷ ban nhân dân tỉnh là phát triển Du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn và pháp phát triển đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch trên toàn tỉnh.

- Có nhiều chính sách ƣu tiên đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nguồn nhân lực

- Nguồn cung lao động dồi dào, lực lƣợng lao động đông đảo với độ tuổi nghề trẻ, cần cù, chịu khó, năng động, ham học hỏi,

- Cạnh tranh gay gắt trong thị trƣờng lao động của các ngành nghề khác với ngành du lịch - Phải chịu áp lực tâm lý lớn và môi trƣờng làm việc phức tạp do thƣờng xuyên phải tiếp xúc với nhiều loại đối tƣợng có trình độ, nghề nghiệp, quốc tịch, thói quen tiêu dùng khác nhau

- Hiện tƣợng giành giật nhân lực khi có khu du lịch, doanh nghiệp, nhà hành, khách sạn mới....

92

thông minh, khéo léo…

- Cơ hội hợp tác quốc tế với các nƣớc trong khu vực: Lào-Thái Lan về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực(Đại học Quảng Bình-Đại học Hoàng gia và Trƣờng Đại học SaKon Nakhon Thái Lan)

- Nguy cơ chuyển nghề, chuyển khỏi ngành Du lịch có xu hƣớng tăng trong một bộ phận ngƣời lao động trong ngành do áp lực nghề nghiệp từ ngành Du lịch.

- Sự thiếu hụt giáo viên, giảng viên giỏi vừa có trình độ chuyên môn vừa có kinh nghiệm thực tiễn và phƣơng pháp giảng dạy hiện đại tiếp tục là một thách thức.

- Những xu hƣớng du lịch mới, du lịch ra nƣớc ngoài tăng lên đòi hỏi hệ thống đào tạo du lịch phải thích ứng và đáp ứng nhân lực trong ngắn hạn là rất khó khăn.

- Tiêu chí tuyển dụng ngày một cao từ các nhà tuyển dụng nên nguồn nhân lực địa phƣơng chƣa đủ đáp ứng.

(Nguồn: Sở Du lịch Quảng Bình)

Bảng 3.8 cho thấy thế mạnh và điểm yếu trong nguồn nhân lực phục vụ du lịch của Quảng Bình còn nhiều hạn chế và bất cập. Đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch tại các công ty lữ hành và thuyết minh viên du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh ngoài việc thiếu hụt trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo bài bản, thông thạo về ngoại ngữ, nhất là ngoại ngữ Nhật, Hàn, Pháp, Trung, ngay cả tiếng Thái chiếm tỷ lệ rất thấp và còn hạn chế trong kỹ năng giao tiếp, hiểu biết về các lĩnh vực kinh tế – xã hội và văn hoá của địa phƣơng nên việc truyền tải các thông tin cần thiết đến với du khách còn nhiều hạn chế. Đối với đội ngũ nhân viên phục vụ buồng, bàn, lễ tân, chế biến món ăn ở các cơ sở lƣu trú, nhà hàng cũng chung tình trạng trên, nghĩa là phần lớn chƣa đƣợc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, thiếu hẳn các kỹ năng về văn hoá ứng xử và giao tiếp, kỹ năng về nghiệp vụ, đặc biệt vấn đề ngoại ngữ để giao tiếp đƣợc coi là khâu đang yếu nhất hiện nay. Ngay cả đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trong các doanh nghiệp, đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch hiện tại cũng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của ngành.

Điều đáng lƣu tâm nhất hiện nay là một số bộ phận nhân viên khách sạn, nhà hàng trong quy trình nghiệp vụ vẫn còn nhiều sai sót, tinh thần thái độ phục vụ thiếu chu đáo, nhiệt tình, thiếu chuyên nghiệp, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế. Tay nghề đầu bếp chƣa cao dẫn đến việc chế biến các món ăn trong hệ thống nhà hàng, khách sạn còn đơn điệu, nghèo nàn, chƣa khai thác đƣợc giá trị tinh tế, đa dạng của ẩm thực Quảng Bình để giới thiệu cho du khách.

93

“Nguồn nhân lực Du lịch tại Quảng Bình hiện nay rất lớn, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp rất cao. Mỗi năm có trên 300 lao động được đào tạo. Tuy nhiên công tác đào tạo du lịch hiện nay tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn còn nhiều bất cập và còn có khoảng cách khá lớn giữa qui mô, chất lượng, ngành nghề đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động thực tế tại các doanh nghiệp. Trình độ ngoại ngữ của nguồn lực du lịch trong tỉnh đang còn kém so với các tỉnh khác”(Phỏng vấn ông Nguyễn Á Châu- Cty du lịch Chua me đất-Oxalis)

Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do những ngƣời có trình độ, đƣợc đào tạo bài bản sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp nghề chuyên ngành du lịch đã ở lại làm việc tại các thành phố lớn hoặc những nơi có du lịch phát triển và môi trƣờng công tác tốt hơn. Số lao động trở về làm việc tại quê hƣơng thƣờng có trình độ ở mức trung bình và khi đƣợc tuyển chọn để làm việc tại các doanh nghiệp du lịch lại phải mất công đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ lại từ đầu. Bên cạnh đó, tâm lý tự ti của ngƣời lao động ít nhiều còn chịu sự phân biệt của xã hội đối với những ngƣời làm việc trong khách sạn là một nghề “ít lành mạnh” cũng là một rào cản; ngoài ra một số nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp du lịch đánh giá chƣa đúng mức sự đóng góp của đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ dẫn đến việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, chế độ lƣơng, thƣởng và các quyền lợi khác của ngƣời lao động chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, khiến đội ngũ này làm việc với năng suất và chất lƣợng chƣa cao, thiếu nhiệt huyết và thƣờng không ổn định. Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế đến hiệu quả hoạt động du lịch.

“Chương trình đào tạo của các cơ sở du lịch còn nặng về lý thuyêt, chưa sát với thực tế doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh. Trường Đại học Quảng Bình cũng như các Trường chuyên nghiệp trong tỉnh có đào tạo chuyên ngành Du lịch đang ngày một nỗ lực không nhỏ trong việc chỉnh sửa chương trình đào tạo, giảm lý thuyết tăng thực hành. Tuy nhiên, để đào tạo nguồn lực chất lượng đạt chuẩn khu vực ASEAN cần có sự phối hợp với các chuyên gia cũng như liên kết đào tạo với các nước trong khu vực mới, điều đó đã và đang thực hiện. Trong những năm tới chất lượng nguồn nhân lực sẽ được cải thiện rõ rệt ”(Phỏng vấn TS. Hoàng Dƣơng Hùng)

Nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành du lịch của tỉnh ta nói riêng và của cả nƣớc nói chung, có ảnh hƣởng, tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và sự phát triển của du lịch tỉnh nhà. Vì vậy, cần quan tâm hơn nữa công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch để nâng cao chất lƣợng và tính chuyên nghiệp trong xu thế hội nhập nhằm phát triển bền vững.

3.1.6. Hoạt động xúc tiến du lịch văn hóa biển ở Quảng Bình

“Hoạt động truyền thông và xúc tiến của du lịch Quảng Bình trước đây chưa thực sự chú trọng. Trong những năm trở lại đây đã có nhiều đầu tư và chú trọng.

94

Riêng 02 năm 2016-2017, sau sự cố môi trường biển, Quảng Bình đã nỗ lực rất lớn để tổ chức các hoạt động xúc tiến nhằm quảng bá qu lịch tỉnh nhà như: Quảng Bình trong lòng Hà Nội, Tuần văn hóa du lịch Đồng Hới, sắp tới là tuần lễ Vương quốc hang động… không chỉ mới về nội dung lẫn hình thức. Sắp tới với sự hợp tác toàn diện giữa các vùng, tiểu vùng trong nước và quốc tế du lịch Quảng Bình sẽ phát triển trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.”(Phỏng vấn - Ông Đặng Đông Hà- Phó giám đốc sở Du lịch Quảng Bình)

Công tác quảng bá, xúc tiến và liên kết du lịch đƣợc thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú chuyên biệt hóa theo từng phân khúc thị trƣờng khách du lịch nội địa và quốc tế vì vậy đã mang lại những kết quả thiết thực, cụ thể:

Tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá và đầu tƣ du lịch Quảng Bình tại TP. Hà Nội, TP. Đà Nẵng và đoàn khảo sát, kết nối phát triển du lịch với các tỉnh Ninh Bình, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Thanh Hóa nhằm giới thiệu quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Bình điểm đến an toàn – chất lƣợng – thân thiện đến với du khách và các nhà đầu tƣ. Đồng thời, là cơ hội để các doanh nghiệp du lịch của Quảng Bình và các công ty lữ hành tại thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, TP. Đà Nẵng có dịp gặp gỡ, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết phát triển du lịch trong thời gian tới.

Tổ chức các hoạt động quảng bá về đoàn làm phim “Kong: Skull Island” đến thực hiện các cảnh quay phim tại Quảng Bình, nhằm tạo tiền đề để xây dựng Quảng Bình trở thành phim trƣờng quốc tế trong thời gian tới; Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức quảng bá hình ảnh, thông tin đoàn Đại sứ các nƣớc tham dự chƣơng trình “Chinh phục Sơn Đoòng - hang động lớn nhất thế giới” rộng khắp trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong nƣớc và quốc tế. Phối hợp với các đoàn làm phim trong nƣớc và nƣớc ngoài thực hiện các chƣơng trình truyền hình nhằm giới thiệu về sự phong phú và độc đáo của tài nguyên du lịch Quảng Bình.

Tổ chức các hoạt động trƣng bày, giới thiệu và quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Bình tại Lễ khánh hạ Chùa Hoằng Phúc, tạo đƣợc ấn tƣợng sâu sắc đối với du khách thập phƣơng.

Tham gia Ngày hội du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội, Hội chợ du lịch quốc tế Đà Nẵng nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị nổi bật điểm đến du lịch Quảng Bình, các sản phẩm, dịch vụ du lịch của tỉnh, cũng nhƣ kết nối các doanh nghiệp lữ hành trong nƣớc và quốc tế với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Quảng Bình.

Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Bình và các sở, ngành, đơn vị, địa phƣơng liên quan tiến hành nhiều hoạt động quảng bá về điểm đến du lịch Quảng Bình, đƣa ra các chƣơng trình khuyến mãi giảm giá và kích cầu du lịch nhằm thu hút

95

khách du lịch Quảng Bình sau ảnh hƣởng nặng nề của sự cố môi trƣờng biển từ ngày 06/04.

Phối hợp với Tổng cục Du lịch, các địa phƣơng tổ chức Đoàn khảo sát và tọa đàm kết nối hoạt động du lịch Bắc - Trung bộ; đón các đoàn presstrip, farmtrip khảo sát điểm đến du lịch Quảng Bình.

Phối hợp với dự án EU xây dựng và triển khai phƣơng án hợp tác, liên kết phát triển du lịch 4 tỉnh Bắc miền Trung Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình trong đó Quảng Bình là Trƣởng ban điều phối năm 2016. Tăng cƣờng các hoạt động liên kết, phối hợp phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố đã ký kết song phƣơng biên bản hợp tác phát triển du lịch với Quảng Bình

Đúng nhƣ vậy, hoạt động quảng bá du lịch tỉnh đã ngày một chú trọng đƣợc thể hiện qua: Thành lập trung tâm Thông tin xúc tiến Du lịch trực thuộc Sở Văn hóa thể thao và du lịch nay là Sở Du lịch tỉnh. Thành lập sở Du lịch Quảng Bình vào ngày 25/08/2016 cũng nhƣ thực hiện mục tiêu năm 2017 đón 3 triệu lƣợt khách, trong đó có 80.000 lƣợt khách quốc tế; tổng doanh thu du lịch đạt khoảng 3.000 tỷ đồng… Hoạt động xúc tiến quảng bá có nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phát triển du lịch . Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Đặng Đông Hà “Sở sẽ tập trung nâng cao nhận thức của xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 92 - 99)