Doanh thu du lịch Quảng Bình giai đoạn 2011–2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 76 - 87)

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Chỉ tiêu

Doanh thu Tổng vốn đầu tư

2011 627.836,34 4.800.000 2012 996.122,67 5.000.000 2013 1.870.747,50 4.500.000 2014 3.234.767,10 6.200.000 2015 3.180.021,60 5.200.300 2016 2.250.000,80 5.876.000 Nguồn: Sở Du lịch Quảng Bình (2016)

Trong những năm qua, du lịch Quảng Bình đã có những sự tăng trƣởng ấn tƣợng và bƣớc đầu khai thác có hiệu quả một số tài nguyên du lịch nổi bật và vƣơn lên trở thành một trong những điểm sáng của du lịch Việt Nam.

Đạt đƣợc kết quả đó một phần phải kể đến sự nỗ lực từ các nhà quản lý trong việc thu hút vốn đầu tƣ trong, ngoài nƣớc cả của nhà nƣớc và cá nhân. Theo số liệu tại bảng 3.2 giai đoạn 2011-2016 tổng số vốn đầu tƣ liên tục tăng qua các năm, nỗi bật nhất năm 2016 với sự đầu tƣ của tập đoàn FLC vào Quảng Bình gồm tổ hợp quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dƣỡng và giải trí cao cấp. FLC Quảng Bình dự kiến có 10 sân golf sẽ đƣợc xây dựng dọc theo bờ biển từ TP. Đồng Hới, qua huyện Quảng Ninh, đến điểm cuối là xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy. Bình quân mỗi sân golf có 18 lỗ, tƣơng đƣơng với tổng nguồn vốn đầu tƣ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Diện tích đất dành cho tổ hợp sân golf này khoảng 1.000 ha. Bên cạnh đó hệ thống sân golf sẽ kèm theo một resort đẳng cấp 5 - 6 sao để phục vụ khách du lịch và các golf thủ lƣu trú, nghỉ dƣỡng. Đây là một cú hích trong du lịch tỉnh Quảng Bình.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Tiến Dũng - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Bình khẳng định, năm 2017 Quảng Bình đặt mục tiêu đƣa du lịch trở thành nghành kinh tế mũi nhọn của địa phƣơng với dự kiến đón trên 3 triệu lƣợt khách. Trƣớc đó, trong giai đoạn 2011–2016, du lịch Quảng Bình đã đón hơn 13,2 triệu lƣợt khách, tốc độ tăng trƣởng bình quân trên 25%. Năm 2016, do sự cố ô nhiễm môi trƣờng biển, ngành du lịch Quảng Bình bị thiệt hại nặng, lƣợng khách giảm còn 1,9 triệu. Quảng Bình đang nỗ lực để khôi phục lại lƣợng khách tham quan trong thời gian tới.

Thị trƣờng khách du lịch truyền thống của tỉnh Quảng Bình chủ yếu là khách du lịch nội địa và các nƣớc khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, một số ít là các nƣớc Châu Âu. Sắp tới để đảm bảo sự hài lòng của khách du lịch, Quảng Bình sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thực hiện các giải pháp về kích cầu du lịch và bình ổn thị

75

trƣờng nhƣ: giảm giá các dịch vụ lƣu trú, ăn uống, vận chuyển du lịch, lữ hành. Đồng thời, đẩy mạnh việc nâng cao chất lƣợng các dịch vụ du lịch, nhân lực du lịch, các cơ sở lƣu trú để có thể mở rộng sức chứa khách du lịch. Quảng Bình cũng kỳ vọng vào chú trọng khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch mang lại giá trị cao nhƣ tuyến du lịch khám phá sông Chày-hang Tối, rào Thƣơng- hang Én, thung lũng Sinh Tồn- hang Thủy Cung, khám phá hệ thống hang động Tú Làn-hang Tiên, thì việc phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa biển góp phần giúp tỉnh Quảng Bình khôi phục lại lƣợng khách du lịch bị ảnh hƣởng sau sự cố môi trƣờng biển Formosa vào năm 2016.

Theo chiến lƣợc phát triển du lịch của tỉnh năm 2017, hƣớng tới thị trƣờng khách nội địa, tập trung vào các tỉnh, thành phố nhƣ: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, khu vực Tây Nguyên, một số tỉnh phía Bắc và phía Nam. Trong đó, lƣợng khách sử dụng phƣơng tiện hàng không và tàu hỏa dự báo có tốc độ tăng trƣởng nhanh và đóng góp doanh thu lớn cho phân khúc thị trƣờng này. Với thƣơng hiệu dần đƣợc khẳng định, dự báo khách du lịch quốc tế đƣợc chia thành hai phân khúc: thị trƣờng Lào, Thái Lan sử dụng phƣơng tiện đƣờng bộ, đƣờng hàng không và thị trƣờng khách du lịch có khả năng chi trả thấp đến từ các nƣớc châu Âu, Trung Quốc và Úc; thị trƣờng khách du lịch có khả năng chi trả cao hƣớng đến các sản phẩm cao cấp nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc, các nƣớc Bắc Âu, Mỹ, Nga…

Bảng 3.3: Đánh giá mức độ hài lòng về chất lƣợng dịch vụ du lịch văn hóa biển Quảng Bình

Nội dung câu hỏi

Tỷ lệ % trả lời Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

Các giá trị văn hóa biển vật thể rất

đa dạng và phong phú 8,13 3,13 10,63 22,5 55,63 Các giá trị văn hóa biển phi vật thể

rất sinh động, thu hút 3,44 6,56 13,44 20,63 55,94 Chất lƣợng, giá cả dịch vụ vận

chuyển du khách rất tốt 15,94 9,38 13,44 23,44 37,81 Chất lƣợng, giá cả dịch vụ lƣu trú

rất phù hợp 2,81 11,56 17,19 28,13 40,31

Chất lƣợng, giá cả dịch vụ ăn uống

rất phù hợp 11,56 16,25 13,44 15,94 42,81

76

lịch rất chuyên nghiệp

Chất lƣợng, giá cả dịch vụ vui chơi

giải trí rất tốt 15,94 15,94 11,56 15,93 40,63 Chất lƣợng, giá cả đồ lƣu niệm rất

hợp lý 22,19 12,81 19,06 19,38 26,56

Thuyết minh, giới thiệu tại điểm

thăm quan rất chi tiết 8,75 9,06 13,13 21,88 47,19 Dịch vụ chụp ảnh đa đạng và giá

cả hợp lý 15,00 6,25 10,63 15,94 52,19

Giao thông giữa các điểm du lịch

rất thuận tiện, an toàn 4,38 5,63 12,81 20,94 56,25 An ninh trật tự và môi trƣờng xã

hội rất an toàn 5,31 3,44 12,19 27,19 51,88

Vệ sinh môi trƣờng chung của

điểm du lịch rất sạch sẽ 13,44 16,88 15,00 25,94 28,75 Nhà vệ sinh tại các khu du lịch rất

tiện lợi và sạch sẽ 19,38 10,31 18,13 28,75 23,44 Vệ sinh an toàn thực phẩm đƣợc

chú trọng rất cao 20,00 9,38 13,44 25,31 31,88 Thái độ của cƣ dân đối với du

khách rất thân thiện 7,81 5,00 10,00 18,13 59,06

(Nguồn: Tác giả khảo sát bằng phương pháp điều tra bảng hỏi tháng 02/2017)

Căn cứ vào kết quả phiếu điều tra khảo sát của tác giả và bảng 2.3 cho thấy đánh giá của khách du lịch cảnh quan thiên nhiên vùng biển Quảng Bình là cao nhất, chiếm đến 59,94% trong tổng số các đánh giá của khảo sát. Điều này cho thấy thế mạnh về tài nguyên văn hóa biển vật thể và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, là yếu tố thu hút du khách. Bên cạnh đó, chất lƣợng, giá cả dịch vụ ăn uống đƣợc du khách đánh giá cao về sự hài lòng 42,81% và thái độ thân thiện của ngƣời dân địa phƣơng 59,06% cũng đƣợc du khách đánh giá khá cao. Đây là một thế mạnh cần phát huy cho phát triển du lịch văn hóa biển Quảng Bình dựa trên các nét đặc trƣng của văn hóa ẩm thực và văn hóa bản địa. Tuy nhiên bên cạnh đó du khách vẫn còn chƣa hài lòng về chất lƣợng giá cả dịch vụ vận chuyển (15,94), vệ sinh công cộng (19,38%), và chất lƣợng giá cả đồ lƣu niệm (22,19%). Đây là vấn đề các nhà cung cấp, các nhà quản lý cần quan tâm trong việc nâng cấp đầu tƣ đồng bộ để tạo nên sự khác biệt và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch văn hóa biển Quảng Bình để thu hút du khách hơn.

77

Giải thích về nguyên nhân của những hạn chế làm ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách du lịch về tài nguyên văn hóa biển Quảng Bình, các nhà cung cấp cho biết: “Tài nguyên văn hóa biển Quảng Bình hiện nay vẫn còn một số hạn chế trong quá trình tôn tạo ít được đầu tư làm cho sự xuống cấp của các di tích, danh thắng; các lễ hội, làng nghề còn chưa phong phú trong các hoạt động, còn mang tính địa phương. Các sản phẩm du lịch văn hóa biển còn đơn sơ, chưa đủ sức cạnh tranh trong khu vực. Hiện nay, chủ yếu khai thác du lịch tham quan và nghỉ dưỡng biển (chủ yếu khu vực Đồng Hới) chưa đồng đều ở các khu vực khác. Các hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật, dịch vụ môi trường, hệ thống giao thông công cộng chưa được đồng bộ và nâng cấp các phương tiện hiện đại để thuận lợi trong việc di chuyển của du khách.” (Phỏng vấn ông Nguyễn Phạm Tuấn)

Hiện nay, Quảng Bình đang chú trọng thu hút khách du lịch nội địa đặc biệt là Hà Nội và khu vực phụ cận. Chƣơng trình “Quảng Bình trong lòng Hà Nội” diễn ra từ ngày 25-27/03/2017, cũng là cơ hội quảng bá cho du lịch tỉnh nhà tại Thủ đô. Tuy vậy, thị trƣờng khách du lịch đối với sản phẩm văn hóa biển thì chỉ tập trung vào các đối tƣợng khách là các nhà nghiên cứu, sinh viên ngành du lịch đi thực tập, tìm hiểu…

3.1.2. Sản phẩm du lịch văn hóa biển ở Quảng Bình

Biểu đồ 3.1: Đánh giá mức độ đa dạng SPDL văn hóa biển Quảng Bình

(Nguồn: Tác giả khảo sát bằng phương pháp điều tra bảng hỏi (02/2017)

Qua kết quả điều tra khảo sát thực tế từ du khách của tác giả tại các điểm du lịch văn hóa biển ở biểu đồ 2.1, du khách đánh giá rất đa dạng và phong phú (34%) . Nhận thấy đƣợc điều đó, những năm gần đây tỉnh Quảng Bình đã đầu tƣ xây dựng và nâng cao chất lƣợng các sản phẩm du lịch văn hóa biển nhằm tạo thêm sự phong phú và đa dạng trong sản phẩm du lịch của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách chứ không chỉ dừng lại ở loại hình du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng, khám phá nhƣ trƣớc. Các tài

78

nguyên văn hóa biển không chỉ đƣợc đánh giá cao về sự đa dạng mà còn đƣợc đánh giá tốt về sức hấp dẫn của nó (44%), biểu đồ 2.2 dƣới đây phản ánh khá rõ thực tế đó:

Biểu đồ 3.2: Đánh giá sự hấp dẫn của du lịch văn hóa biển Quảng Bình

(Nguồn: Tác giả khảo sát bằng phương pháp điều tra bảng hỏi (02/2017)

Sản phẩm du lịch văn hóa biển của tỉnh Quảng Bình cũng mang tính đa dạng, dựa trên điều kiện tài nguyên phong phú.

3.1.2.1. Sản phẩm du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa biển

Quảng Bình là một trong những nơi diễn ra những trận đánh phá ác liệt nhất của địch trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc nên nơi đây còn lƣu lại nhiều dấu tích chiến tranh đậm nét. Với các di tích Kiến trúc Lũy Thầy, thành Đồng Hới, Quảng Bình Quan, tƣợng đài mẹ Suốt, Tháp chuông nhà thờ Tam Tòa…

Các điểm tham quan tìm hiểu quá khứ đấu tranh cách mạng của các chiến sĩ và nhân dân Quảng Binh thời kháng chiến chống thực dân Pháp, Đế quốc Mỹ nhằm khơi dậy lòng yêu nƣớc, niềm tự hào dân tộc. Đặc biệt, hữu ích với các nhà nghiên cứu, sinh viên nghiên cứu lịch sử- văn hóa.

“Văn hóa biển Quảng Bình nó hiện hữu lâu đời thể hiện qua các di tích lịch sử còn lại, qua đó minh chứng rằng:người Quảng Bình đã sớm thích nghi với môi trường biển từ việc khai thác đến sử dụng và chiếm lĩnh không gian biển, từ đó tạo nên không gian văn hóa rất đa dạng và đặc trưng của cộng đồng ven biển. Cần nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp và cộng đồng việc bảo vệ và phát huy giá trị của văn hóa biển đảo đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc; quảng bá, giới thiệu các giá trị văn hóa biển đảo và phát triển du lịch tỉnh nhà ngày một lớn mạnh”(Phỏng vấn Tiến sĩ lịch sử Nguyễn Khắc Thái)

79

Đa số nằm trong nội thành Đồng Hới với các tuyến đƣờng đã đƣợc nâng cấp, tu sửa mới nên điều kiện di chuyển đến các sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử tƣơng đối thuận lợi.

Du khách có thể tham quan theo các tour chuyên đề lịch sử chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ. Đồng thời, có thể tham quan các bảo tàng lịch sử, các dấu tích tội ác của giặc pháp cũng nhƣ những phế tích trong thành phố.

Hoạt động du lịch ở đây còn rất ít ỏi và mờ nhạt. Chƣa tận dụng hết đƣợc ƣu thế về các tài nguyên du lịch văn hóa cách mạng.

Hàng năm, tỉnh cũng tổ chức các sự kiện kỷ niệm ngày giải phóng Quảng Bình, giải phóng Miền Nam… với các hoạt động hƣớng về cuội nguồn, xay dựng, phục dựng lại cuộc kháng chiến, đấu tranh của quân và dân Quảng Bình thông qua các cuộc biểu diễn, phim kịch và triển lãm tranh và hội…để du khách cảm nhận vè những sự kiện lịch sử gắn với các di tích mà họ đến tham quan.

3.1.2.2. Sản phẩm du lịch làng nghề biển

Làng nghề ven biển là một trong những nét đặc thù của cộng đồng cƣ dân biển. Làng nghề hình thành cùng với sự phát triển văn hóa xã hội và sản xuất, là một nét đẹp truyền thống của các dân tộc bản địa. Với địa đặc trƣng cƣ dân địa phƣơng trong tỉnh chủ yếu sống dựa vào biển đã tạo ra những nét đặc trƣng riêng cho Quảng Bình tiêu biểu nhƣ: Cảnh Dƣơng, Lý Hòa, Bảo Ninh… và nhiều địa phƣơng khác trong toàn tỉnh với các làng nghề truyền thống nhƣ: làm nƣớc mắm, đóng tàu thuyền, chế biến thủy hải sản, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản,…

Đến đây du khách không chỉ đƣợc ngắm cảnh đẹp từ những bãi cát trắng chạy dài ven biển mà còn đƣợc tham quan, tìm hiểu những nét văn hóa đặc trƣng của làng nghề nhƣ: đóng tàu, làm nƣớc mắn, đánh bắt hải sản…

Các chƣơng trình du lịch nhƣ: câu cá đèn, câu mực… cho du khách những hoạt trải nghiệm mới khi sống cùng cƣ dân địa phƣơng

Bên cạnh đó, du khách có thể tham gia các hoạt động khác nhƣ; trƣợt cát, chèo thuyền, và tự mình làm hải sản sấy khô cùng ngƣ dân khi tham quan…

Gắn chặt du lịch ven biển với du lịch làng nghề ven biển là một hƣớng phát triển đúng đắn, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời quảng bá văn hóa độc đáo ở địa phƣơng.

Tại Đồng Hới vào những ngày 25/04-30/04 thƣờng niên có những hoạt động quảng bá cho du lịch biển và văn hóa biển Đồng Hới là Tuần lễ văn hóa-Du lịch Đồng Hới, Lễ hội đua thuyền trên sông Nhật Lệ… Trong những năm gần đây, loại hình du lịch làng nghề truyền thống ở Quảng Bình đƣợc đẩy mạnh càng thu hút du khách, đặc biệt là du khách nƣớc ngoài, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trƣng ở mỗi vùng.

80

Thế nhƣng, du lịch làng nghề ven biển chƣa thực sự tạo đƣợc dấu ấn trong lòng du khách do chƣa tạo ra đƣợc sản phẩn du lịch đặc thù cũng nhƣ sản xuất hàng hóa, hoàng lƣu niệm vẫn na ná các vùng biển ở những tỉnh khác trong cả nƣớc. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa phát triển làng nghề với phát triển du lịch còn chƣa đƣợc chú trọng. Để khai thác và phát triển tiềm năng du lịch làng nghề ven biển cần cải thiện môi trƣờng sinh thái vùng biển và ven biển quảng bá nhiều hơn những giá trị văn hóa độc đáo của cộng đồng cƣ dân biển. Các làng nghề chủ yếu ở nông thôn, cơ sở hạ tầng còn khó khăn. Còn làng nghề ở ven biển nhỏ lẻ, chƣa tập trung đầu tƣ, cải tiến. Bên cạnh đó, tác phong làm du lịch thiếu chuyên nghiệp… chính vì vậy chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng các thƣơng hiệu làng nghề cho các nghề nhƣ: nƣớc mắm, đóng tàu, sản xuất hải sản khô…

3.1.2.3. Sản phẩm du lịch lễ hội biển

Lễ hội của cƣ dân ven biển Quảng Bình đặc trƣng nhất là lễ hội nghề nghiệp (lễ hội bơi trải, lễ hội cầu ngƣ, … ). Ngày nay, các lễ hội nghề nghiệp đã bị biến đổi nhiều theo thời gian, phần nghi lễ đơn giản nhƣng phần hội thƣờng sôi động hơn nhiều với các trò chơi dân gian, đua thuyền, biểu diễn múa bông- chèo cạn…cùng các hoạt động đặc trƣng của cƣ dân miền biển. Những lễ hội nghề nghiệp đƣợc tổ chức công phu, bài bản nhất vẫn là:

- Cầu Ngƣ ở Cảnh Dƣơng và Bảo Ninh đƣợc tổ chức vào ngày rằm tháng giêng âm lịch;

- Lễ hội bơi trãi Cảnh Dƣơng (Quảng Trạch) tổ chức vào ngày 02/9; - Lễ hội đua thuyền trên sông Nhật Lệ đƣợc tổ chức vào ngày 30/04;

- Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang-Lệ Thủy tổ chức vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 76 - 87)