CÁC GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA BIỂN QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 39 - 42)

2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Quảng Bình

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Quảng Bình

Trong lịch sử hình thành và phát triển, Quảng Bình luôn là một phần đất thiêng liêng của lãnh thổ Việt Nam. Vùng đất Quảng Bình hôm nay đã trải qua nhiều lần thay đổi địa giới lãnh thổ và tên gọi. Theo thƣ tịch cỗ, thuở vua Hùng lập quốc, Quảng Bình thuộc bộ Việt Thƣờng, một trong 15 bộ của nƣớc Văn Lang.

Dƣới các triều đại phong kiến Trung Quốc, đất nƣớc ta bị lệ thuộc vào phong kiến phƣơng Bắc, vùng đất Quảng Bình khi thì nằm trong quận Tƣợng Lâm, khi thì nằm trong quận Nhật Nam.

Năm 192 triều đại Đông Hán bị đánh bại phải rút quân về nƣớc, Quảng Bình nằm trong lãnh thổ Lâm Ấp. Đến năm 758 Lâm Ấp đổi tên là Chiêm Thành, Quảng Bình nằm trong 2 châu: Châu Bố Chính và Châu Địa Lý.

Năm 1069, để phá tan âm mƣu cấu kết giữa quân xâm lƣợc nhà Tống và Chiêm Thành, một đạo quân Đại Việt do Lý Thánh Tông cầm đầu và tƣớng Lý Thƣờng Kiệt chỉ huy, đã tiến đánh vào tận kinh thành Chăm-pa, bắt đƣợc vua Chiêm là Chế Củ. Để chuộc tội, vua Chiêm cắt dâng 3 châu: Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý (gồm Quảng Bình - Quảng Trị) cho nhà Lý. Quảng Bình trở về với cội nguồn Đại Việt từ đó.

Năm 1075, Lý Thƣờng Kiệt đổi tên Châu Bố Chinh thành Châu Bố Chính, Châu Địa Lý thành Châu Lâm Bình. Mảnh đất Quảng Bình từ đó chính thức đƣợc đƣa vào bản đồ nƣớc ta. Chính Lý Thƣờng Kiệt là ngƣời có công đầu xác định và đặt nền móng đầu tiên của vùng đất Quảng Bình trọn vẹn lãnh thổ nhƣ ngày nay.

Sau thời Lý Thƣờng Kiệt, cƣơng vực và tên vùng đất này lại có nhiều thay đổi, năm 1361 vua Trần Duệ Tông đổi châu Lâm Bình thành phủ Tân Bình, năm 1375 Trần Duệ Tông đổi phủ Lâm Bình thành phủ Tân Bình.

Dƣới triều Lê, đời Lê Thánh Tông (1460-1497), quận Tân Bình thuộc Châu Thuận Hoá.

Đến thời Nguyễn Hoàng (1558 đến 1604) vùng đất Bắc sông Gianh gọi là xứ Đàng Ngoài, vùng Nam sông Gianh gọi là xứ Đàng Trong. Năm 1605 Nguyễn Hoàng đổi Châu Bố Chính thành phủ Quảng Bình, cái tên Quảng Bình có từ đó.

Nguyễn Huệ là ngƣời có công chấm dứt nội chiến Nam Bắc phân tranh hơn 200 năm, lấy sông Gianh làm ranh giới, thống nhất đất nƣớc xóa bỏ 2 châu Bắc, Nam Bố Chính thành lập Châu Thuận Chính (Thuận có nghĩa là hòa thuận chấm dứt chiến tranh).

Năm 1802, sau khi đàn áp phong trào Tây Sơn, lập ra triều Nguyễn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu Gia Long, Gia Long trở lại tên gọi vùng đất Quảng Bình hiện nay là Bố Chính nội, Bố Chính ngoại, nhằm phân biệt giữa Đàng Trong,

38

Đàng Ngoài trong việc phong tƣớc phẩm, định mức thuế đối với nhân dân hai bờ sông Gianh.

Năm 1832, đời vua Minh Mạng, Bố Chính trở về tên gọi là tỉnh Quảng Bình (tên tỉnh Quảng Bình là một đơn vị hành chính bắt đầu từ đây). Từ đây cho đến thời vua Thiệu Trị toàn tỉnh có 2 phủ, 6 huyện (phủ là đơn vị hành chính bao gồm nhiều huyện). Phủ Quảng Ninh có 3 huyện: Phong Lộc, Phong Đăng và Lệ Thủy (Đồng Hới thuộc phủ Quảng Ninh). Phủ Quảng Trạch gồm 3 huyện: Bố Trạch, Bình Chánh và Minh Chánh.

Sau phong trào Cần Vƣơng cho đến trƣớc 1945, Quảng Bình có 2 phủ và 3 huyện (phủ lúc này không bao gồm huyện) đó là: Quảng Ninh và Quảng Trạch, ba huyện: Lệ Thủy, Bố Trạch, Tuyên Hóa (suốt thời kỳ thuộc địa Pháp dƣới triều Nguyễn, Đồng Hới là tỉnh lị Quảng Bình).

Sau Cách mạng tháng Tám, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Quảng Bình có 5 huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa và thị xã Đồng Hới (đến năm 1965 tách huyện Tuyên Hóa thành 2 huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa cho đến tháng 9 - 1975).

Từ ngày 20 tháng 9 năm 1975 Trung ƣơng có quyết định nhập Quảng Bình với Quảng Trị và Thừa Thiên thành tỉnh Bình - Trị - Thiên, lấy thành phố Huế làm tỉnh lị.

Bắt đầu từ đây có sự sát nhập một số huyện ở Quảng Bình cũ: huyện Lệ Ninh (Quảng Ninh và Lệ Thủy), huyện Tuyên Minh (Tuyên Hóa và Minh Hóa).

Đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ và nhân dân Bình Trị Thiên, ngày 1-7-1989 Trung ƣơng Đảng đã có quyết định tách 3 tỉnh về địa giới củ. Quảng Bình phục hồi lại vị trí các huyện nhƣ trƣớc khi nhập tỉnh. Ngày 12-12-2004 thị xã Đồng Hới đƣợc Chính phủ ra Quyết định nâng cấp thành thành phố loại 3 trực thuộc tỉnh. Hiện nay toàn tỉnh 01 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên

Quảng Bình vùng đất có diện tích tự nhiên là 8.065 km2 nằm ở Bắc Miền Trung Việt Nam, nơi hội tụ giữa các yếu tố tự nhiên và văn hóa của cả hai miền Nam - Bắc. Với vị trí địa lý cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.200 km về phía Bắc. Phía Đông có bờ biển dài 116,04 km, phía Tây giáp nƣớc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đƣờng biên giới dài 201,87 km, có Cửa khẩu quốc tế Cha Lo, nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây, Quảng Bình có vị trí địa chính trị, quân sự và kinh tế quan trọng của cả nƣớc.

Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. Toàn bộ diện tích đƣợc chia thành các vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Khí hậu Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa,

39

đƣợc chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8.

Quảng Bình có vùng biển rộng, bờ biển dài 116,04 km hội tụ nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch biển có nhiều thắng cảnh đẹp nhƣ: Cảnh Dƣơng, Đá Nhảy, Quang Phú, Nhật Lệ, Hải Ninh… với những cồn cát chạy dài có tiền năng lớn về các loại sa khoáng nhƣ ti tan, thạch anh…là nguồn nguyên liệu quý để sản xuất thủy tinh cao cấp. Thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngƣ trƣờng rộng lớn với trữ lƣợng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm nhƣ tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển Trong những năm qua, Quảng Bình đã và đang phát triển rất mạnh các loại hình du lịch nghỉ dƣỡng biển, thể thao giải trí trên biển, nhƣ: ca nô kéo dù, lƣớt ván, mô tô nƣớc, đua thuyền buồm thể thao...

Hệ thống hang động kỳ vĩ, hoành tráng của khu vực Di sản thiên nhiên thế giới Vƣờn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi có sức thu hút mạnh mẽ khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến với Quảng Bình.

Mảnh đất Quảng Bình nhƣ một bức tranh thuỷ mặc, vừa có biển đảo vừa có rừng, với tiềm năng, thế mạnh, vẻ đẹp thiên nhiên, giá trị lịch sử văn hóa độc đáo riêng có của vùng đất Quảng Bình. Với lợi thế tiềm năng và sự nỗ lực không ngừng của con ngƣời nơi đây để xây dựng một ngành du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà và xây dựng thƣơng hiệu du lịch xứng tầm trong cả nƣớc và khu vực.

2.1.3. Điều kiện xã hội * Dân cư- lao động * Dân cư- lao động

Dân số Quảng Bình tính đến năm 2016 có 881.875 ngƣời. Phần lớn cƣ dân địa phƣơng là ngƣời Kinh. Dân tộc ít ngƣời thuộc 02 nhóm chính là Chứt (Sách, Mày, Rục, Arem, Mã Liềng) và Bru - Vân Kiều (Vân Kiều, Khùa, Trì, Ma Coong), sống tập trung ở 2 huyện miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa và một số xã phía Tây huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Dân cƣ phân bố không đồng đều, 84,80% sống ở vùng đồng bằng; nguồn lao động lớn, dồi dào chiếm 52,26% dân số.

Quảng Bình có hệ thống cơ sở hạ tầng cho giáo dục phổ thông tƣơng đối đồng bộ. Các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp đang đƣợc đầu tƣ cả chiều sâu lẫn quy mô, chất lƣợng đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý, cử nhân, kỹ sƣ, công nhân lành nghề... phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

40

Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 560.064 ngƣời, chiếm khoảng 61,72% dân số. Về chất lƣợng lao động cho đến năm 2016: Lực lƣợng lao động đã qua đào tạo đạt 62%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 39% (Cục thống kê tỉnh Quảng Bình 2017).

* Cơ cấu kinh tế

Kinh tế của tỉnh tiếp tục đà phục hồi và tăng trƣởng khá, sản xuất nông nghiệp đƣợc mùa, năng suất lúa, sản lƣợng lƣơng thực tăng 6,1% so với kế hoạch; sản xuất công nghiệp tuy vẫn gặp nhiều khó khăn, nhƣng tăng trƣởng cao hơn cùng kỳ và đạt kế hoạch đề ra.

Năm 2016, sự cố môi trƣờng biển đã ảnh hƣởng rất lớn đến nền kinh tế tỉnh nhà. Cuộc sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh có phần bị đảo lộn do thiếu thực phẩm hải sản, giá cả nhiều loại thực phẩm tăng cao, ảnh hƣởng đến tốc độ phát triển nền kinh tế tỉnh nhà. UBND tỉnh đã có chính sách hỗ trợ, qua đó góp phần giải quyết khó khăn trƣớc mắt cho ngƣ dân, thay đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần tăng trƣởng nền kinh tế. Tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh - GRDP (theo giá so sánh 2010) đạt 8.526,3 tỷ đồng, tăng 5,1% so cùng kỳ năm trƣớc (Trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) đạt 4.783,3 tỷ đồng, tăng 10,6% so cùng kỳ năm trƣớc (kế hoạch năm 2016 tăng 10,0%). Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ (giá so sánh 2010) đạt 6.704,5 tỷ đồng, tăng 6,2% so cùng kỳ năm trƣớc. Kim ngạch xuất khẩu đạt 45,5 triệu USD, bằng 91,8 so cùng kỳ năm trƣớc và đạt 30,3% kế hoạch năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)