Tốc độ tăng trƣởng kinh tế GRDP Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 42 - 50)

giai đoạn 2013-2016

Chỉ tiêu 2013(%) 2014(%) 2015(%) 2016(%)

Tốc độ tăng trƣởng GRDP 6,6% 6,8 6,7 5,1

Nông lâm ngƣ nghiệp 3,6 2,9 3,4 2,1

Công nghiệp 12,4 9,0 10,8 10,6

Thƣơng mại-Dịch vụ 5,6 7,5 7,2 6,2

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Quảng Bình 2017)

Du lịch Quảng Bình đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc, lƣợt khách du lịch đến Quảng Bình tính đến tháng 3/2017 đạt 608,4 ngàn lƣợt khách, thu ngân sách 73,5 tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ. Công tác an sinh xã hội đƣợc quan tâm, đời sống nhân dân ổn định và có bƣớc cải thiện; quốc phòng - an ninh đƣợc tăng cƣờng, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững. Tuy vậy, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn; một số chỉ tiêu tuy có tăng trƣởng nhƣng tốc độ tăng còn thấp, chƣa đạt kế hoạch. Lƣợng khách du lịch tăng nhƣng thời gian lƣu trú vẫn còn thấp, cơ sở lƣu trú, các dịch vụ giải trí còn thiếu.

41

Ƣớc tính 06 tháng đầu năm 2017 GRDP đạt 5,7%. Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sang Dịch vụ. Đƣa ngành Du lịch-Dịch vụ là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.

2.1.4. Tài nguyên du lịch

Với vị thế địa lý có tính đặc thù, vùng đất Quảng Bình là cái nôi chứa đựng nhiều cảnh quan kỳ vĩ tạo thành một quần thể danh thắng nổi tiếng không chỉ trong nƣớc mà cả trong khu vực và thế giới. Hệ núi đá vôi ở vùng này nhận đƣợc lƣợng mƣa hàng năm đến 2.500mm, có khi đến 3.000mm, nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau. Lƣợng mƣa thừa thải đó chảy ngầm vào trong khối núi theo những đƣờng nứt nẻ trong đá, hoà tan đá vôi và làm đục rỗng khối đá bên trong tạo ra nhiều hang động ngầm nổi tiếng. Với những đặc điểm về mặt cấu tạo địa hình nhƣ đã nêu, có thể hình dung lát cắt trắc diện của vùng Bắc miền Trung và Quảng Bình nói riêng là một phức hợp núi nhấp nhô, cao ở cực Tây và thấp dần về phía Đông trƣớc khi tiếp xúc với vùng cát nội đồng ven biển. Trừ một vài nơi núi ăn ra tận biển theo dạng Hoành Sơn, còn phần lớn vùng đƣợc gọi là đồng bằng chỉ là sự tiếp xúc phần của chân núi trƣớc biển.

Những yếu tố cảnh quan tự nhiên đã làm cho địa bàn tỉnh Quảng Bình thành một bức tranh thuỷ mặc vô cùng sinh động và hấp dẫn. Đó chính là quần thể danh thắng Quảng Bình.

* Hệ thống hang động Phong Nha

Hang động Phong Nha là di tích lịch sử và danh thắng, đã đƣợc xếp hạng Quốc gia - thuộc Vƣờn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Cũng đã đƣợc UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới lần 1 ngày 5 tháng 7 năm 2003 với tiêu chí địa chất, địa mạo; lần 2 với tiêu chí hệ sinh thái và đa dạng sinh học ngày 03/7/2015.

Khu danh thắng Phong Nha là sự kết hợp giữa các yếu tố tự nhiên và yếu tố lịch sử - văn hoá. Đặc biệt, Phong Nha có lịch sử khoa học gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà khoa học, nhà thám hiểm trong nƣớc và nƣớc ngoài từ cuối thế kỷ XIX đến nay.

Hang Phong Nha dài 8,5km, chỗ cao nhất 83m, cửa động cao 10m, rộng 25m. Hang có trên 20 buồng, có những hành lang rộng 1.500m. Trong động có những hang nƣớc, hang khô. Hai bên vách động là “rừng” cột đá, tháp đá uy nghi, tráng lệ chẳng khác gì “Cung điện của Long Vƣơng”. Theo báo cáo của Đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh thì Phong Nha xứng đáng xếp vào danh sách “Kỳ quan thế giới” với 7 cái nhất: Hang động dài nhất; có những hồ ngầm đẹp nhất; hang khô rộng và đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và đẹp nhất; sông ngầm dài nhất; bãi đá, bãi cát rộng và đẹp nhất. Di tích danh thắng Phong Nha còn là một hợp thể bao gồm các hang động đẹp nổi tiếng trong khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha rộng trên 70.000ha. Đây là một vùng đa dạng sinh học rộng lớn, có hệ sinh vật, hệ động vật, thực vật phong phú vào bậc nhất Việt Nam, đang lôi cuốn nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đến khảo sát, nghiên cứu. Bên cạnh các yếu tố văn hoá, lịch sử gắn liền với các sự kiện, về lịch sử

42

loài ngƣời, Phong Nha còn là nơi lƣu giữ những di tích của ngƣời nguyên thuỷ thời đại đồ đá, di tích văn hoá Chăm Pa, với một số hiện vật quý, các đền thờ, bàn thờ, tƣợng Chăm của ngƣời Chăm Pa. Đền thờ, tƣợng phật của ngƣời Việt. Đặc biệt, Phong Nha còn là một trung tâm quần thể di tích lịch sử Quốc gia đƣờng Hồ Chí Minh. Nhiều sự kiện, nhiều chiến tích gắn liền với cuộc chiến đấu và lao động dũng cảm, sáng tạo của hàng ngàn cán bộ chiến sĩ, bộ đội Trƣờng Sơn, các quân, binh chủng, thanh niên xung phong trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nƣớc.

Trong quần thể Phong Nha - Kẻ Bàng còn chứa đựng trên 300 hang động có vẽ đẹp kỳ vĩ là những danh thắng tự nhiên quý hiếm của thế giới, đang đƣợc nghiên cứu để phục vụ tham quan - du lịch. Quảng Bình đƣợc mệnh danh là “Vƣơng quốc hang động”.

* Hang Động Sơn Đoòng

Hang Sơn Đoòng thuộc xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, có tọa độ 17027’25’’ Bắc, 106017’15’’ Đông. Là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang nằm trong quần thể hang động Phong Nha – Kẻ Bàng. Hang Sơn Đoòng là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác nhau. Hang Sơn Đoòng đƣợc hình thành khoảng 2 -5 triệu năm trƣớc. Hang có chiều rộng 150m, cao hơn 200m, chiều dài lên tới gần 9km. Ƣớc tính dung tích của Hang Sơn Đoòng là 38,5 triệu m3. Ở một số đoạn trong Hang Sơn Đoòng còn có kích thƣớc lớn tới 140m x 140m, trong đó có một cột nhũ đá cao tới 14m. Có đoạn hang bề rộng khoảng 91,44m, vòm hang cao gần 243,84m, có thể chứa lọt một tòa nhà cao 40 tầng. Hang có một dòng sông ngầm dài 2,5km. Hang có những quần thể san hô và di tích thú hóa thạch. Hang có hai “giếng trời” là hai nơi mà trần bị sụp, nắng chiếu vào, cây cối phát triển nhƣ một khu rừng nhiệt đới trong hang động, một nơi trong đó đƣợc gọi là “Vƣờn Adam”. Vẽ đẹp kỳ vĩ của hang đã thu hút khách du lịch đến với nơi đây để khám phá, trải nghiệm, làm cho ngành du lịch Quảng Bình ngày càng phát triển, khởi sắc.

* Khu vực suối khoáng nóng Bang.

Là khu vực có suối nƣớc khoáng - nóng có nhiệt độ sôi tại lỗ phun là 1050C. Suối nƣớc khoáng - nóng Bang nằm trong khu vực Bang - Thanh Sơn đƣợc những ngƣời làm nghề sơn tràng và nhân dân trong vùng gọi là "khe Lò Vôi".

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, khu vực này trở thành căn cứ địa của lực lƣợng kháng chiến. Trong kháng chiến chống Mỹ, Đoàn 559 (Bộ dội Trƣờng Sơn) nối phần hạ lƣu của 2 dòng suối nƣớc nóng và nƣớc mát để hoà thành một điểm hoà nhiệt có nhiệt độ từ 40 đến 60 độ, làm nơi tắm chữa bệnh và nghỉ dƣỡng cho bộ đội và các lực lƣợng phục vụ chiến trƣờng đánh Mỹ. Từ 1987, khu vực suối khoáng nóng này đã đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu khai thác địa nhiệt và sản xuất nƣớc khoáng mang thƣơng hiệu "Nƣớc khoáng Bang". Từ tháng 6/2017 khu vực này đang

43

đƣợc tập đoàn Trƣờng Thịnh khảo sát và xây dựng lại thành khu tham quan và nghỉ dƣỡng phục vụ khách trong và ngoài nƣớc.

Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trƣờng Sơn – nơi có khu hệ động thực vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Nếu phát triển theo hƣớng bền vững, chúng ta hoàn toàn có thể thiết lập đƣợc hình thức du lịch sinh thái ở nơi đây.

2.2. Văn hóa vật thể ở Quảng Bình

2.2.1. Kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật gắn với biển tiêu biểu ở Quảng Bình

* Thành Đồng Hới

Là di tích kiến trúc thành luỹ quân sự, đƣợc xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Địa điểm: Phƣờng Hải Đình, thành phố Đồng Hới. Thành đƣợc xây dựng bằng đất từ năm Gia Long thứ 16 (1812) trên nền luỹ cũ Trấn Ninh (luỹ Đào Duy Từ xây năm1631) và đồn Động Hải (xây năm 1774). Năm 1824 thành đƣợc vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch theo kiểu vô băng gồm 3 cổng lớn có vọng lâu mở ra ba hƣớng Bắc - Nam - Đông. Thành có chu vi 465 trƣợng (1.860m), cao 1 trƣợng (4m), mặt thành rộng 1m35, móng thành dày 2m. Ngoài thành, cách chân thành khoảng 5 - 6m là hào rộng 7 trƣợng (28m), mặt trong thành đắp đất phụ thêm dày 3 trƣợng (12m). Thành Đồng Hới hiện nay chỉ còn 1.087m với 15 đoạn dích dắc hình răng khế, tính từ phía Nam lên phía Tây ra phía Bắc. Đoạn thành phía Nam còn lại 2/3 tƣơng đối nguyên vẹn. Nay thành và hồ thành đã đƣợc trùng tu tôn tạo.

Vùng đất Đồng Hới ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, từ thời Lý chinh phạt Chiêm Thành (thế kỷ XI); thời Trần (thế kỷ XIV), Lê (thế kỷ XV) mở mang bờ cõi về phía Nam. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh gây nên cảnh "nồi da xáo thịt", "huynh đệ tƣơng tàn".

Từ khi thành đƣợc xây dựng cho đến nay, nơi đây từng là trụ sở của cơ quan đầu não của địch và sau này là của ta; là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của một vùng, một phủ và của tỉnh Quảng Bình. Nay là trung tâm tỉnh lỵ của Quảng Bình.

* Quảng Bình Quan

Quảng Bình Quan đƣợc xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: phƣờng Hải Đình, thành phố Đồng Hới.

Quảng Bình Quan là một trong ba cửa ải của hệ thống lũy kéo dài từ Đầu Mâu tới của Nhật Lệ đƣợc xây đắp vào năm 1631. Năm Minh Mạng thứ 6 (1825), xây lại bằng gạch đá. Năm 1837 hình tƣợng Quảng Bình Quan đƣợc khắc vào Nghị Đỉnh. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), vua xa giá bắc tuần, vịnh ba bài thơ, cho khắc vào bia ngoài cửa quan.

Quảng Bình Quan là một di tích kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn, đồng thời cũng là một di tích lịch sử, văn hoá, nơi lƣu niệm những sự kiện lịch sử qua hai cuộc

44

kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ xâm lƣợc. Tháng 12-1994 di tích đƣợc phục hồi, trở thành một biểu tƣợng văn hoá của Quảng Bình.

2.2.2. Các di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu

* Di tích Bàu Tró

Là di tích khảo cổ học do ngƣời Pháp phát hiện và nghiên cứu từ những năm đầu thế kỷ XX, đã đƣợc xếp hạng di tích Quốc gia. Địa điểm: phƣờng Hải Thành, thành phố Đồng Hới, cách bãi biển Nhật Lệ chừng 300 - 400m.

Bàu Tró có hình quả bầu eo ở giữa, chiều dài 1.070m, chiều rộng bình quân 190m. Bàu đƣợc tạo thành vào thời kỳ cuối HOLOXEN (nhân sinh) của hệ thứ tƣ (đệ tứ QN) cách đây chƣa đầy triệu năm.

Di tích khảo cổ học Bàu Tró, cho đến nay đã qua ba lần thám sát (năm1919 - 1921, năm 1923 và năm 1976 do ngƣời Pháp thực hiện), hai lần khai quật (năm 1978 và năm 1980 do Viện khảo cổ học và Trƣờng Đại học khoa học Huế thực hiện.). Kết quả khai quật đã thu đƣợc nhiều hiện vật rất phong phú: 11.974 mảnh gốm có hoa văn chủ yếu là vặn thừng, khắc vạch, 140 mảnh tƣớc, 2 phiến tƣớc dài, 14 chiếc bàn nghiền, 47 bàn mài các loại, 7 chày nghiền, 1 vòng tay, 2 phiến đá có dấu vết kỹ thuật chế tác, rất nhiều rìu, bôn, mũi nhọn bằng đá và vô số vỏ sò, ốc.

Di chỉ khảo cổ học Bàu Tró đƣợc phân bố rất rộng. Do có quy mô và ý nghĩa khoa học to lớn và đƣợc phát hiện sớm nhất nên các nhà khảo cổ học đã lấy tên di chỉ này đặt tên cho nền văn hoá hậu kỳ đá mới gồm các di chỉ phân bố ở vùng ven biển Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế là văn hoá Bàu Tró.

* Chùa Hoằng Phúc

Chùa Hoằng Phúc thuộc thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, cách trung tâm huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình khoảng 7 km. Chùa lúc đầu có tên là Chùa Kính Thiên đƣợc Chúa Nguyễn Hoàng dựng lại trên nền củ vào năm Kỷ Dậu thứ 52 (1609). Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu cho sửa lại chùa, ngự đế một hoành biểu có tên là: “Kính Thiên thiên tự”. Vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần ghé thăm chùa, đổi là “Hoằng Phúc Tự”. Dân gian gọi là chùa Trạm hay chùa Quan.

Trong các tài liệu lịch sử cũ và Quốc sứ quán Triều Nguyễn. Khi viết về chùa Hoằng Phúc thì không thấy nói rỏ chùa khởi dựng năm nào, nhƣng chúng ta thấy rằng chùa Kính thiên phải đƣợc xây dựng trƣớc khi thƣợng hoàng Trần Nhân Tông ghé vào am tri kiến (1301). Sách Ô châu cận lục của Tiến sĩ Dƣơng Văn An (năm 1555) viết:

“Chùa Kính Thiên ở gần trạm Bình Giang huyện Lệ Thủy. Nước biếc uốn quanh, non xanh chầu về. Hẳn nhiên là một ngôi chùa núi u tịch, một cõi thần tiên vậy... ”

Tuy nhiên, do cuộc chiến giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn (1627 - 1775), cũng giống nhƣ các chùa khác, chùa Kính Thiên rơi vào cảnh hoang tàn, đổ nát. Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, nhà vua cho tái thiết lại các ngôi chùa, trong đó có chùa

45

Kính Thiên. Đến thời Minh Mạng, Thiệu Trị, chùa đƣợc đầu tƣ, sửa chữa lại. Trong vòng 7 năm vua Minh Mạng cho cấp bạc để tu sửa lại chùa (1821, 1823 và 1826).

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nƣớc, chùa là nơi cất dấu vũ khí, nơi họp, nơi huấn huyện quân dân du kích. Nơi tập kích hàng hóa, vũ khí… Chùa Hoằng Phúc bị máy bay Mỹ đánh sập trong cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc. Năm 1977, trên nền chùa Hoằng Phúc củ đã dƣng lên một ngôi nhà nhỏ để làm nơi thờ tự đức Phật. Năm 1985, ngôi nhà bị đổ lần nữa sau một cơn bão.

Chùa đã đƣợc phục hồi, tôn tạo quy mô và đƣợc Bộ Văn hóa Thể Thao, Du lịch xếp hạng là di tích cấp quốc gia năm 2015.

* Lăng Thờ Cá Ông, miếu Âm hồn, Miếu Ông Nghị

Di tích lịch sử lăng Cá Ông, miếu Âm hồn, miếu Ông Nghị thuộc thôn Sa Động, xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới. Di tích đƣợc xếp hạng cấp tỉnh.

Ngƣời miền biển nói chung, vùng Bảo Ninh nói riêng có một hệ thống tín ngƣỡng đặc thù, phản ánh nhu cầu tâm linh của cƣ dân làm nghề đánh cá biển. Ngoài các tín ngƣỡng dân gian nhƣ thờ cúng tổ tiên, trở Thành Hoàng làng, thờ thổ công, thổ địa, thờ hà bá, thờ oan hồn… thì tín ngƣỡng đặc thù nhất liên quan đến nghề nghiệp của cƣ dân chài lƣới là tục thờ cá Voi (cá Ông). Cá voi đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh của cƣ dân vùng biển Bảo Ninh. Dân biển Bảo Ninh gọi cá voi là ngài, là đức ông. Lăng Cá ông ở Sa Động, xã Bảo Ninh đƣợc xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 3 (1822), lăng đƣợc xây theo kiểu cuốn vòm, có sân lăng và nhà lăng, nhà lăng có tiền đƣờng và hậu tâm. Kiến trúc của lăng cơ bản mang dáng dấp của một ngôi đình, vừa mang chức năng tín ngƣỡng, vừa mà mang chức năng thế lực. Năm 1967, lăng bị máy bay Mỹ ném bom đánh sập. Năm 1995, nhân dân xây dựng lại. Gắn với lăng cá ông là miếu âm hồn. Đây là nơi mai táng cá ông và những ngƣời chết trên biển không rõ lai lịch. Miếu đƣợc xây dựng thờ cũng vào năm Khải Định thứ 10 (1925). Bị sập năm 1967 do chiến tranh ném bom của máu bay Mỹ. Năm 1990 nhân dân xây lại miếu và gọi là: “Sa hải tự”. Miếu ông Nghệ đƣợc xây dựng năm 1990 để tƣởng nhớ ngƣời cầm lái giành chiến thắng đến hơi thở cuối cùng đứa muống Xanh của làng Cƣ Hà (nay là Bảo Ninh) về nhất trong cuộc đua thuyền “Lục niên canh độ” năm 1936.

Tại lăng cá ông, miếu âm hồn, miếu ông Nghị đã hàng năm đều có “Các lễ hội nhƣ lễ tế xuân thủ, lễ hội cầu mùa, lễ hội bơi trải, lễ chạp mã…”

Di tích lăng cá ông, miếu âm hồn, miếu ông Nghị phản ánh đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo của cƣ dân làng biển Bảo Ninh. Phác thảo diện mạo khá đặc sắc và điển hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)