Doanh thu của khu nghĩ dƣỡng Sun Spa Resort qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 50 - 60)

khách có giảm đi nhiều do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển. Nhưng năm 2017 số khách trở lại nhiều hơn do đã có nhiều chính sách ưu đãi cũng như dịch vụ mới thu hút khách hơn. (phỏng vấn Bà Võ Thị Phƣơng Anh-Giám đốc khu nghĩ Sun Spa Resort Quảng Bình).

Bảng 2.2: Doanh thu của khu nghĩ dƣỡng Sun Spa Resort qua các năm Năm Năm

Các chỉ tiêu

2013 2014 2015 2016

Tổng doanh

thu(VNĐ) 5.900.000.000 6.500.000.000 6.301.154.000 5.015.130.000

Doanh thu lƣu trú

(VNĐ) 1.600.520.000 1.800.500.000 2.105.500.000 1.585.000.000 Doanh thu ăn

uống(VNĐ) 3.930.500.000 4.050.000.000 3.150.000.000 2.884.456.000 Doanh thu dịch vụ

khác (VNĐ) 364.480.000 649.500.000 1.045.654.000 545.674.000 (Nguồn: Phòng Kinh doanh-Sun spa Resort, năm 2017)

2.2.4. Ẩm thực ở Quảng Bình

Quảng Bình với đƣờng bờ biển dài, bãi cát nong, rộng và độ mặn của nƣớc biển ở mức trung bình đó không chỉ là lợi thế về nghỉ dƣỡng biển mà còn lợi thế cả về thủy hải sản với những đặc trƣng giống loài nhƣ: Tôm, cua, ghẹ, cá, mực… Từ bao đời nay, ngƣời dân Quảng Bình đã tận dụng khai thác tốt nguồn lợi hải sản tự nhiên để chế biến thành những món ăn hấp dẫn, đặc trƣng của ngƣời dẫn xứ Quảng nhƣ: Ram đẻn, Cháo canh, Cháo Hàu, Mực nƣớng mọi, Lẩu cá khoai, Bánh lọc-Bánh nậm, Khoai dẻo… Mới đây, lẫu cá khoai của Quảng Bình đã lọt vào Top 100 món ăn, ẩm thực đặc sắc tiêu biểu Việt Nam. Trong số những món ăn kể trên đa phần các món ăn mang hƣơng vị từ biển.

49

Quảng Bình, với sự khắc nghiệt của thời thiết và địa hình đã làm cho con ngƣời nơi đây sự chịu khó khắc phục thiên nhiên đến diệu kỳ. Chính vì vậy để cải thiện cho những bữa cơm hàng ngày họ đã có nhiều phƣơng pháp chế biến khác nhau cho các món ăn từ một nguyên liệu. Bên cạnh đó, chủ yếu cƣ dân sinh sống dựa vào biển chính vì vậy nguồn thực phẩm chủ yếu cũng từ biển. Vào những muà bội thu thực phẩm bán và ăn không hết, ngƣời dân đã chế biến ra những đặc sản mới làm thực phẩm và gia vị tuyệt diệu cho con ngƣời nhƣ: Mực khô; cá khô; ruốc, nƣớc mắm, mắm nên nổi tiếng nhƣ: Cảnh Dƣơng, Lý Hòa, Bảo Ninh, Hải Ninh…

Du khách thập phƣơng khi đến Quảng Bình không chỉ nghỉ dƣỡng, mà chủ yếu để thƣởng thức những đặc sản nổi tiếng và đi sâu vào lòng ngƣời. Đặc sản biển đã tạo thành thƣơng hiệu ẩm thực của Quảng Bình.

2.3. Văn hóa phi vật thể ở Quảng Bình

2.3.1. Tôn giáo, tín ngưỡng gắn với biển

Tôn giáo tín ngƣỡng của cƣ dân miền biển Quảng Bình cũng có nét tƣơng đồng với vùng đồng bằng nông nghiệp. Tuy nhiên do nghề nghiệp có những đặc thù riêng nên trong tín ngƣỡng có nhiều nét điển hình nhƣ:

* Thờ Cá Ông

Tiến sĩ Dƣơng Văn An (thế kỷ XVI) chép rõ trong "Ô Châu cận lục": mục "Cửa Việt Khách". (Tức Cửa Việt thuộc tỉnh Quảng Trị hiện nay):

"... Khoảng năm Quang Thiện tiến triều (đời Lê) có loài cá voi theo nước vào. Khi nước triều rút xuống, người bờ bể bắt được. Có người dùng xương sống cá làm xà nóc dựng nhà"...

Những cứ liệu trên đây cho chúng ta biết rằng việc cá voi xuất hiện và việc thờ cúng cá voi ở Quảng Bình đã có lịch sử hàng trăm năm. Theo lệ thì dân chài ai phát hiện đƣợc cá voi mắc cạn, tục gọi là "ông Lụy" thì có bổn phận chôn cất và để tang Ông nhƣ để tang chính cha mẹ mình. Xác cá đƣợc đem tắm bằng rƣợu rồi liệm bằng vải đỏ. Dân làng còn lấy giấy đỏ đắp vào miệng cá thấm lấy nƣớc dãi, xong đem phơi khô rồi đốt thành tro để chữa bệnh suyễn. Xác cá đƣợc mai táng trong đụn cát gần biển. Ngƣời phát hiện ra cá voi mắc cạn thì đƣợc nhân dân tôn sùng và dƣới triều nhà Nguyễn còn đƣợc miễn sƣu dịch 3 năm.

Hàng năm dân làng chọn ngày "ông Lụy" (ngày cá Ông trôi vào bờ) làm lễ cúng giỗ theo nghi thức Nghinh Ông. Ngƣời địa phƣơng có câu: "Thấy ông vào làng nhƣ vàng vào tủ" vì theo tín ngƣỡng này, Cá Ông lụy và trôi dạt vào làng nào, làng đó muôn đời ấm no, tai qua nạn khỏi.

Ba bốn năm sau khi chôn thì dân làng phải cải táng, thƣờng làm vào mùa xuân sang hè rồi đem cốt cho nhập lăng và tế chung. Đối với xƣơng cá Ông to lớn thì dân làng sẽ chờ đủ 3 năm cho xƣơng cốt rã ra rồi mới đem vào hòm để đƣa về làng

50

thờ. Với trƣờng hợp cá nhỏ, ngƣời ta sẽ cho trực tiếp vào hòm và đem về thờ. Khi tế cá thì dân làng cũng cúng các vong hồn ngƣ dân chết ngoài biển. Tế xong thì có các mục mua vui nhƣ hát "chèo ghe", đua thuyền thúng, kéo co, hát tuồng cùng các trò khác.

Đến gần đây, làng Cảnh Dƣơng vẫn còn lƣu giữ gần nhƣ nguyên vẹn hai bộ xƣơng cá voi tại đình làng. Bộ xƣơng chứa chật một gian nhà. Mảnh xƣơng sƣờn dài đến 2m, còn đốt xƣơng sống to bằng cái mâm nhôm… Cùng với việc chôn cất, tế cúng, ngƣ dân còn lập miếu để thờ tự, nhang khói hàng năm (gọi là miếu Ông miếu Bà).

Hiện nay dọc bờ biển Quảng Bình một số miếu thờ cá voi vẫn còn, tiêu biểu nhƣ miếu thờ ở các làng: Cảnh Dƣơng -Quảng Trạch; Bảo Ninh-Đồng Hới…

Với ngƣ dân thuở trƣớc, cá voi là vị thần trợ giúp cho họ trong công việc lƣới chài, và khi gặp bão tố giữa biển khơi. Vì vậy, miếu thờ cá voi luôn đƣợc dân làng chăm nom chu đáo. Hàng năm nhiều làng mở hội cầu ngƣ và tế cúng đức Ông cho họ đƣợc mùa, ban cho họ trời yên biển lặng.

* Thờ đa thần

- Thời thần tự nhiên

Tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên, ngƣời miền biển thờ trời, thờ đất, thờ thần sông, thần núi (các đụn cát cũng xem nhƣ núi), thần lửa, thần cá…

Trong việc thờ cúng này các thần đều đƣợc gọi là bà. Vì tôn trọng phụ nữ hay do tịc lâu đời của ngƣời Việt Thờ Mẫu, những cái đền thờ này đều có tên: Đền Bà Hòa, đền Bà Ngƣ, Bà Chín tầng trời, Bà Hà Bá (thần sông)

- Thờ nhân thần

Do tín ngƣỡng sùng bái con ngƣời, ngƣời ta lại thờ Thành Hoàng, thờ Thổ Công, Táo Quân…Trong đó vai trò nữ thần cũng đƣợc đề cao. Điều đáng chú ý là miền biển đƣa bà Đại Càn vào thờ ở đình làng làm Thành hoàn bổn thổ, trong khi đó một số làng nông thôn có liên quan với sông nƣớc cũng có thờ Đại Càn.

Ở nhiều nơi trên vùng biển Quảng Bình có nhiều đình, miếu thời Đại Càn. Làng Trung Bính (nay là xã Bảo Ninh) khi làm đình làng, rƣớc sắc Đại Càn của vua ban vào thờ làm Thành Hoàng bổn thổ, cụ Hùng Côn2 cũng tặng hai câu đối tƣơng tự

Trường giang nhất tịch thiên vô Tống Nam Hải thiên thu Việt hữu thần

Tạm dịch:

Một tối Trường giang buồn mất Tống

2 Nguyễn Tú(1985), Địa chí Bảo Ninh, Nxb Sở Văn hóa-Thông tin Bình Trị Thiên

51

Ngàn năm Nam Hải Việt thêm thần

Ngoài đình làng thờ Đại Càn làm Thành Hoàng, một số nơi ở miền biển còn có miếu Tam tòa, thờ ba Thánh mẫu cũng là một sự tôn sùng nữ thần, quý trọng phụ nữ. Nhƣ Miếu Tam tòa ở Đồng Hải, ở Phú Ninh, ở Lệ Mỹ (nay Đồng Hới), ở Trung Bính (xã Bảo Ninh)…

- Tục thờ cô hồn

Miền biển Quảng Bình là nơi thƣờng có nhiều cơn bão đột nhập. Bờ biển dài, trống trãi, nên thƣờng gặp nhiều tai nạn rủi ro, chết chóc, nạn nhân chết trên biển, khi trôi dạt vào bờ, thƣờng đƣợc ngƣời xứ biển chôn cất long trọng thờ cúng chu đáo.

Đó là tục lẹ thờ cô hồn, vô chủ, xuất phát từ quan niệm “thương người như thẻ thương thân”. Có hai nơi thờ cô hồn cùng chung một tấm lòng bác ái: thờ cô hồn ở một bàn thờ riêng ngoài bàn thờ tổ tông ông bà ở trong gia đình, nếu gia đình đó có đƣợc xác ngƣời chết trên bãi biễn mà không công bố với làng xóm. Thứ hai, là thời chung theo đơn vị làng xóm: Làng xóm nào cũng có âm hồn riêng, nghĩa địa riêng, dành để thờ cúng và chôn cát tập thể, cô hồn mà ngƣời làng may mắn bắt gặp.

Lễ cúng cô hồn thƣờng đƣợc tổ chức vào ngày rằm tháng bảy, xá tội vong nhân, có khi làm chay siêu độ, trong lễ thƣờng có thầy tu tụng kinh, có lễ phóng đăng, phóng sinh(thả đèn, thả chim, thả cá) và có cả văn tế. Ngày lễ Thanh minh trong tiết tháng ba ngƣời làng đi đắp mộ cô hồn, vô chủ, rắc giấy vàng, lúa gạo, muối cho cô hồn.

Tục lệ này thƣờng lôi cuốn cả toàn dân, do mọi ngƣời động lòng thƣơng đến ngƣời chết không ai cúng đơm, kị giỗ thƣơng cảnh trôi nổi nơi chân trời, góc biển và cầu xinh linh hồn ngƣời tử nạn phù hộ cho xóm thôn, làng xã yên lành.

- Tục lệ đặc biệt riêng

Đình làng là nơi nhóm họp trƣớc bàn thờ Thành Hoàng, chia làm 3 bậc chiếu ngồi. Bậc trên cao căn giữa dành cho những ngƣời đậu đại khoa tức là: từ phó bảng đến tiến sĩ, lên hoàng giáp thám hoa, bãng nhãn hoặc Trạng nguyên, dù ngƣời ấy có làm quan hay không làm quan ở bất cứ cấp bậc nào, chổ ngồi cao quý ấy cũng dành cho vị ấy. Cũng vị trí gian giữa dƣới bậc đại khoa là chổ ngồi có chức tƣớc vua ban cao nhất trong làng, dù có học vị hay không. Ngang bậc quan tƣớc gian bên Đông là chổ ngồi của bô lão, gian bên tây là chổ ngồi của hƣơng quan, hƣơng chức ví nhƣ bá hộ, miễn, miễn sai, gọi là hƣơng quan lí trƣởng, chánh tổng, hƣơng hồ…gọi là hƣơng chức.

Sau khi có đình làng, ngƣời làng đua nhau cho con ăn học. Lệ khuyến học ở các xã ven biển phát trển rất tốt nhƣ Làng Trung Bính-Bảo Ninh, Roòn-Cảnh Dƣơng. Ở Cảnh Dƣơng hiện nay còn những tấm bia khắc tên những ngƣời đỗ đạt cao.

52

Miền biển Quảng Bình theo phong tục thờ đa thần giống nhƣ các vùng nông nghiệp trong tỉnh chỉ khác về thờ cá voi và Thành Hoàng bổn thổ là nữ thần và số lƣợng thần đƣợc thờ cũng khá lớn nhƣ:

Làng Cảnh Dƣơng có 3 đình, 3 chùa, 4 nhà thờ phe, 11 miếu bổn thổ, 2 ban âm hồn, 5 miếu quan trấn, 2 miếu thờ Đức ông, đức bà, nền cầu ngƣ, nền cầu yên, cầu phúc…

Làng Thanh Khê (Sông Gianh) có 3 đình, 4 chùa, 1 đền cá voi) đền thần nông, 3 âm hồn.

Làng Trung Bính-Bảo Ninh: 1 đình, 2 đền bà ngƣ, đền thánh, miếu bà Hỏa, miếu Hà Bá, 6 nhà thờ họ, 15 tòa sỡ…

- Tục lệ ăn chia

Miền biển Quảng Bình có hai lớp ngƣời trực tiếp làm nghề:

Một là, ngƣời giỏi kĩ thuật nghề nghiệp, có vốn, sắm thuyền lƣới, dụng cụ, gọi bạn cùng làm, gọi là chủ thuyền

Hai là, ngƣời không thông thạo về kỹ thuật nhƣng biết nghề, cùng với chủ thuyền hợp tác làm ăn. Bên cạnh có một thanh niên học việc ngày nay gọi là bạn trai (đánh cá thuê).

Hai lớp ngƣời này cùng nhau hoạt động trong một đơn vị thuyền biển với tƣ cách chủ thuyền chịu trách nhiệm mọi sự chi phí trong nghề nghiệp. Ngƣời đánh cá thuê chỉ biết lao động theo yêu cầu của nghề nghiệp dƣới sự chỉ huy, hƣớng dẫn về kỹ thuật của chủ thuyền, không chịu trách nhiệm về lỗ lãi, thành bại của thuyền…Việc ăn chia đại bộ phận nói chung nhƣ sau:

Chủ thuyền chịu 6 phần, trên tổng sản lƣợng đánh bắt trong ngày và trai bạn hƣởng 4 phần. Nếu sau khi đi biển về mà bán đƣợc tiền thì chia tiền ngay còn không chia bằng sản phẩm.

Ngoài ra, ở miền biển còn có một lớp ngƣời đánh cá nghèo, không làm thuê cho chủ thuyền, nhƣng cũng không có nghề lƣới lớn, chỉ có một chiếc bè tre, một ống câu hoặc một tay lƣới kéo. Dĩ nhiên họ nghèo khổ, thƣờng thiếu thốn, nhƣng tự do-độc lập. Họ không chịu cảnh ăn chia nhƣng đại đa số lại phải chịu cảnh ăn vay.

* Thờ Mẫu

Trên các địa phƣơng khác trong cả nƣớc thƣờng thờ 4 Mẫu (tứ phủ) là: Thiên cung Thánh Mẫu (hay Mẫu Thƣợng Thiên) - bà mẹ lớn ở trên trời; Địa cung Thánh Mẫu (Mẫu Liễu Hạnh) - bà mẹ đẻ ra đất, ra cõi trần gian; Thuỷ cung Thánh Mẫu - bà mẹ đẻ ra nƣớc; Lâm cung Thánh Mẫu - bà mẹ đẻ ra núi, non, đồi, rừng.

Liễu Hạnh Công chúa là một trong những vị thần quan trọng của tín ngƣỡng Việt Nam. Bà còn đƣợc gọi bằng các tên: Bà Chúa Liễu, Liễu Hạnh, Mẫu Liễu Hạnh hoặc ở nhiều nơi thuộc vùng Bắc Bộ bà đƣợc gọi ngắn gọn là Thánh Mẫu.

53

Đền thờ Liễu Hạnh Công Chúa nằm dƣới chân núi Đèo Ngang, ở một khu đất khá bằng phẳng, sát đƣờng thiên lý Bắc – Nam trƣớc đây, phía sau đền là dãy Hoành Sơn. Đền Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang nằm trong cụm di tích-danh thắng Đèo Ngang (Hoành Sơn Quan, lũy Hoàn Vƣơng, đình Vĩnh Sơn, Hòn La…). Đây là cụm di tích còn tiềm ẩn nhiều khả năng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Bình. Nằm ở điểm cuối phía Nam còn nguyên vẹn về kiến trúc đền thờ Mẫu Liễu Hạnh nhƣ tục thờ Mẫu ở Phủ Giầy.

Đền Liễu Hạnh công chúa là điểm thờ Mẫu ở Quảng Bình và trở thành một hình thức sinh hoạt tín ngƣỡng văn hóa cộng đồng đối với ngƣời dân miền biển Quảng Bình nói chung và ngƣời dân cả tỉnh nói chung. Ngƣời dân đến đền thờ vào dịp đầu xuân năm mới nhằm mục đích cầu an, cầu phúc, cầu duyên. Cƣ dân biển thƣờng đến tạ ơn và cầu cho một năm mới làm ăn thuận buồn xuôi gió. Đền thờ nhƣ một minh chứng cho sự tích Liễu Hạnh công chúa ở Đèo Ngang, trong truyền thuyết dân gian đã có từ lâu đời. Tín ngƣỡng dân gian này cần đƣợc trân trọng và bảo tồn.

2.3.2. Phong tục, tập quán gắn với biển

Phong tục, tập quán miền biển Quảng Bình không khác gì so với vùng đồng bằng nông nghiệp. Về ăn uống, sinh hoạt “Ăn chắc, mặc bền”, ở thì giản dị, giao thiệp chân thật, mến khách…

* Về ăn mặc

Cuộc sống của cƣ dân ven biển Quảng Bình rất khó khăn, phụ thuộc nhiều vào gạo chợ, nƣớc sông nên ngày lấy hai bữa cơm làm chính. Nếu nhƣ gạo là thực phẩm để làm no thì cá là thực phẩm cung cấp dinh dƣỡng. Sự thật ngƣời nghèo miền biển ít khi đƣợc ăn thịt. Họ lấy cá làm sang và sở thích của họ là cá nƣớng. Tết dù có nhiều món ngon nhƣng cá vẫn là thực phẩm không thể thiếu. Bên cạnh việc đánh bắt cá, ngƣ dân còn khai thác rong sụn, rau câu biển (Quảng Đông), làm muối (Phú Lộc, Thanh Khê)…

Vì thích nghi trong điều kiện khó khăn nên phong cách ăn uống của cƣ dân ven biển Quảng Bình thể hiện rõ đặc tính trọng chất lƣợng: “Ăn chắc mặc bền”, “ăn ít no lâu” và tính linh hoạt. Tùy vào hoàn cảnh cụ thể, ngƣ dân lựa chọn phƣơng pháp chế biến phù hợp. Trong những chuyến đi dài ngày trên biển, cá tƣơi đƣợc bắt và chế biến đơn giản nhƣng khi có điều kiện thì họ chế biến theo nhiều phƣơng pháp khác nhau nhƣ: kho, hấp, xào, rang, nấu canh…Từ các loài hải sản, qua bàn tay cả con ngƣời đã trở thành nhiều món ăn mang đậm tính biển “Muối mè rang với ruốc khô”, “Cá thiều mà nấu măng chua”, Cá dở thì hấp hành tươi, Cá ngứa thêm nấm, cá buôi thêm ngò”, “Cá bống kho tiêu, cá thiều kho ớt” (Nguyễn Hữu Duy Viễn, 2015)

Nhiều món ăn thức uống đăc sắc với hải sản đã ra đời từ đây nhƣ: rƣợu tiết đẻn, ram đẻn, cháo cá bớp, cháo hàu, bánh bột lọc…Nhiều ẩm thực nổi tiếng đã gắn với tên

54

các địa phƣơng: Cháo hàu-Quán Hàu, sò huyết-Roòn, bánh bột lọc-Hải Thành, Cháo cá-Lý Hòa…đã trở thành địa chỉ nổi tiếng khắp Quảng Bình mà cả nƣớc.

Để ứng phó với mùa mƣa bão không thể ra khơi đánh bắt, nên không có thực phẩm tƣơi để sử dụng thì cƣ dân ven biển Quảng Bình còn phơi, sấy thành thực phẩm khô hoặc chế biến thành mắm. Làm mắm là một nghề có từ lâu đời của cƣ dân ven biển Quảng Bình, nổi tiếng với các địa danh nhƣ: Nhân Trạch, Cảnh Dƣơng, Lý Hòa, Bảo Ninh, Hải Ninh, Ngƣ Thủy…Lúc gió bão, biển động kéo dài, đôi khi chỉ càn một chén nƣớc mắm nguyên chất với ớt và một bát cơm cũng đủ để sống qua bữa. Trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 50 - 60)