Kinh nghiệm của Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 36 - 39)

6. Đóng góp của luận văn

1.3. Những bài học kinh nghiệm của việc nghiên cứu các giá trị của văn hóa biển phục

1.3.2.2. Kinh nghiệm của Malaysia

Malaysia là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á có diện tích tự nhiên là 330.000 km2,dân số tính đến tháng 1/2017 là 30.751.602 ngƣời với hai phần:

Malaysia bán đảo, gọi là bán đảo Malaysia (Tây Malaysia), phía Bắc giáp Thái Lan, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp eo biển Singapore, phía Đông giáp eo biển Malacca. Malaysia hải đảo, gồm hai bang Sabah và Sarawak ở phía Bắc đảo Borneo, giáp Brunei và Indonesia.

Là một quốc gia không nhiều đảo, tuy nhiên du lịch biển của Malaysia với hai đảo chính là đảo Penang và đảo Sabah rất phát triển và có vai trò quan trọng đối với du lịch Malaysia với lƣợng khách du lịch năm 2016 đạt 26,02 triệu lƣợt.

Penang là bang duy nhất của Malaysia nằm hoàn toàn trên đảo. Penang có hình dáng của một con rùa, với tổng diện tích hơn 1.000 km2 , liền với vịnh Malacca. Đảo đƣợc nối với đất liền bằng một cây cầu biển dài 13,5 km. Đây là cây cầu dài thứ ba trên thế giới và dài nhất châu Á.

Khí hậu tại Penang đặc trƣng cho vùng khí hậu xích đạo, thời tiết nắng nóng quanh năm, chia làm hai mùa mƣa và khô, với nhiệt độ trung bình từ 210 C - 320C. Mùa mƣa ở đây thƣờng vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11.

Đa dạng về sắc tộc, văn hóa nên cuộc sống ở Penang là sự đa chiều, thể hiện qua kiến trúc, trang phục, ẩm thực…Bức tranh đƣờng phố của Penang cũng thay đổi liên tục từ góc cạnh này sang góc cạnh khác. Nhìn Penang từ trên cao càng thấy rõ sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Du khách có thể thấy rất nhiều những ngôi nhà cổ kính hàng trăm năm tuổi, nhƣng bên cạnh đó cũng có không ít những tòa nhà hiện đại. Komtar là tòa nhà cao nhất Penang (58 tầng) và hầu nhƣ đứng ở bất kỳ vị trí nào trên hòn đảo cũng có thể thấy nó.

Penang còn là nhà bếp của thế giới. Thức ăn đƣờng phố đƣợc bày bán trên những chiếc xe đẩy thô sơ rất hút khách du lịch. Khách tham quan thậm chí có thể tìm đƣợc cả hàng quẩy nóng, món ăn đặc trƣng của mùa đông Hà Nội ngay tại Penang. Di chuyển ở Penang khá thuận lợi, có thể đi bằng taxi, xe buýt với những cảm giác mạnh khi đi trên những con đƣờng quanh co ở phía Bắc đảo. Ở đây xích lô là phƣơng tiện đi lại khá thú vị và rẻ tiền.

Việc bảo tồn đƣợc các giá trị văn hóa đa dạng kết hợp với những nét văn hóa hiện đại trong kiến trúc và ẩm thực sẽ đem lại cho du khách những trải nghiệm đặc biệt. Đây chính là sức hấp dẫn du khách khi đến với Penang bên cạnh sự hấp dẫn của những bãi biển đẹp với các dịch vụ du lịch hoàn hảo.

Quảng Bình là một tỉnh có lợi thế về biển và văn hóa biển phong phú, việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên vào du lịch cũng vô cùng quan trọng. Từ kinh

35

nghiệm phát triển của các nƣớc và các tỉnh bạn thì Du lịch Quảng Bình sẽ có những kinh nghiệm quý báu nhƣ:

- Cần có sự quy hoạch và quản lý QLKGB vào xây dựng SPDLB khi bƣớc vào làm du lịch để hạn chế những tác động tiêu cực trong quá trình khai thác sử dụng tài nguyên. Rút kinh nghiệm từ làm du lịch ở Phuket (Thái Lan), tăng trƣởng du lịch quá nóng (5,3 triệu lƣợt khách/năm), trong khi đó sức chứa của các SPDLB có giới hạn, nên chỉ sau một thời gian ngắn khai thác đã làm cho không gian biển Phuket trở nên “già cỗi”, ô nhiễm môi trƣờng, ùn tắc giao thông, chi phí sinh hoạt đắt đỏ, tình hình an ninh bất ổn,…đang làm suy giảm sức cạnh tranh.

- Quảng Bình tiến hành phân bổ không gian biển cho các khu du lịch nghỉ dƣỡng ở những bãi biển đẹp, không gian biển còn vẽ hoang sơ, lãng mạng, nơi yên tĩnh, có môi trƣờng trong lành, xa khu dân cƣ, nơi không có ngƣời ở hoặc dân cƣ thƣa thớt. Xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa biển Quảng Bình theo hƣớng có trách nhiệm, thân thiện với môi trƣờng, kết hợp với tăng cƣờng quốc phòng an ninh, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng biển.

- Chú trọng nghiên cứu tìm ra những giá trị đặc thù của văn hóa biển để khai thác tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trƣng hấp dẫn. Đề cao tính hấp dẫn của văn hóa bản địa để thu hút khách du lịch: đây là yếu tố rất quan trọng để hấp dẫn khách du lịch đến với du lịch văn hóa biển đảo cho dù các giá trị môi trƣờng tự nhiên của biển đảo luôn là lựa chọn hàng đầu đối với khách du lịch. Cần lựa chọn những giá trị văn hóa (lễ hội, lối truyền thống, truyền thuyết, v.v…) gắn với cuộc sống của ngƣời dân mà ờ đó biền là trung tâm.

Cần có sự phân bổ không gian biển hợp lý cho xây dựng các loại hình du lịch, thực hiện phân vùng chức năng biển để xây dựng các vùng du lịch trọng điểm ở tỉnh Quảng Bình nhƣ: Vùng du lịch Vũng Chùa - Đảo Yến, Vùng du lịch Đồng Hới - Bảo Ninh và phụ cận, Vùng du lịch Đá Nhãy… xúc tiến quảng bá, kêu gọi doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc đầu tƣ xây dựng đa dạng phù hợp với không gian biển.

Để đầu tƣ xây dựng phát triển du lịch cần có nguồn vốn lớn để đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng tăng sức cạnh tranh của du lịch văn hóa biển và phòng ngừa ùn tắc giao thông. Các điểm du lịch biển nổi tiếng trên thế giới nhƣ ở Phuket (Thái Lan), Malaysia,…đều có hệ thống kết cấu hạ tầng khá tốt, nhất là hệ thống giao thông nhƣ sân bay quốc tế, cảng du lịch, đƣờng giao thông dẫn vào các điểm du lịch.

Sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng với tƣ cách là một bên liên quan vào các kế hoạch xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa biển. Chính họ là ngƣời trực tiếp hƣởng lợi ích từ phát triển du lịch cũng nhƣ là nguồn lực đề bảo tồn biển, giữ vệ sinh môi trƣờng biển. Kinh tế du lịch của Quảng Bình đã đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Những năm qua, Quảng

36

Bình đã đạt đƣợc một một số thành tựu đáng kể trong xây dựng và phát triển du lịch biển, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch đã đƣợc xây dựng, hoàn chỉnh, cơ sở vật chất-kỹ thuật du lịch có bƣớc phát triển mới, tài nguyên biển khá phong phú, đa dạng, thu hút ngày càng nhiều du khách, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Tiểu kết chƣơng 1

Dấu ấn du lịch Việt Nam ngày càng đậm nét trên bản đồ du lịch thế giới. Dấu ấn đó không chỉ đƣợc tạo nên bởi những thắng cảnh hùng vĩ, những bãi biển xanh trong, những loài động, thực vật quý hiếm…mà còn là kết tinh của nền văn hóa có bề dày hàng nghìn năm lịch sử và bản sắc văn hóa đa dạng. Chính nguồn nguyên liệu quý giá này đã tạo nên những sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc, hấp dẫn, thu hút du khách từ bốn phƣơng đến Việt Nam.

Khai thác các giá trị văn hóa biển vào phát triển du lịch là một chủ đề mới, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của Quảng Bình. Để tìm hiểu đƣợc vai trò của các giá trị văn hóa biển Quảng Bình với du lịch, chƣơng 1 của luận văn đã tìm hiểu một số cơ sở lý luận về văn hóa biển, soi sang cho những nội dung nối tiếp ở chƣơng sau, mang tính chất chỉ đƣờng. Việc nghiên cứu về cơ sở lý luận của các giá trị văn hóa biển nhằm đƣa ra “chìa khóa” để giải quyết nội dung then chốt của phân tích các giá trị của văn hóa biển Quảng Bình nhằm phát huy tối đa tiềm năng du lịch văn hóa vốn có của tỉnh, thứ hai là thông qua du lịch góp phần gìn giữ và bảo tồn những di sản văn hóa biển nổi bật của địa phƣơng. Để khai thác các giá trị văn hóa biển vào phát triển du lịch có hiệu quả, bền vững cần chú trọng các nguyên tắc thị trƣờng, nguyên tắc kinh tế, nguyên tắc bảo vệ tài nguyên và môi trƣờng.

37

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các giá trị văn hóa biển ở quảng bình phục vụ phát triển du lịch (Trang 36 - 39)