9. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 17/6/1994 Chính phủ ban hành Nghị định số 16/CP quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan gồm có bộ máy giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm 9 Vụ, Cục, Thanh tra và Văn phòng và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trong đó có Viện Nghiên cứu Khoa học Hải quan.
Cùng với việc xây dựng, củng cố cơ quan thông tin chính thức của Ngành, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cịn chỉ đạo tăng cường cơng tác tun truyền, khơng chỉ bó hẹp trong việc trao đổi thông tin khoa học chuyên ngành và các lĩnh vực đang được xã hội quan tâm. Trên cơ sở đó, ngày 24/10/1996 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 782/TTg về việc sắp xếp lại các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ, Viện Nghiên cứu Khoa học Hải quan đã trở thành một trong 41 Viện cấp Nhà nước.
Ngày 25/10/2001 Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra Quyết định số 1075/QĐ-TCCB ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Nghiên cứu Khoa học Hải quan thuộc Tổng cục Hải quan đổi tên thành Viện Nghiên cứu Hải quan. Điều lệ quy định Viện Nghiên cứu Hải quan là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng cục Hải quan, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc. Lúc này, có 6 đơn vị thuộc Viện Nghiên cứu Hải quan là phòng Nghiên cứu xây dựng lực lượng và chiến lược phát triển; phòng Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nghiệp vụ và hội nhập; phòng Quản lý khoa học; phịng Thơng tin khoa học; Trung tâm phân tích- phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu và Văn phịng Viện.
Đến năm 2010, Trung tâm phân tích- phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu được tách ra thành Trung tâm riêng gồm 3 chi nhánh: Trung tâm phân tích- phân loại Miền Bắc (Hải Phòng- Hà Nội); Trung tâm phân tích- phân
loại Miền Trung (Đà Nẵng); Trung tâm phân tích- phân loại Miền Nam (Thành phố Hồ Chí Minh).