Làm báo bằng điện thoại di động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 25 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

1.1.2. Làm báo bằng điện thoại di động

Trong những năm qua, công nghệ hiện đại đã giúp cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn và chính những tiện ích đã tạo nên sự ganh đua trong việc đưa thơng tin nhanh chóng, chuẩn xác, giật gân khiến cho các nhà báo và cơ quan báo chí chịu rất nhiều áp lực. Nhất là khi mỗi người đều có một chiếc điện thoại với chức năng quay phim chụp ảnh, người dân trở thành một ―phóng viên hiện trường‖ và họ có thể có một ―kênh‖ tin tức riêng ngay trên chính trang xã hội của mình.

Rất dễ dàng khi bạn tham gia một sự kiện và thay vì tập trung thưởng thức nó thì bạn sẽ thấy rất nhiều người giơ chiếc điện thoại, máy tính bảng lên và chụp ảnh, ghi hình, thậm chí là livestream. Sau đó họ sẽ đăng lên mạng xã hội. Nếu phóng viên phải trở về tồ soạn, xử lý ảnh, làm tin sau đó mới đăng lên hệ thống CMS, chờ duyệt thì chắc chắn tin đó sẽ trở thành tin nguội, cơng chúng có thể đã biết tin đó từ một nguồn khác trên mạng xã hội.

Với mỗi một breaking news, khơng phải nhà báo nào cũng có mặt tại thời điểm xảy ra sự kiện ngay khi nó diễn ra, mà hầu hết đều được ―phóng viên hiện trường‖ thơng tin trực tiếp hoặc tiếp nhận qua một kênh xã hội nào đó. Trước khi có thể dùng các thiết bị chuyên dụng để tác nghiệp thì họ buộc phải sử dụng các thước phim, hình ảnh do người dân chứng kiến cung cấp, dù hình ảnh kém chất lượng vì họ sử dụng điện thoại của mình để ghi hình.

Trên thế giới, bức ảnh đầu tiên chụp bằng điện thoại di động xuất hiện trên tờ báo uy tín The New York Times xuất hiện vào ngày 17 tháng 2 năm 2004. Tuy chỉ là bức ảnh bình thường chụp lễ ký kết của hai cơng ty điện thoại, nhưng nó chính là cột mốc, đánh dấu sự ra đời của hình thức thu thập tin tức bằng điện thoại di động.

Năm năm sau, khoảng năm 2009 - 2010, tác nghiệp bằng ĐTDĐ đã rất phổ biến ở Châu Á. Đặc biệt là khi những chiếc điện thoại di động có một số chức năng tốt như chụp ảnh, quay phim với độ nét tương đối và đặc biệt là kết nối được mạng internet xuất hiện nhiều trên thị trường cũng là lúc người làm báo thấy công việc tác nghiệp trở nên nhẹ nhàng hơn. Thay vì mỗi lần đi sự kiện phải mang theo nào máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm, sổ sách, bút … thì họ chỉ cần chiếc điện thoại di động của mình.

Khi gặp hoặc nhận được thơng tin về một sự việc bất ngờ, nhà báo ở gần hiện trường nhất, dù khơng có các thiết bị chuyên dụng như máy ảnh kỹ thuật số, máy quay phim, laptop ... thì vẫn có thể chạy ngay đến và tác nghiệp bằng chính chiếc ĐTDĐ. Chính vì vậy, một hình thức làm báo mới, một khái niệm mới được đưa ra: "Mobile Journalism (hay còn gọi là Mobile reporting, Mojo)" - Làm báo bằng điện thoại di động. Người làm báo sử dụng các tính năng sẵn có của chiếc ĐTDĐ, cộng thêm các ứng dụng (apps) hỗ trợ để tạo ra các sản phẩm báo chí một cách nhanh chóng nhất.

Theo nhà báo Lê Quốc Minh, TBT báo điện tử Vietnamplus, Mojo là một phương thức làm tin mới. Người dùng sẽ soạn thảo văn bản, chụp ảnh, quay phim bằng ĐTDĐ, biên tập lại và đăng tải lên internet thông qua mạng di động hoặc wifi ở mọi lúc mọi nơi. Một sản phẩm được sản xuất bằng ĐTDĐ có thể dành cho trang tin điện tử, truyền hình, phát thanh và báo in.

Đến khoảng năm 2014-2015, sự phát triển của điện thoại trở nên quá mạnh mẽ và cần thiết trong cuộc sống của mọi người. Sự ưu tiên cho mobile đã khác và Larry Page, nhà đồng sáng lập Google, hiện là CEO Alphabet (công ty mẹ của Google) khẳng định: ―Chúng ta khơng cịn sống trong một thế giới mobile-first (ưu tiên thiết bị di động) nữa, chúng ta đang ở trong thế giới mobile-only (chỉ dành cho mobile)‖[14].

Sở dĩ Larry Page khẳng định như vậy trong Đại hội Mobile Thế giới (MWC) năm 2015 tại Barcelona - Tây Ban Nha, là bởi theo ông, ngày nay công nghệ kỹ thuật số đều đang chạy theo mobile và phục vụ cho người dùng mobile. Nếu như khoảng những năm 2010, các trang tin tức đều ưu tiên thực hiện đưa tin tức lên các phiên bản di động dành cho độc giả, ưu tiên thiết bị di động hơn các hình thức khác như PC, web, truyền thanh, truyền hình. Thì nay, mọi vấn đề đều tập trung cho mobile, từ công nghệ, thông tin, quảng cáo. Nếu như khơng q khó khăn, hầu như mỗi người đều có một chiếc điện thoại cho riêng mình. Họ sử dụng điện thoại cho giao tiếp hằng ngày và truyền tải thông tin với nhau ở bất kỳ mọi lúc, mọi nơi. Nhiều ví von cho rằng ―điện thoại chính là bạn thân của con người‖, ―Bạn có thể qn máy tính hoặc bất kỳ thứ gì ở nhà, nhưng khơng thể qn điện thoại‖...

Hình 1.1. Một nhà báo tác nghiệp bằng ĐTDĐ trong xu thế hội tụ truyền thông

Chỉ cần một chiếc ĐTDĐ, nhà báo có thể đưa tin với nhiều hình thức như: tin văn bản, ảnh, video clip, tin phát thanh. Chỉ cần một chiếc ĐTDĐ, nhà báo có thể tác nghiệp ngay bằng chụp ảnh, quay video, soạn thảo văn bản, chỉnh sửa clip/ hình ảnh và gửi về tòa soạn bằng vài thao tác đơn giản. Các công đoạn được giảm thiểu, thời gian tin/bài lên trang/sóng nhanh hơn nhiều so với các cơng đoạn theo từng bước như hiện tại.

Đặc biệt là với một Breaking News, khi đang đi đường, bạn thấy một tai nạn giao thơng. Trước đó, bạn rời cơ quan mà không mang theo máy ảnh. Việc đầu tiên bạn phải làm ngay, đó là lơi điện thoại ra, chụp một bức ảnh tồn cảnh. Sau đó chụp chi tiết hiện trường, viết vài thông tin sơ bộ về địa điểm xảy ra tai nạn và tổn thương về người, tổn thất về vật chất, sau đó gửi về tồ soạn để làm tin đầu tiên. Tiếp đó, bạn quay video và quan sát kỹ hơn tình hình, phỏng vấn người dân xung quanh. Khi quay xong, bạn chỉnh sửa video và gửi về toà soạn để cập nhật cho tin ban đầu.

ảnh mà là độ chân thực và xác thực những gì sự kiện diễn ra. Vậy nên dù điện thoại của bạn có ―cùi bắp‖, nhưng đầy đủ chức năng chụp ảnh/ quay video, bạn vẫn có thể tác nghiệp nếu đó là Breaking News hoặc đơn giản là ―chữa cháy‖ khi không mang theo các thiết bị tác nghiệp chuyên dụng. Ngoài ra, cũng có thể làm một tin phát thanh ngắn cho đài phát thanh.

Vậy để có thể tác nghiệp bằng ĐTDĐ thì nhà báo cần những kỹ năng gì? Theo nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm từ các chuyên gia, nhà báo dày dặn kinh nghiệm, người viết chia ra thành hai nhóm kỹ năng chính: Kỹ năng mềm và kỹ năng cứng.

Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ

liên quan đến trí tuệ xúc cảm, dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng xử lý tình huống… .

Kỹ năng mềm trong tác nghiệp báo chí, cụ thể trong tác nghiệp bằng ĐTDĐ được hiểu là khả năng ứng xử tình huống khi tác nghiệp gồm: kỹ năng giao tiếp tại hiện trường để thu thập thông tin; kỹ năng xử lý thông tin, sự nhạy bén trong mỗi tình huống.

Các PV, BTV khi chủ động quay bằng ĐTDĐ, có thể hình ảnh khơng nghệ thuật, khơng chau chuốt, chỉn chu như chất lượng hình của các quay phim chuyên nghiệp, nhưng là một phóng viên, nhất là phóng viên tại hiện trường, khi chủ động ghi hình, họ có góc nhìn ở một khía cạnh khác. Đó chính là các PV, BTV đã đặt mình trong hồn cảnh, sự việc, sự chân thực của hình ảnh và quan trọng nhất là cảm xúc phong phú, tạo được sự đồng cảm và cảm xúc của khán giả.

“Với thế mạnh và tiêu chí của loại hình truyền hình, dường như chất lượng hình ảnh từ ĐTDĐ khơng đáp ứng được với tiêu chuẩn phát sóng của các Đài hiện nay. Nhưng khi anh có thể ứng xử tình huống tốt cộng với việc

hiện nay, hầu hết các máy ĐTDĐ mới đều có tính năng quay full HD, có thể đáp ứng được chất lượng hình ảnh, thì sản phẩm anh làm ra khơng khác gì các máy chuyên dụng” [Phỏng vấn sâu số 3].

Theo kết quả khảo sát trên 200 PV, nhà báo, chuyên viên truyền thông đến từ nhiều cơ quan báo chí khác nhau, hầu hết mọi người đều đồng tình với việc khi PV nhạy bén với việc xử lý các vấn đề ở hiện trường thì thước phim sẽ vơ cùng đắt giá và mang lại hiệu quả thơng tin cao. Ví dụ, khi tác nghiệp tại Crime, ngồi quay phim và những hình ảnh ghi được từ hiện trường, PV Nhật Linh – cơ quan thường trú ĐTHVN tại Nga cũng chủ động quay bằng chính ĐTDĐ của mình, và ghép, dựng hình cùng với những hình ảnh đã quay bằng máy quay chuyên nghiệp. Trên thực tế, điều này đã đạt hiệu quả hơn mong đợi, những hình ảnh mà PV Nhật Linh quay được có thể là cận đơi bàn tay người dân, từ dưới góc bàn trong khi phỏng vấn, từ đôi mắt của một em bé đang khóc… Dù chỉ là bổ sung nhưng có những hình ảnh này, cảm xúc của phóng sự được đẩy lên rất nhiều.

Kỹ năng cứng thường được hiểu là những kiến thức được đúc kết và

thực hành có tính chất kỹ thuật nghề nghiệp. Kỹ năng cứng được cung cấp thơng qua các mơn học đào tạo chính khóa, có liên kết logic chặt chẽ, và xây dựng tuần tự. Trong đề tài nghiên cứu, kỹ năng cứng chính là những kiến thức về việc sản xuất một sản phẩm báo chí và kiến thức sử dụng các tính năng của ĐTDĐ để tác nghiệp.

Dù với thiết bị tác nghiệp truyền thống hay chỉ bằng chiếc điện thoại di động cầm tay, mỗi nhà báo trước khi bắt tay vào quy trình sản xuất một sản phẩm báo chí thì điều đầu tiên cần phải trang bị, đó là kiến thức chun mơn làm báo. Anh phải biết từng loại hình báo chí gồm những gì? Sản phẩm anh làm ra dùng trên phương tiện truyền thông đại chúng nào? Các thể loại báo

chí có thể khai thác là gì? u cầu cho từng thể loại báo chí của tồ soạn, cơ quan báo chí ra sao? Về kiến thức cách viết từng thể loại báo chí và các loại hình báo chí, nếu bạn chưa qua trường lớp đào tạo báo chí thì bạn vẫn có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng. Ở đây người viết chỉ tập trung vào phân tích các kỹ năng sử dụng các tính năng của ĐTDĐ để tác nghiệp.

Thực tế, một nhà báo sử dụng ĐTDĐ có thể thực hiện nhiều thể loại báo chí cho nhiều loại hình báo chí khác nhau. Bạn có thể làm tin, phóng sự, phỏng vấn, điều tra, phản ánh … cho báo điện tử, báo in, báo hình và báo phát thanh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thể loại báo chí mà các nhà báo hay dùng đó là tin và phóng sự (có phỏng vấn). Các sản phẩm này được đăng lên báo điện tử và phát thanh nhiều hơn. Truyền hình thì chỉ với những video Breaking News, điều tra bí mật mới sử dụng hình ảnh được quay bằng ĐTDĐ. Cịn với những tin và phóng sự thơng thường và có thời gian chuẩn bị thì Ban Biên tập (BBT) vẫn ưu tiên sử dụng hình ảnh được quay bằng camera chuyên dụng hơn. Với báo in, thời gian lên dàn trang thường vào buổi chiều để kịp vào nhà in trong đêm và sáng sớm hơm sau sẽ phát hành, hình ảnh địi hỏi độ nét cao, nội dung cần được chỉn chu. Chính vì vậy, nhà báo vẫn thường dùng máy tính để soạn thảo văn bản, ảnh chụp bằng máy ảnh. Tuy nhiên, với những hình ảnh nóng hổi mang tính thời sự thì được chụp bằng thiết bị gì thì vẫn sẽ được sử dụng.

Hình 1.2. Chuỗi sự kiện về Quán karaoke ở 68 Trần Thái Tông (tháng 11, 2016) được thực hiện bằng ĐTDĐ trên báo Vietnamplus

Các ngành công nghiệp tin rằng điện thoại thông minh đa số có một màn hình độ phân giải cao hơn so với điện thoại truyền thống. Điện thoại thông minh cũng giống như một chiếc máy tính di dộng, vì nó có một hệ điều hành riêng biệt vì có thể hiển thị phù hợp các trang website bình thường. Ngồi ra, ĐTDĐ thơng minh cịn sở hữu khả năng cài đặt thêm ứng dụng, tiện hơn và có khả năng dễ dàng gỡ bỏ. Để phục vụ cho nhu cầu cơng việc, PV có thể cài thêm các phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa ảnh, biên tập video, …

Bên cạnh đó, người dùng có thể mở nhiều đa tác vụ một lúc (với các điện thoại đời cao như Samsung dòng Galaxy S, Note và Iphone 6 trở lên, ...). Ngoài việc chụp ảnh, quay phim full HD giống các thiết bị chuyên dụng, ĐTDĐ có thể thay thế xử lý các vấn đề máy tính văn phịng và đồng bộ hóa dữ liệu với máy tính, máy tính xách tay và các thiết bị khác, giúp cho việc tác nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là việc ghi âm vô cùng thuận tiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 25 - 33)