Những yếu tố tác động đến kỹ năng tác nghiệp bằng ĐTDĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 48 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Những yếu tố tác động đến kỹ năng tác nghiệp bằng ĐTDĐ

1.4.1. Công nghệ

đôi lúc kiêm chụp ảnh, quay video. Trong khi các thiết bị tác nghiệp như máy ảnh, máy tính, máy ghi âm, máy quay chuyên dụng trở nên cồng kềnh và không thể lúc nào cũng kè kè bên người thì chiếc điện thoại lại là ―lối đi‖ tiện dụng nhất mà mỗi nhà báo có thể tận dụng để tác nghiệp. Nhất là khi, các hãng điện thoại liên tục cải tiến dịng máy, tích hợp nhiều tính năng hấp dẫn.

Từ lâu, thứ hữu dụng nhất trong chiếc điện thoại mà mọi người thường xuyên sử dụng chính là chiếc camera để chụp ảnh và quay phim. Trong vài năm trở lại đây, các hãng điện thoại lớn không chỉ cạnh tranh về mẫu mã mà cịn ―phân hơn thua‖ ở các tính năng của sản phẩm mới ra, đặc biệt là độ phân giải màn hình và ―độ chuyên dụng‖ của camera.

Hình 1.4. Chức năng chụp ảnh, quay phim của Galaxy S8

Như trong chiếc điện thoại Samsung Galaxy S8 (Hình 1.4), camera có thể chụp 3 bức ảnh một lúc thay vì 1 hình như các camera thơng thường. Theo đó 1 hình ảnh đẹp nhất được sử dụng làm chủ thể và 2 bức còn lại sẽ tạo hiệu ứng xóa phơng giúp bức ảnh trở nên đẹp hơn.

Bên cạnh đó, Samsung tối ưu hóa và tích hợp vào ứng dụng camera nhiều tính năng để người dùng sử dụng thuận tiện nhất và chun nghiệp nhất. Tại màn hình chính của camera, người dùng có thể mở các chế độ chụp

khác nhau như chụp pro, panorama, slow motion, visual shot, …, mở bộ lọc, ISO, chỉ bằng cái gạt tay.

1.4.2. Internet

Để truy cập mạng internet, bạn có thể dùng ADSL (mạng dây), Wifi (mạng không dây), 3G, 4G (mạng di dộng viễn thông). Hiểu được nhu cầu của người dùng, các nhà mạng hầu như đã phủ sóng đến 99% ở mỗi quốc gia và có cách cung cấp khác nhau.

Kết quả một cuộc khảo sát của Viện nghiên cứu báo chí Nhật Bản cho thấy, năm 2016 có đến 77% người tham gia khảo sát xem điện thoại di động là phương tiện đọc báo trực tuyến chủ yếu. Như vậy, tỷ lệ người đọc tin tức trực tuyến tăng 12.5% so với cuộc khảo sát trước đó được thực hiện trong năm 2010.

Cịn ở Việt Nam, cơng ty nghiên cứu thị trường CIMIGO vừa công bố bản báo cáo về ―Xu hướng thị trường người tiêu dùng tại Việt Nam năm 2016‖, đã cho thấy một xu thế lớn liên quan đến lĩnh vực di động và người dùng internet.

Cụ thể, thị trường Việt Nam đang và sẽ chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ khi điện thoại di động ngày càng đóng vai trị hàng đầu trong việc gia tăng mức độ thâm nhập của internet vào đời sống hàng ngày. Theo thống kê từ CIMIGO, có đến 9 trên 10 người dùng thành thị truy cập internet bằng điện thoại di động. Cụ thể hơn, 74% là tỷ lệ người truy cập internet bằng các thiết bị di động tại nhà, tại nơi công cộng là 84%, còn ở nơi làm việc chỉ chiếm khoảng 40%.

Đầu năm 2017, We Are Social - một cơng ty có trụ sở ở Anh Quốc, chuyên thực hiện các thống kê và đánh giá về thông tin kỹ thuật số, di động và các lĩnh vực liên quan - đã khảo sát các thông tin về Internet ở Đơng Nam Á vào tháng 1, trong đó có Việt Nam. Kết quả cho thấy, Việt Nam có 50.05

triệu người dùng internet chiếm 53% dân số, tăng 6% so với năm 2016. Số người dùng internet được xem là ở mức cao trên thế giới. Trung bình 1 ngày, người Việt Nam bỏ ra 6 giờ 53 phút để duyệt Web nếu xài PC và Tablet, 2 giờ 33 phút nếu xài điện thoại di động.

Với số liệu trên, chắc chắc các PV, nhà báo cũng không thể sống và làm nghề thiếu internet. Và cùng với sự tiện dụng của mạng không dây, nhà báo có thể dễ dàng gửi sản phẩm báo chí về tồ soạn mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, khi sử dụng ĐTDĐ để gửi tin bài, hình ảnh, video về tồ soạn, PV sẽ phải chú ý đến lưu lượng internet để hạn chế dung lượng/ thời lượng ảnh, video.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)