Chụp và chỉnh sửa ảnh 1 Chụp ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 39 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Chụp và chỉnh sửa ảnh 1 Chụp ảnh

1.3.1.1. Chụp ảnh

Theo từ điển tiếng Việt, chụp ảnh là ghi lại hình ảnh của người, vật, cảnh bằng camera. Để có thể chụp ảnh, bạn cần học cách sử dụng thiết bị và tìm hiểu những quy luật cơ bản về nghệ thuật hình ảnh.

Có một khái niệm khác đang bị rất nhiều người nhầm lẫn với chụp ảnh, đó là nhiếp ảnh. Thực tế, chụp ảnh là làm sao có được một hay nhiều tấm hình đẹp. Cịn nhiếp ảnh là cách thể hiện tính cách, tư tưởng của một cá nhân.

Khi làm nhiếp ảnh, ngoài việc thấu hiểu những kỹ thuật khoa học để sử dụng cơng cụ là chiếc máy ảnh, ống kính, đèn, phim…; cịn phải hiểu về quy luật hội hoạ, thiết kế, ngơn ngữ hình ảnh; khơng những thế, nhiếp ảnh gia cịn phải tìm được cách để thể hiện bản thân mình qua nhiếp ảnh. Nhiếp ảnh gia Sebastiao Salgado - người nhận huy chương Hoàng gia Hội nhiếp ảnh năm 1993, đoạt nhiều giải thưởng cao quý về nhiếp ảnh, đại sứ thiện chí của Unicef, từng nói: Your photograph is your ideology – Ảnh của bạn là tư tưởng của bạn.

Kiến thức chụp ảnh cơ bản dành cho ĐTDĐ:

Khi sử dụng camera của ĐTDĐ chụp ảnh, người dùng nên chú ý phần cài đặt của máy ảnh để có thể tạo ra bức ảnh ưng ý nhất. Phần cài đặt thường có các yếu tố như: ISO (độ nhạy sáng), Contrast (độ tương phản), Metering (đo sáng), Cỡ ảnh, Chất lượng ảnh cần phải được chú ý và điều chỉnh sao cho hợp lý với thực tế môi trường chụp ảnh.

ISO (độ nhạy sáng): Để hình ảnh được ghi lại cần có khả năng thu

nhận ánh sáng để tạo ra độ sáng tối (đen/trắng) và màu sắc của hình ảnh. Độ nhạy này được quy định bằng trị số ISO (trước đây hay gọi là ASA hoặc DIN). ISO càng cao thì độ nhạy sáng càng cao, tốc độ màn trập tăng cao (khi đó thời gian phơi sáng giảm). Các trị số ISO truyền thống trên ĐTDĐ là: ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600.

Contrast (độ tương phản): Sự khác biệt, chênh lệch về độ sáng hay

màu sắc giữa các chi tiết của bức ảnh. Khi bạn sử dụng chế độ tương phản những vùng sáng sẽ sáng hơn, trong khi những vùng tối sẽ tối hơn, làm cho ảnh của bạn trở nên nổi bật và sắc nét hơn. Tuy nhiên, ở máy ảnh kỹ thuật số, người dùng có thể điều chỉnh contrast theo ý muốn tăng giảm, nhưng ở ĐTDĐ, chế độ này hầu như chỉ có ON/ OFF.

Metering (đo sáng) là việc xác định độ mở ống kính (khẩu độ - apeture

– fstop), tốc độ chụp (shutter speed), và độ nhạy sáng (iso) để có được một bức ảnh đúng sáng. Metering trên ĐTDĐ thường gồm: Matrix metering: Đo sáng tổng quát, Center-weighted metering: Đo sáng trung tâm và Spot metering: Phép đo điểm phạm vi hẹp.

Size (cỡ ảnh) và Quality (chất lượng) thường bị bỏ qua hoặc chọn chế

độ mặc định của camera như 4:3 cm, 640px * 480px. Tuy nhiên, thực tế ảnh càng lớn thì ảnh càng dễ được xử lý. Và trước khi chụp ảnh, người dùng nên chọn Size lớn nhất, Quality Superfine/ FHD.

Sau khi đã điều chỉnh các yếu tố trên camera, người dùng phải đặc biệt lưu ý về bố cục ảnh. Bố cục gồm mốt số bố cục cơ bản: Bộc cục ⅓, bố cục

đường chéo, bố cục tương phản, bố cục đối xứng, bố cục đầy, bố cục lặp lại chi tiết,... Trong đó, bố cục ⅓ - tỉ lệ vàng trong chụp ảnh được hình thành khi 2 đường cắt ngang và 2 đường cắt dọc giao nhau một góc vng, được chia theo tỉ lệ ⅓ (Hình 1.3). Điểm nhấn của bức ảnh hoặc mắt của chủ thể phải

nằm ở điểm giao nhau của đường cắt. Tỉ lệ vàng này được các nhiếp ảnh gia sử dụng hầu hết trong các khung hình của họ, tạo nên sự cân đối và hài hoà cho bức ảnh. Đặc biệt, điểm nhấn của bức ảnh sẽ trở nên rõ ràng và đẹp hơn.

Bên cạnh đó, đi sâu hơn vào các bố cục ảnh, người dùng có thể biết đến bố cục cắt chéo vàng. Trong một khung hình, hãy kéo một đường chéo từ góc trái trên xuống góc phải dưới của hình. Sau đó, kẻ một đường khác từ góc phải trên xuống và góc trái dưới lên, tạo thành điểm giao nhau vng góc với đường chéo đã kẻ. Điểm nhấn sẽ là điểm mà vng góc này.

Ngồi ra, ―Tỷ Lệ Thần‖ trong nhiếp ảnh cũng được biết đến và sử dụng nhiều – người ta hay gọi là tỷ lệ Fibonacci - Tỷ lệ Phi (Hình 1.3). Tỷ lệ này được Leonardo Fibonacci khám phá khoảng năm 1200 sau Cơng ngun. Ơng nhận ra rằng trong tất cả khung ảnh đều có một tỷ lệ thường xuyên xuất hiện. Nó được nhận ra như một điều được thiết kế cho mọi sinh vật sống và cho đôi mắt con người nếm cảm được ―cái Đẹp‖. Vì vậy, nó mang tên ―Tỷ Lệ Thần‖.

Hình 1.3. Tỉ lệ vàng và tỉ lệ thần trong chụp ảnh. Ảnh: Tinhte.vn

Hiện nay, cùng với sự bùng nổ của công nghệ hiện đại, các tính năng bổ trợ cho camera trên ĐTDĐ đã dần được tích hợp. Thay vì phải chọn rất nhiều thơng số để cho ra đời một bức ảnh đẹp, thì nay, các nhà sản xuất điện thoại đã làm giúp người dùng điều đó. Chỉ cần giơ camera lên chụp, bạn đã có bức ảnh đẹp với chuẩn HD, full HD. Tuy nhiên, về bố cục ảnh, người dùng vẫn phải dựa trên kiến thức và cảm quan của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 39 - 41)