Xây dựng môn học Làm báo bằng ĐTDĐ và đào tạo tại các trường đào tạo báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 110 - 119)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Xây dựng môn học Làm báo bằng ĐTDĐ và đào tạo tại các trường đào tạo báo chí

trường đào tạo báo chí

Đào tạo nghề là một vấn đề cốt lõi không thể thiếu trong nghề báo và với các nhà báo. Họ được đào tạo rất nhiều lĩnh vực, trong đó quan điểm, tư tưởng, ý thức xã hội, ý thức công dân và trách nhiệm với công việc là một phẩm chất của nhà báo. Song cũng rất cần có những kỹ năng nghiệp vụ khi tác nghiệp mà chỉ nhìn qua tác phong, cách ứng xử, xem qua tác phẩm ai cũng biết họ có trình độ chun nghiệp hay khơng? Những kiến thức chung ấy là kỹ năng cứng của nhà báo [25].

Trên thế giới, rất nhiều trường đại học, cao đẳng đã mở các khoá học về Làm báo bằng ĐTDĐ (Mojo) cho các sinh viên và những PV tham gia bổ túc kỹ năng tác nghiệp. Không những vậy, các chuyên gia, những người làm báo họ đã luôn coi Mojo là một hình thức làm báo mới, các PV, nhà báo cần

phải đi theo và trau dồi khả năng của mình, tự tìm tịi để sáng tạo nên một tác phẩm báo chí hay, chất lượng.

Nếu không tham gia một khoá học ngắn hạn hoặc một lớp học tại trường học, các PV vẫn có thể học hỏi rất nhiều nhờ internet. Chỉ cần gõ Mobile Journalism, How to mojo, Mojo tool, mojo tips,... lập tức sẽ có những bài viết, chia sẻ kinh nghiệm và các kỹ năng cơ bản dành cho một nhà báo khi tác nghiệp bằng ĐTDĐ. Tuy nhiên, tất cả chúng đều được viết bằng tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Đây lại là một rào cản của phần nhiều các PV Việt Nam. Vậy nên, thiết nghĩ, các trường đào tạo báo chí nên chăng mở nhiều khoá học ngắn hạn, các lớp kỹ năng hoặc tốt nhất vẫn là bổ sung môn học Làm báo bằng ĐTDĐ hay Mobile Journalism và đưa vào giảng dạy như một môn học cần thiết cho các sinh viên.

Đặc biệt là khi, công nghệ hiện đại quá phát triển, trí tuệ nhân tạo sắp thay thế và bước vào cuộc sống của con người. Mỗi nhà báo cũng nên trang bị cho mình phương thức làm việc mới, hiệu quả hơn, chất lượng hơn. Nên tận dụng tối đa những gì ĐTDĐ có thể mang lại với những tính năng vượt trội, khơng nên dựa q nhiều vào những thiết bị chuyên dụng, có phần cồng kềnh và đòi hỏi người dùng phải chuyên nghiệp.

Nhà báo kỳ cựu của kênh truyền hình CNN Larry King, người đã được nhận danh hiệu ―Người dẫn chương trình ấn tượng nhất‖ nước Mỹ và được tạp chí Time bình chọn là ―Chuyên gia micro số 1‖ từng chia sẻ trong cuốn How to talk to Anyone, Anytime, Anywhere: ―Người ta bảo rằng, tơi có tài ăn nói, và lại nói rất thành cơng nữa chứ. Thực ra, để có được ngày hơm nay, tơi đã phải nỗ lực không ngừng. Bạn biết Ted Williams không? Anh vận động viên bóng chày này có tài năng bẩm sinh mà ai cũng ao ước, thế nhưng anh vẫn phải rèn luyện mỗi ngày như những người khác đấy thôi. Và cả Luciano Pavarotti vừa lọt lịng mẹ đã có chất giọng tuyệt vời, nhưng tới giờ phút này

anh vẫn còn luyện hát. Bạn thấy đấy, rèn luyện là cách duy nhất để có được năng lực thật sự, cho dù bạn có năng khiếu bẩm sinh hay khơng‖ [28]. Với mỗi nhà báo dù bạn đã vững tay nghề, nhưng bạn không trau đồi kỹ năng, khơng cập nhật xu hướng mới thì sớm muộn gì khả năng nghề nghiệp cũng bị tụt hậu và khơng thể mang lại hiệu quả cao. Chính vì vậy, dù học ở trường hay tự học thì cá nhân mỗi người vẫn cần tìm tịi, học hỏi thêm bên ngồi xã hội. Bởi nhà trường chỉ dạy cho bạn kỹ năng cứng, còn kỹ năng mềm hầu như bạn phải tự học.

Bên cạnh những kỹ năng cứng được đào tạo theo cách này hay cách khác, nhà báo cũng cần có những kỹ năng mềm để ứng xử và và hoạt động trong nhiều tình huống cơng việc, giao tiếp, tác nghiệp khác nhau để đạt hiệu quả cao. Song nghề báo là một nghề của nhiều nghề nên khó có tiêu chí nào, kỹ năng nào để vận dụng như một công thức bất di bất dịch. Vì vậy nhà báo cần có sự linh hoạt mà chính tính linh hoạt vận dụng kỹ năng cũng là một kỹ năng. Có khi nhà báo phải khôn khéo mềm mỏng như một nhà ngoại giao, nhưng cũng có khi nhà báo cũng phải bụi bặm dấn thân như một tay chơi có hạng. Có khi nhà báo cầu kỳ chỉn chu đến từng chi tiết nhỏ nhất của công việc nhưng cũng có khi phải chấp nhận những gì có thực trong điều kiện eo hẹp nào đó mà tác nghiệp. Có khi nhà báo phải có trái tim nóng mà nhiều khi nhà báo cũng phải có cái đầu lạnh một chút để thực thi cơng việc khơng để tình cảm cá nhân làm ảnh hưởng cơng việc của mình. Vì hiệu quả cơng việc, nhà báo có thể gọi một cuộc điện thoại hàng chục phút để tường thuật một vụ bắt cóc con tin về cho tịa soạn. Nhưng cũng nhà báo đó có thể sẽ phớt lờ cuộc gọi của người yêu hoặc tắt luôn điện thoại để viết cho kịp bài báo mà sếp đang chờ lên khn. Một nhà báo bình thường rất tự trọng, nhưng cũng có lúc phải chui qua chân máy quay, chụp qua háng mấy nhà báo cao to nước ngoài để lấy được một cảnh đắc ý nhất. Một nhà báo thường có hàng trăm hàng

ngàn bài viết. Nhưng nhà báo chuyên nghiệp luôn coi bài báo ấy là một tác phẩm mang theo cả danh dự uy tín của mình và tờ báo [25].

Bên cạnh đó, một xu hướng hiện nay trên báo phát thanh, truyền hình là các phóng viên, biên tập viên tự trình bày trực tiếp các tác phẩm của mình trên sóng. Một ưu thế của phóng cách giao tiếp này chính là sự chân thực, gần gũi trong chính giọng nói và biểu cảm gương mặt của phóng viên, biên tập viên. Họ chính là những người trực tiếp thu thập và xử lý thông tin, sáng tạo tác phẩm nên khi thể hiện, họ dễ dàng truyền đạt thông tin về sự kiện, vấn đề một cách sinh động, chân thực, đồng thời chuyển tải được sức nóng của thơng tin thời sự đến với khán thính giả. Đây là cách để tác phẩm báo chí mang trọn vẹn cảm xúc của chính người tham gia chứng kiến và thẩm định sự kiện. Tuy phóng viên, biên tập viên thường khơng có giọng nói chuẩn và kĩ thuật thể hiện điêu luyện như phát thanh viên nhưng lại có thể tạo ra sự đa dạng, sinh động và cảm giác gần gũi, khách quan trong việc phản ánh thông tin [28].

Trên hết, các cơ sở đào tạo báo chí cần phải chuẩn bị để đào tạo ra nguồn nhân lực là các nhà báo đáp ứng được xu thế phát triển của báo chí truyền thơng đa phương tiện hiện nay. Các cơ sở đào tạo cần phải đào tạo nhà báo tương lai có trình độ nghiệp vụ, có tri thức và kỹ năng, biết nhiều thứ nhưng lại chuyên sâu. Để làm được điều đó, các cơ quan đào tạo cần phải có một đội ngũ giảng viên có trình độ chun mơn sâu, có bề dày kinh nghiệm trong tác nghiệp. Đội ngũ giảng viên ngoài là những giảng viên ―cứng‖ của nơi đào tạo, thì có thể cần thêm sự tham gia của những nhà báo có kinh nghiệm chuyên sâu một hoặc vài lĩnh vực để trao đổi, truyền thụ thực tiễn nghề nghiệp sơi động. Họ có thể là PV của các nhà đài, các tòa soạn báo in hay một tờ báo mạng điện tử nào đó, có tâm huyết và có những trải nghiệm thực tế. Việc ―cầm tay chỉ việc‖ cũng là một phương thức đào tạo linh hoạt góp chung vào phương thức đào tạo truyền thống đó là giảng viên phải là

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương cuối của luận văn tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá chung về vấn đề Kỹ năng tác nghiệp bằng ĐTDĐ của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông.

Bên cạnh đó, cũng thực hiện phỏng vấn sâu 2 lãnh đạo cơ quan báo chí, các PV, biên tập viên đang cơng tác tại các cơ quan báo chí đã thực hiện tác nghiệp bằng ĐTDĐ nhằm chỉ ra mặt tích cực và những hạn chế cịn tồn đọng.

Với việc sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu này, chương 3 luận văn Kỹ năng tác nghiệp bằng ĐTDĐ của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông đã làm rõ được nhiều vấn đề còn vướng mắc, đồng thời mạnh dạn đưa ra những khuyến nghị và giải pháp cụ thể từ chính sách phát triển hạ tầng cơng nghệ cho đến vấn đề đào tạo của cơ quan quản lý nhà nước tới từng tòa soạn, đến từng PV, biên tập viên…với mong muốn nâng cao hiệu quả truyền thơng của các tác phẩm báo chí được thực hiện bằng ĐTDĐ.

KẾT LUẬN

Việc sử dụng ĐTDĐ trong tác nghiệp báo chí đang là một xu thế của báo chí thế giới. Nó khơng chỉ giúp cho PV nhà báo tác nghiệp một cách nhanh chóng mà cịn giúp cơng chúng tiếp cận thơng tin nhanh hơn. Với hình thức thể hiện tin báo phong phú hơn, cũng giúp cho tờ báo đó được cơng chúng tiếp nhận nhiều hơn. Ngồi ra, cơng chúng cũng có thể sử dụng những hình ảnh, thước phim mình ghi lại được để tạo thành một sản phẩm báo chí.

Xét về mặt kinh tế, cơ quan báo chí sử dụng hình thức Mobile reporting trong tác nghiệp cịn tiết kiệm được ngân sách cho những khoản chi về thiết bị hỗ trợ cơng việc cho PV, như chi phí mua máy ảnh đắt tiền, máy quay chuyên dụng … thì chỉ với chiếc ĐTDĐ và các ứng dụng hỗ trợ, PV vẫn có thể tạo ra các sản phẩm ảnh, video đạt chất lượng tốt.

Tuy nhiên, thực trạng kỹ năng tác nghiệp bằng ĐTDĐ của nhà báo ở Việt Nam vẫn cịn nhiều hạn chế. Từ những ví dụ cụ thể của 100 tác phẩm báo chí đã được tác giả phân tích trong chương 2 của luận văn, kết hợp với phương pháp điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu 8 lãnh đạo, PV, biên tập viên, tác giả nhận thấy mặc dù vai trò của thực hiện tác nghiệp bằng điện thoại của nhà báo trong xu thế truyền thông hội tụ là rất quan trọng, nhưng ở Việt Nam, công tác này chưa được quan tâm đúng mức, do vậy còn nhiều những vấn đề tồn đọng. Cụ thể như sau:

Hầu hết hệ thống đẩy tin bài của các tờ báo, các trang tin đều chưa có phiên bản dành cho ĐTDĐ nên dù PV có tác nghiệp bằng ĐTDĐ thì vẫn phải gửi sản phẩm về tịa soạn và có người hỗ trợ đưa lên CMS, khiến việc xử lý thơng tin bị đình trệ. Việc truyền tin tưởng nhanh mà lại thành chậm. Vừa tốn thời gian lại phải thêm biên tập viên phải ngồi ―canh‖ tin.

Bên cạnh đó, khơng phải PV, nhà báo báo nào cũng có điều kiện để sắm cho mình một chiếc ĐTDĐ đời mời nhất với các tính năng tuyệt hảo.

Thật sự rất hiếm các cơ quan tồ soạn sắm điện thoại thơng minh đời cao cho PV như Vietnamplus và Zingnews. Do vậy, hầu hết các tác phẩm báo chí được sản xuất từ những chiếc smartphone này đều chưa thực sự mang lại chất lượng tốt.

Ngoài ra, còn nhiều tòa soạn coi nhẹ tính tiện ích của những chiếc ĐTDĐ. Họ ưu tiên nhiều hơn cho những tác phẩm thực hiện từ những thiết bị chuyên dụng hơn là từ một chiếc máy điện thoại. Điều này khiến các PV có sử dụng điện thoại để tác nghiệp sẽ cảm thấy mình khơng được coi trọng, vì thế dễ nảy sinh tâm lý chán nản hoặc chỉ làm ―qua loa‖ cho xong việc.

Một điều đặc biệt quan trọng nữa là hầu hết các tịa soạn đều chưa có 1 chương trình đào tạo riêng cho các PV thực hiện tác nghiệp bằng ĐTDĐ, các bộ ban ngành và các trường đại học đều chưa có bất kỳ văn bản, tài liệu học tập nào về Làm báo bằng ĐTDĐ; các sinh viên chưa được tiếp cận với phương thức làm báo mới mẻ đang là xu hướng trên thế giới này. Cho đến thời điểm hiện tại, công việc này gần như đang thực hiện một cách ―tự phát‖, theo cảm tính và thiếu ý đồ. Do vậy, để tác phẩm báo chí đạt được hiệu quả truyền thơng thực sự là điều vơ cùng khó khăn.

Do vậy, để nâng cao hiệu quả truyền thơng cho các tác phẩm báo chí được thực hiện bằng điện thoại, cần phải có sự thay đổi đồng bộ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước cho đến từng tòa soạn, triển khai đến từng lãnh đạo cơ quan báo chí và cán bộ PV, biên tập viên. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến vấn đề đào tạo PV, nhà báo sử dụng tốt các chức năng của chiếc ĐTDĐ cịn giúp cho tác phẩm báo chí sinh động hơn, đẹp hơn là chỉ bấm bấm và ghi hình đơn thuần, một cách ngẫu hứng.

Với những ưu điểm của làm báo bằng ĐTDĐ, người viết hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào nhận thức của người làm báo và đưa ra những đề xuất hữu ích cho việc phát triển báo chí Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 110 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)