Kỹ năng chụp và sửa ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 58 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Kỹ năng chụp và sửa ảnh

Thường với một Breaking News, các PV sẽ dùng ĐTDĐ để sản xuất nhanh một tin ngắn với ảnh, thêm một vài thơng tin ghi nhận ban đầu. Sau đó, PV tiếp tục quan sát và khai thác thêm thông tin về sự việc, chụp nhiều ảnh hơn với góc ảnh đa dạng, kết hợp quay video clip ngắn và phỏng vấn người

dân xung quanh. Lúc này, PV có thể làm một chùm ảnh hoặc tin video cho bài viết thứ 2, 3. Tuy nhiên, thực tế, khi gặp breaking news, các PV thường bỏ ―quên‖ kiến thức cơ bản về việc chụp ảnh, dù biết rằng những bức ảnh trong tin đầu tiên rất quan trọng. Bạn phải ghi nhận được sự việc, cho công chúng thấy được sự việc đó đang diễn ra như thế nào. “Đó thường là cảnh tồn. Ví dụ, bạn gặp một vụ sạt lở đất nghiêm trọng, kéo theo một vạt đường quốc lộ bị sạt theo, giao thơng vì thế mà tắc nghẽn. Bạn phải chụp được bức ảnh thấy được cả vạt đường bị sạt và dịng xe nối đi nhau. Một bức ảnh cận đoạn sạt lở là khơng đủ. Sau đó mới khai thác thêm thơng tin thiệt hại về người và của bằng ảnh”. [Phỏng vấn sâu số 1]

Hình 2.1 Loạt ảnh do nhà báo Trung Kiên (TTXVN) tác nghiệp bằng Iphone

6s: Thiệt hại do mưa lũ tại xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. “Bạn chụp nhiều bức ảnh, ghi nhận các vấn đề trong sự kiện đó nhưng

khơng có nghĩa bạn chủ quan về góc chụp của mình. Một chùm ảnh chỉ được sử dụng khi bạn có thể khai thác nhiều góc chụp khác nhau, dưới góc nhìn đa dạng về sự việc. Tránh trường hợp cả chục bức ảnh đều cùng 1 góc, dù ghi nhận vấn đề khác nhau, nhưng ban biên tập (BBT) sẽ chỉ dùng 1 ảnh vì cùng góc chụp sẽ gây nhàm chán cho độc giả”(Hình 2.1.). “Đừng ngại lăn xả và đương nhiên, bạn không thể lờ đi những kiến thức cơ bản về chụp ảnh như việc đặt trọng tâm, khung hình và nội dung” [Phỏng vấn sâu số 1]

Với chiếc điện thoại có camera, ai cũng có thể bấm một cái và tạo ra ngay một hình ảnh. Nhưng hình ảnh của máy ảnh khác với hình ảnh của thị giác, bức ảnh chụp khác với cảnh quan thực, hình ảnh được tạo ra nhiều khi khơng được như ý muốn. Bởi vì sao? Vì nhiếp ảnh phụ thuộc ánh sáng, tuỳ hoàn cảnh và cái máy ảnh phụ thuộc sự dẫn dắt của người cầm sử dụng nó. Sự dẫn dắt không chỉ là giơ lên bấm chụp bất kể, mà nên hiểu rõ và làm chủ nó, biết cách lấy nét, chọn góc chọn hướng sáng phù hợp, tìm kiếm khoảnh khắc hoặc chủ đề chụp... thì ảnh chụp bằng điện thoại sẽ được cải thiện tốt hơn.

Loạt đề tài về ngôi nhà số 43 Cửa Bắc sập trong đêm được nhóm PV Vietnamnet tác nghiệp bằng ĐTDĐ. Khi chụp ảnh, các PV sử dụng chế độ chụp bình thường của camera sẵn có trong điện thoại iPhone, Samsung, HTC mà họ sử dụng. Hầu như các chế độ căn chỉnh như cân bằng trắng, ISO, ánh sáng ... đều được đặt auto. Sau khi chụp xong, họ chỉ cắt crop, chỉnh sáng bằng phần mềm sẵn có của điện thoại và gửi về tồ soạn. Trong chuỗi bài có một số tác phẩm tiêu biểu như: “Cảnh tan nát trong căn nhà 4 tầng đổ sập” đăng vào 14h11|4/8/2016 (Hình 2.2.)

Hình 2.2: “Cảnh tan nát trong căn nhà 4 tầng đổ sập” đăng trên Vietnamnet Đây là một bài viết mà PV áp dụng khá tốt kỹ năng chụp ảnh, bố cục ⅓ tốt, sử dụng nhiều góc chụp như góc thẳng, chéo, từ trên xuống để thể hiện những gì đang diễn ra tại hiện trường ngơi nhà bị sập. Đặc biệt là sử dụng các nhiều cảnh trung, cận, đặc tả để thông tin về hậu quả của nó: nhà sập hồn tồn, mọi thứ đều tan nát, các nhân viên cứu hộ đang kiểm tra hiện trường.

Cũng trong tuyến bài này, bài viết “Sập nhà 4 tầng: Máy xúc đào móng

làm nhiều nhà rung lắc”, đăng vào 19h56|4/8/2016 lại không thể đạt chuẩn về

Hình 2.3, 2.4: Bài viết “Sập nhà 4 tầng: Máy xúc đào móng làm nhiều nhà

rung lắc”

Bài viết sử dụng hình ảnh chụp bằng điện thoại, ảnh bị sai màu, bố cục chưa chuẩn như bức ảnh anh Hậu (hình 2.4), ảnh đống đổ nát bị lốp sáng, thiếu tương phản nhưng xét về mặt nội dung, các bức ảnh vẫn truyền đạt thông tin tốt. Nếu PV chủ động tốt hơn, chọn chế độ chuẩn ngay trước khi chụp ảnh thì các bức ảnh sẽ có chất lượng tốt hơn. Hoặc PV có thể sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh dành cho di động như VSCO, PS Express,

Photoshop Fix, Snapseed, iPhoto (riêng iPhone), Photo Eraser, Retouch, v/v Riêng với báo Vietnamplus, vì báo có một nhóm PV đặc biệt chun tác nghiệp bằng ĐTDĐ nên các sản phẩm tin tức của báo cũng nhiều hơn các báo khác và đa dạng về thể loại. Hiện nay, xét theo nhu cầu ―đọc‖ báo của cơng chúng thì độc giả thích ―xem‖, ―nhìn‖ hơn là ―đọc‖, vì vậy mà video và ảnh trên báo được sử dụng tối đa, thay vì text dài như trước đây.

Như tuyến bài viết về đám cháy quán karaoke ở đường Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội) vào tháng 11 năm 2016, các tin tức được cập nhật theo thể loại tin, gồm text, ảnh và video là chủ yếu (Hình 2.5). Đây là tuyến bài do nhóm PV đặc biệt Mobile Reporting của báo Vietnamplus thực hiện. Cụ thể, trong tổng số 30 bài về đám cháy và bài viết liên quan, có 6 tin video (Tin bằng video clip, có tiêu đề, sapo và text ngắn bổ sung cho nội dung trong video), 2 phóng sự ảnh, 1 tin đa phương tiện (gồm video, chùm ảnh, text), 1 infograhphic và 20 tin ngắn (gồm 1 ảnh và text).

Hình 2.5: Bài viết nằm trong chuỗi tin tức về đám cháy quán karaoke trên

Ở một bài viết khác trên Vietnamnet tường thuật trực tiếp sự việc căn nhà số 43 Cửa Bắc bị sập. Nhóm PV đã túc trực ở hiện trường để liên tục cập nhật thông tin bằng hình ảnh, video clip, phỏng vấn. Thậm chí PV còn đi theo xe cấp cứu, vào tận bệnh viện để xem tình hình của các nạn nhân và phỏng vấn bác sĩ [Phụ lục Bài viết tham khảo số 1]. Trong bài, ngoài việc điều chỉnh ánh sáng, bố cục, PV đã nhạy cảm hơn trong việc chụp cảnh tồn, từ trên cao. Nhất là hình ảnh lực lượng cứu hộ đang nâng cáng đưa người bị thương lên xe cấp cứu. Cho thấy rõ người bị thương và các nhân viên nỗ lực giải cứu như thế nào.

Xử lý hình ảnh tốt sẽ khiến sản phẩm báo chí có chất lượng hơn về mặt thẩm mỹ, độc giả xem ảnh đẹp cũng sẽ cảm thấy thoả mãn hơn. Nhóm PV thuộc phịng đặc biệt Mobile Reporting của báo Vietnamplus đã thực sự làm cho chiếc điện thoại trở thành một camera chuyên nghiệp.

Trong loạt bài về đám cháy tại quán karaoke trên đường Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội, nhóm PV chỉ dùng ĐTDĐ tác nghiệp từ việc chụp ảnh, quay phim, ghi âm, phỏng vấn, chỉnh sửa, soạn nội dung và biên tập bài viết. Một trong số đó là bài viết “Hiện trường kinh hồng sau vụ cháy quán karaoke ở phố Trần Thái Tông”, đăng lúc 5h58|2/11/2016 (Hình 2.6).

Hình 2.6: Phóng sự ảnh được thực hiện bởi PV Minh Sơn, Vietnamplus Trong chùm ảnh, PV thực hiện khá tốt kỹ năng chụp và chỉnh sửa ảnh. Bố cục rõ ràng, độ tương phản tốt, dù ảnh chụp vào buổi tối nhưng độ sáng đủ để độc giả nhìn được những gì đã xảy diễn ra, điểm nhấn rõ ràng như bức ảnh chụp từ dưới lên, có biển Police Stop bên ngồi tồ nhà đổ nát. Cũng về sự kiện đám cháy ở Trần Nhân Tơng, báo Vietnamnet có bài viết “Biến dạng

khủng khiếp trong quán karaoke bị cháy” cập nhật 14:49| 3/11/2016. Ở đây,

tác giả chỉ sử dụng chế độ auto sẵn có và sử dụng chỉnh sửa sáng, độ tương phản và cắt crop ảnh.

Dựa vào những ví dụ trên có thể thấy để chụp ảnh bằng điện thoại được tốt, ngoài việc nắm những kiến thức cơ bản như trên đã nói thì người chụp cần hiểu biết rõ về camera được trang bị trên ĐTDĐ, cũng như các phần mềm hỗ trợ chụp ảnh của ĐTDĐ. Một số thông tin cần lưu ý như:

- White Blance (cân bằng trắng) - Độ phơi sáng (Exposure Value) - ISO (độ nhạy sáng)

- Lấy nét

- Kích thước điểm ảnh

- Các phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa ảnh trên smartphone.

Vậy nên, trước khi muốn tác nghiệp bằng ĐTDĐ thì PV phải hiểu rõ chiếc điện thoại mình đang sử dụng. Trên thị trường hiện nay, hàng loạt kiểu camera điện thoại thi nhau góp mặt. Về ngun tắc ghi hình thì giống nhau, nhưng có phần khác nhau về tính năng và điểm mạnh điểm yếu theo từng cơ chế chụp.

Có rất nhiều loại điện thoại có camera chụp hình tốt. Cơng nghệ hình ảnh với camera trên điện thoại tiến bộ rất nhanh và ngày càng hoàn hảo về mặt kỹ thuật, hệ thống cảm biến và ống kính, cơng cụ giao diện chụp đa dạng, màn hình hiển thị hình ảnh, các chế độ chụp từ đơn giản đến phức hợp, và cả cơng cụ chỉnh sửa hình ảnh nhanh ngay sau khi chụp.

Dòng chạy Android có giao diện cơng cụ đơn giản gần như nhau: Sony Z, LG G... các chế độ chụp chỉ là các hiệu ứng cài đặt sẵn, bạn chỉ việc chọn hiệu ứng tuỳ thích rồi bấm máy. Riêng dịng HTC thì có thêm hệ thống cơng cụ chụp chuyên nghiệp đến mức khá phức tạp nếu bạn là người thích đơn

giản. Đó là các cấp độ tinh chỉnh các thông số chụp được phân làm 3 cấp độ ở 3 giao diện khác nhau. Nhưng nếu được tận dụng, ảnh của HTC có phần chỉn chu hơn. Oppo thì có thêm cơ chế chụp "phơi sáng" tuỳ chọn tốc độ màn trập từ 1 - 32 giây, nếu bạn là người thích chụp thể loại phơi sáng thì hãy chọn dịng này. Năm 2016, có thể ghi nhận là năm đột phá trong cơng nghệ trên các dòng điện thoại, khi Samsung cho ra mắt dịng sản phẩm có thể nói là đánh bật mọi chiếc điện thoại thông minh khác về hiển thị hình ảnh và khả năng chịu nước, bụi - Galaxy S7/ S7 Egde. Các chuyên gia đánh giá, đây là chiếc điện thoại thông minh ―đỉnh‖ nhất từ trước đến nay, iPhone 6 không đủ tầm để làm đối thủ của nó.

Trước khi Galaxy S7/ S7 Egde ra đời thì người dùng vẫn đánh giá cao khả năng chụp ảnh của iPhone. Máy ảnh của iPhone khơng có giao diện cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ việc giơ máy lên bấm chụp và ảnh đạt mức độ luôn sử dụng được nhờ hệ thống thuật tốn tự động làm hết mọi sự tính tốn ánh sáng và xử lý đủ sử dụng.

Máy móc là một phần quan trọng, nhưng người dùng phải ―hiểu‖ nó và biết ―tận dụng‖ nó một cách tối đa và có hiệu quả nhất. Đặc biệt, các kỹ năng cứng về kiến thức cơ bản của việc chụp ảnh dành cho ĐTDĐ cũng phải được nắm bắt tốt.

Đến năm 2017, sự canh tranh giữa các hãng điện thoại tiếp tục tập trung hai dòng máy S8/ S8+ của Samsung và iPhone 8/ 8+. Tuy nhiên, một lần nữa, dòng S của Samsung lại lấn lướt đối thủ IP của mình. Mặc dù vậy, IP vẫn có những người dùng trung thành. Thực tế, bạn nên sử dụng điện thoại mà bạn thấy quen và tìm hiểu các tính năng của nó. Bởi khơng phải cứ camera tốt thì chụp ảnh sẽ đẹp. Quan trọng là ở tư duy của người dùng.

Hình 2.7: Các ứng dụng camera có thể dễ dàng tìm kiếm trên Kho ứng dụng Bên cạnh đó, khi tác nghiệp, PV có thể sử dụng một vài ứng dụng chỉnh sửa ảnh để giúp bức ảnh đẹp hơn như ProCamera, Camera+, Camera Awesome, Photoshop Express … Những ứng dụng này có thể dễ dàng tìm kiếm trên kho ứng dụng của mỗi hệ điều hành (Hình 2.7).

Cũng theo khảo sát các bài báo, kích thước ảnh của mỗi báo đều khác nhau. Nó tuỳ thuộc vào giao diện của báo, từng chuyên mục, thể loại bài viết. Các PV thường sử dụng sửa kích thước và dung lượng ảnh cho phù hợp bằng cách resize ảnh theo pixel. Thường các báo có kích thước 600px* ...px. Tuy nhiên, ở một số bài đặc biệt, trên Zing.vn, kích thước ảnh có thể lên đến 1000px*...px. Báo chí thường chú ý đến chiều rộng mà bỏ qua chiều cao của ảnh, bởi chiều rộng của ảnh sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bài viết. Ảnh chỉ nên ở giữa, nằm trong khuôn khổ text, không nên to quá hay nhỏ quá. Việc resize ảnh vừa giúp tin gửi về kèm ảnh khơng bị nặng, có thể gửi đi nhanh chóng mà cịn giúp BBT ở tồ soạn khơng mất thêm thời gian chỉnh sửa ảnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)