Anh có thể kể một trƣờng hợp Breaking News mà anh tác nghiệp bằng ĐTDĐ?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 126 - 127)

Bức ảnh đầu tiên rất quan trọng. Bạn phải ghi nhận được sự việc, cho công chúng thấy được sự việc đó đang diễn ra như thế nào. Đó thường là cảnh tồn. Ví dụ, bạn gặp một vụ sạt lở đất nghiêm trọng, kéo theo một vạt đường quốc lộ bị sạt theo, giao thơng vì thế mà tắc nghẽn. Bạn phải chụp được bức ảnh thấy được cả vạt đường bị sạt và dịng xe nối đi nhau. Một bức ảnh cận đoạn sạt lở là khơng đủ. Sau đó mới khai thác thêm thơng tin thiệt hại về người và của bằng ảnh.

Bạn chụp nhiều bức ảnh, ghi nhận các vấn đề trong sự kiện đó nhưng khơng có nghĩa bạn chủ quan về góc chụp của mình. Một chùm ảnh chỉ được sử dụng khi bạn có thể khai thác nhiều góc chụp khác nhau, dưới góc nhìn đa dạng về sự việc. Tránh trường hợp cả chục bức ảnh đều cùng 1 góc, dù ghi nhận vấn đề khác nhau, nhưng ban biên tập (BBT) sẽ chỉ dùng 1 ảnh vì cùng góc chụp sẽ gây nhàm chán cho độc giả”. Anh Trung Kiên chia sẻ thêm: “Đừng ngại lăn xả và đương nhiên, bạn không thể lờ đi những kiến thức cơ bản về chụp ảnh như việc đặt trọng tâm, khung hình và nội dung”.

3. Anh có thể kể một trƣờng hợp Breaking News mà anh tác nghiệp bằng ĐTDĐ? bằng ĐTDĐ?

Tháng 10/2017, trong chuyến tăng cường khẩn cấp lên vùng lũ tỉnh Yên Bái, xảy ra tại các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ, tôi cùng một đồng nghiệp được phân cơng thực hiện tuyến thơng tin về tình hình mưa lũ, thiệt hại và cơng tác cứu hộ cứu nạn ở địa phương, dọc theo tỉnh lộ 174 từ thị xã Nghĩa Lộ lên huyện Trạm Tấu.

Khi đến ngầm tràn thuộc xã Hạnh Sơn, huyện Văn Chấn, chúng tôi đã sử dụng điện thoại để chụp ảnh, quay clip cảnh tan hoang do lũ quét gây ra, ghi phỏng vấn và những thông tin cần thiết, gọi điện về Tổng xã để thông báo

và lập tức gửi thông tin thu được qua địa chỉ mail của Ban Biên tập, qua mạng di động, nhằm đảm bảo thông tin được cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất. Do gửi từ điện thoại, nên bản thân tôi đã xác định ngay từ đầu là những file nào quan trọng cần gửi, file nào lưu để làm tư liệu, việc này sẽ giúp quá trình gửi tin bài về cơ quan được nhanh hơn. Cùng với ghi hình bằng điện thoại, chúng tôi vẫn sử dụng máy ảnh và máy quay chuyên nghiệp để tác nghiệp.

Sau khi rời điểm ngập tràn, đề tài tiếp theo chúng tôi thực hiện là việc khắc phục sự cố sạt lở đường khiến huyện Trạm Tấu bị cô lập. Quãng đường từ Nghĩa Lộ đến Trung tâm huyện Trạm Tấu khoảng 30 Km. Theo Công ty Cổ phần quản lý đường bộ I, đoạn đường này được xác định có khoảng 8 điểm sạt lở lớn và hàng chục điểm sạt lở nhỏ. Điểm sạt lở lớn đầu tiên xảy ra ở km12. Tại đây, công nhân công ty cầu đường I đang nỗ lực san gạt để thông tuyến. Sau khi chụp ảnh, quay clip, phỏng vấn, lấy thông tin bằng điện thoại, tơi cùng đồng nghiệp nhanh chóng gửi về Ban Biên tập, xin ý kiến chỉ đạo và thống nhất để lại toàn bộ máy ảnh, máy quay chuyên nghiệp và máy tính xách tay, chỉ mang theo người cục sạc pin dự phòng cho điện thoại và cuốn sổ nhỏ để tiếp tục đi bộ 18km để đến huyện Trạm Tấu.

Trên đường đi, chúng tôi không quên ghi lại những hình ảnh sạt lở để làm tư liệu. Sau khi qua được điểm sạt lở thứ 8, chúng tơi được cán bộ huyện Trạm Tấu đón và đi bằng xe máy đến xã Hát Lừu – xã bị thiệt hại nặng nhất cả về người và tài sản. Tại đây, chúng tơi nhanh chóng thực hiện công việc được giao bằng ĐTDĐ trong khoảng 2 tiếng đồng hồ và khẩn trương trở về Nghĩa Lộ để gửi tin, ảnh và tin truyền hình về Tổng xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 126 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)