Quay và chỉnh sửa video 1 Quay video

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 42 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Quay và chỉnh sửa video 1 Quay video

1.3.2.1. Quay video

Trên ĐTDĐ, việc chụp ảnh và quay video cùng được thao tác trên cùng một camera, chỉ khác ở việc bấm nút chụp ảnh hay quay hình. Chính vì vậy, trước khi quay video, PV cũng cần chú ý các yếu tố giống như chụp ảnh. Ngoài ra, cần chú ý chế độ White balance (cân bằng trắng), giúp hình ảnh khơng bị sai màu. Và lưu ý quay ở chế độ bình thường hay slow/fast motion - dành cho việc quay đối tượng di chuyển. VD: trong thể thao.

Những yếu tố cơ bản về hình ảnh trong video:

Cỡ cảnh: Nếu lấy người là chủ thể, đối tượng cần quay phim, thì ta có

thể phân ra các cỡ cảnh như sau: Viễn cảnh: Bối cảnh rộng, cả người và bối cảnh rộng, người sẽ rất nhỏ trong cảnh đó. Tồn cảnh: Người tồn thân trong bối cảnh. Trung cảnh rộng: Người lấy quá nửa từ đầu gối. Trung cảnh hẹp: Người lấy bán thân, từ vạt áo. Cận cảnh rộng: Người lấy từ ngực. Cận hẹp: Người lấy từ cổ. Đặc tả: Chi tiết từng bộ phận trên cơ thể người: đơi mắt, mái tóc, bàn tay…

Góc quay là hướng nhìn của máy quay đến đối tượng được ghi hình.

Góc quay gồm: Góc từ trên xuống, từ dưới lên, góc chéo, góc thẳng, góc qua vật trung gian (vai người, cây cối, tường …).

Động tác máy gồm tĩnh và động. Tĩnh là khi đặt/ cầm camera cố định.

Động là khi người quay phim thực hiện các cú zoom (xa-gần, gần-xa), lia (lia từ trái qua phải, trên xuống, chéo hoặc ngược lại).

Thời lƣợng: gồm thời lượng từng cảnh và thời lượng của video. Thời

lượng từng cảnh là thời gian tính từ khi bắt đầu một cú bấm máy đến khi kết thúc cú bấm máy đó. Thời lượng mỗi cảnh khác nhau tuỳ thuộc vào cỡ cảnh, động tác máy, thường từ 3 giây đến 10 giây. VD: Cảnh toàn phải mất nhiều thời gian hơn để khán giả nhìn, nên sẽ thường có thời lượng từ 4-5 giây. Một cú lia từ điểm đầu đến điểm cuối sẽ mất thời gian cho một thao tác máy, nên có thể lên đến 10 giây. Thời lượng của video thường từ 30 giây đến 3 phút. Đôi khi các báo điện tử có thể sử dụng một video phóng sự lên đến 5-7 phút.

Ngày nay, tuy chưa thực sự phổ biến và sử dụng nhiều, nhưng một video được thực hiện bằng một cú bấm máy (video one shot) đang là một sản phẩm được chú ý. Từ đầu đến khi kết thúc video, nhà sản xuất chỉ dùng một cú bấm máy duy nhất, nhưng điểm đặc biệt chính là sự phân phối sắp xếp hài hoà trong việc chuyển cảnh, thay đổi bố cục, linh hoạt giữa các cỡ cảnh và động tác máy. Tuy nhiên, video one shot mới chỉ được đầu tư nhiều trong các MV ca nhạc, còn trong báo chí vẫn chỉ là một cú bấm máy sơ sài, tạm đủ cung cấp thông tin, chứ chưa thể gọi là một sản phẩm chuyên nghiệp.

Để thực hiện một video hoàn chỉnh, các chuyên gia đều cho rằng phải thực hiện nhiều cỡ cảnh, động tác máy, góc quay đan xen lẫn nhau nhưng phải hợp logic. Nhất là khi sử dụng ĐTDĐ để tác nghiệp, PV cần tìm hiểu kỹ về chiếc điện thoại mình dang dùng để chuyển nút chế độ, thay đổi thao tác thật trơn chu và nên sử dụng các ứng dụng ghi hình để quay video thay vì sử dụng camera sẵn có của điện thoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 42 - 43)