Kỹ năng ghi âm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 78 - 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Kỹ năng ghi âm

Chức năng ghi âm là một chức năng vô cùng phổ biến và quan trọng trong cuộc sống. Thời gian đầu xuất hiện, ghi âm chỉ nằm chuyên biệt trong máy ghi âm đồ sộ, qua thời gian với công nghệ phát triển, chiếc máy ghi âm đã dần được cải tiến nhỏ gọn hơn. Thậm chí nó cịn đươc tích hợp trong nhiều thiết bị khác như ĐTDĐ, bút, …

Hình 2.15: Các PV đang ghi âm phỏng vấn Vũ Cát Tường bằng ĐTDĐ Theo khảo sát 200 đối tượng PV, BTV,... có 144 người thường xuyên sử công cụ ghi âm để tác nghiệp bằng ĐTDĐ. Và có 75 phiếu, chiếm 37.5% sử dụng điện thoại ghi âm thay thế thiết bị chuyên dụng [Hình 2.15b]. Ghi âm thường được các PV sử dụng khi phỏng vấn, hoặc ghi lại nội dung chương trình, bài phát biểu, … (Hình 2.15). Sau đó nghe lại (bóc băng), lấy những thơng tin cần để thực hiện một bài viết hoàn chỉnh.

Một hình thức ghi âm khác rất được các PV tin dùng, đó là ghi âm hội thoại. Khi cần phỏng vấn một đối tượng ở xa hoặc không thể gặp trực tiếp, PV thường phỏng vấn/ trò chuyện qua điện thoại và ghi âm cuộc thoại. Trước đây, hầu hết mọi người sử dụng máy ghi âm hoặc điện thoại di động thứ 2, hay thiết bị chuyển tiếp từ điện thoại bàn sang máy ghi âm để ghi âm thoại, vì nhiều điện thoại di động khơng có tính năng ghi âm thoại. Nhưng vài năm trở lại đây, khi thấy nhu cầu ghi âm thoại của người dùng trở nên cần thiết, các hãng điện thoại đã tích hợp tính năng ghi âm thoại ngay trong chính điện thoại di động. Người sử dụng có thể vừa gọi vừa ghi âm. Sau đó có thể nghe lại ở folder Call (mặc định của máy) hoặc tuỳ mục mà bạn lựa chọn lưu (Hình 2.16).

Hình 2.16: Chế độ ghi âm thoại trên điện thoại Samsung Galaxy S7 Edge File ghi âm hầu như ít được thấy trên báo điện tử, khơng có trên báo in, nhưng đôi khi PV vẫn sử dụng ĐTDĐ để ghi âm lời bình cho video truyền hình. Thỉnh thoảng các phát thanh viên, PV cũng sử dụng ĐTDĐ ghi âm tin phát thanh.

Riêng phát thanh, với những tin hiện trường và phát sóng trực tiếp như VOV giờ cao điểm, PV sẽ gọi điện thoại trực tiếp về phịng thu và đưa tin về tình hình giao thơng trên địa bàn.

PV có thể dùng ĐTDĐ để thực hiện ghi âm cơng khai hoặc giấu kín để phục vụ cơng việc của mình. Trường hợp giấu kín thường được dùng khi PV bí mật khai thác câu trả lời của đối tượng hoặc phải làm lén lút. Khi sử dụng ghi âm lén lút, PV có thể cầm điện thoại trên tay, hoặc để trên bàn, úp màn hình xuống dưới, hoặc để trong túi xách, hướng mic về phía đối tượng để ghi âm mà đối tượng không hề hay biết.

Để sử dụng file ghi âm đăng báo, làm file lời bình hay tin phát thanh, PV có thể sử dụng các ứng dụng biên tập/ dựng file. Những ứng dụng này đều có cả phiên bản miễn phí, trả tiền và khá dễ dàng trong sử dụng, như Audioboo, SoundCloud, audioBoom, Cogi, Active Voice, Voice recorder …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 78 - 81)