Xu hướng phát triển Mobile Journalis mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 101 - 103)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Xu hướng phát triển Mobile Journalis mở Việt Nam

Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, đây là cơ hội góp phần thúc đẩy sự phát triển của tất cả các lĩnh vực trong xã hội, trong đó có lĩnh vực báo chí truyền thơng. Và hiện tại, khơng ít cơ quan báo chí đã tận dụng thế mạnh này để đổi mới phương thức hoạt động, mở rộng tầm ảnh hưởng của mình. Một trong những xu hướng đó là chuyển sang phương thức tác nghiệp đa công nghệ, nghĩa là chuyển dần từ hoạt động đơn tuyến sang hoạt động đa tuyến, vừa sản xuất những sản phẩm truyền thống nhưng vừa sản xuất thêm những sản phẩm khơng phải vốn có từ trước của mình.

Nếu như trên thế giới, phương thức truyền thơng đa phương tiện khá phổ biến thì ở Việt Nam, phương thức này hiện mới đang ở những bước ban đầu. Tuy nhiên, cũng khơng q khó khăn để nhận thấy những cơ quan báo chí đang chuyển hướng hoạt động như vậy. Chẳng hạn như Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) vốn ―lừng lẫy‖ chuyên về việc cung cấp thơng tin trên sóng phát thanh giờ đây đơn vị cịn ―tự hào‖ khi có thêm những sản phẩm ở các loại hình báo chí khác nữa như báo in (với tờ báo ―Tiếng nói Việt Nam‖), truyền hình (kênh VOVTV – thường gọi là Phát thanh có hình, mới đây là kênh truyền hình Quốc hội, kênh truyền hình VTC…), báo mạng điện tử (VOV News); hay báo Tuổi trẻ có tờ báo in Tuổi trẻ, báo mạng có trang website Tuoitre online và truyền hình có những video trên trang website…

Bên cạnh đó, Việt Nam được đánh giá là nước có tỷ lệ tăng trưởng internet di động hàng đầu thế giới và đứng thứ ba về tỷ lệ người lần đầu dùng điện thoại thông minh, sau Indonesia, Ấn Độ. Năm 2013, Việt Nam có 134 triệu thuê bao ĐTDĐ và 19 triệu người đang sử dụng internet trên di động. Kết quả nghiên cứu Google về hành vi trực tuyến của người dùng internet ở

Việt Nam năm 2014 cho thấy có 48% người dùng điện thoại thông minh trong tổng số 1.000 người tham gia khảo sát cho biết họ sử dụng điện thoại khi ra ngồi, chỉ có 31% dùng máy tính bảng và 34% dùng laptop.

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ và nhu cầu sử dụng ngày một tăng của con người như hiện nay, không chỉ trên thế giới, mà cả ở Việt Nam việc sở hữu một hay nhiều thiết bị di động khơng cịn là điều hiếm gặp trong cuộc sống. Điều này mở ra một xu hướng phát triển mới của báo chí mà những cơ quan báo chí nào muốn bắt nhịp với thời cuộc khơng thể bỏ qua: xu hướng báo chí di động.

Ngay lập tức, những cơ quan báo chí lớn như Zing.vn, VietnamPlus, Vietnamnet,…đã kịp thời bắt nhịp với xu hướng này.

“Ngay từ đầu khi thành lập tờ báo, Ban lãnh đạo đã hướng đến mobile. Sau này, khi hình thức tác nghiệp bằng điện thoại di động bắt đầu được triển khai, chúng tôi cũng hướng đến điều này. Đặc biệt là khi ĐTDĐ ngày càng phổ biến và tiện dụng, người dùng điện thoại cũng vì thế mà nhiều hơn. Mà người dùng ở đâu thì người làm báo phải tiến đến gần hơn với người dùng. Nhất là khi sử dụng ĐTDĐ quá tiện lợi với nhiều tính năng khơng thua kém gì thiết bị tác nghiệp chuyên dụng thì chúng ta cũng phải tận dụng nó trong tác nghiệp” [Phỏng vấn sâu số 5].

Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí này cũng cho biết, chiến lược phát triển trong tương lai cho việc tác nghiệp báo chí bằng điện thoại di động không chỉ dừng ở việc khuyến khích PV sử dụng ĐTDĐ trong tác nghiệp mà cịn phải có hệ thống đẩy tin bài, để biên tập ở nhà hỗ trợ nhập thông tin lên hệ thống CMS.

Ngồi ra, các PV khơng chỉ chụp ảnh, quay phim làm tin mà nên tận dụng tối đa các tính năng độc đáo của điện thoại. Ví dụ: làm ảnh gif, quay video 360, ….

Như vậy, để theo kịp xu hướng phát triển tác nghiệp báo chí bằng điện thoại di động, mỗi tồ soạn báo ở Việt Nam cần có chiến lược mobile cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tác nghiệp bằng điện thoại di động của nhà báo trong xu thế hội tụ truyền thông (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)