Giải pháp cho du lịch văn hoá Hồ Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn học dân gian vùng ven hồ tây trong không gian du lịch văn hoá (Trang 98 - 156)

CHƢƠNG 2 : VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG VEN HỒ TÂY

3.3. Vùng ven Hồ Tây và du lịch ngày nay

3.3.3. Giải pháp cho du lịch văn hoá Hồ Tây

Hồ Tây là một quần thể văn hoá đa dạng, có chiều sâu, phát triển du lịch văn hoá Hồ Tây là một trong những vấn đề quan trọng của du lịch mang định hướng bền vững và chứa đựng bản sắc dân tộc. Hồ Tây là một tập hợp của những di tích lịch sử

- văn hoá, của danh lam thắng cảnh, của các làng nghề truyền thống, các công trình tâm linh và những nét văn hoá ẩm thực tinh tế, bởi vậy, phát triển du lịch Hồ Tây phải là sự phát triển đồng bộ, phát triển trong sự kết nối mới tái hiện đầy đủ dáng vẻ cổ xưa, huyền bí, sang trọng mà rất hiện đại của khu vực Hồ Tây. Ngoài các biện pháp tôn tạo, khôi phục di tích, thì đẩy mạnh phát triển văn hoá dân gian cũng góp phần phát triển du lịch mạnh mẽ, tạo thành chuỗi du lịch Hồ Tây.

Khôi phục, tôn tạo di tích là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng chuỗi du

lịch Hồ Tây. Việc các di tích, các địa danh, làng nghề truyền thống,… bị mai một, bị lấn chiếm đã ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch. Khôi phục lại các di tích đã không còn, giành lại khuôn viên cho làng nghề truyền thống, tôn tạo các di tích đã xuống cấp hay xây dựng không gian văn hóa ẩm thực hay tổ chức lễ hội… theo định hướng phục cổ, tránh việc làm mới một cách hiện đại, xa rời truyền thống. Qua quá trình khảo sát thực địa, chúng tôi nhận thấy đa phần các di tích đều nằm sát với khu dân cư và các khu vui chơi giải trí nhộn nhịp của khu vực, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến văn hoá tâm linh của người Việt. Bên cạnh đó, các di tích thực sự cổ còn sót lại rất ít, đa phần là sự tôn tạo khang trang, mới mẻ, bởi vậy, việc phục cổ ở khu vực này khá quan trọng.

Bên cạnh việc khôi phục tôn tạo, vấn đề cải thiện môi trường du lịch cũng là yêu cầu cấp thiết, môi trường cần sự trong sạch, mức độ ô nhiễm phải được giải quyết triệt để, các mô hình xây dựng trá hình cần phải được rà soát,… để trả lại môi trường du lịch trong sạch, văn minh nhất. Thực trạng ngày nay, môi trường nước đang bị ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến môi trường không khí; sự đô thị hóa chóng mặt với các nhà cao tầng mọc lên lấn át di tích, các khu kinh doanh lấn chiếm mặt hồ; vấn đề ô nhiễm tiếng ồn,… cần phải được giải quyết để trả lại dấu ấn yên bình, cổ kính của một vùng đất mang đậm sắc thái huyền thoại.

Tập trung quảng bá hình ảnh du lịch Hồ Tây là một phương thức quan trọng

trong hành trình xây dựng trung tâm du lịch Hồ Tây. Từ xưa đến nay, Hồ Tây là một điểm du lịch hấp dẫn không chỉ của gia đình, của các tập thể mà còn là nơi gặp gỡ của nam thanh nữ tú như một biểu tượng của tình yêu, nhưng trong bối cảnh hội nhập hiện nay, Hồ Tây đã dần mất đi vị trí thiêng liêng ấy bởi sự đô thị hoá mau lẹ,

việc giới thiệu hình ảnh của Hồ Tây đã không còn gắn liền với các nét văn hoá đặc sắc mà chỉ chú trọng vào các hoạt động giải trí, vui chơi mang tính hiện đại. Bởi vậy, cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của Hồ Tây, phải kết nối thông tin, giới thiệu, quảng bá những giá trị mang tính dân tộc. Giới thiệu địa điểm du lịch gắn với văn học dân gian, với ca dao dân gian như một cách gợi mở trí tò mò của du khách, cần biết chắt lọc những điểm đắt của vùng ven Hồ Tây làm tư liệu.

Cùng với việc quảng bá hình ảnh, xây dựng sản phẩm du lịch hoàn thiện, có

tính liên kết cũng là vấn đề quan trọng. Các tour du lịch Hồ Tây phải được xây dựng

trọn vẹn, có thể phân chia theo mô hình như loại hình du lịch chuyên biệt (du lịch kiến trúc tâm linh, du lịch chợ, du lịch lễ hội, du lịch sóng nước hay du lịch làng nghề, du lịch bốn làng cổ ven hồ…); phân chia du lịch theo địa phương (làng Xuân Tảo, làng Trích Sài, làng Nghi Tàm, làng Quảng Bá, làng Nhật Tân,…) hay là theo

loại hình văn hoá (vật thể, phi vật thể),…, các tour du lịch phải thể hiện được trọn

vẹn các dấu ấn văn hoá, phải truyền đạt đầy đủ thông tin và kèm theo các hoạt động vui chơi mang tính văn hoá. Ngoài ra, có thể phát triển loại hình giải trí dân gian với nghệ thuật biểu diễn dân gian, phục dựng không gian diễn xướng để tăng tính bản sắc cho du lịch Hồ Tây cũng như tạo môi trường để du khách hoà nhập hoàn toàn với cuộc sống nơi đây. Việc xây dựng chuỗi du lịch Hồ Tây sẽ tạo nên một hành trình du lịch trọn vẹn nhất. Bên cạnh đó, các sản phẩm lưu niệm từ làng nghề cũng cần được khôi phục và phát huy, đẩy mạnh sức lan toả của văn hoá truyền thống, đồng thời tạo được nguồn thu nhập cho dân cư trong vùng. Dịch vụ dành cho du lịch cũng cần phải chú trọng, xây dựng dịch vụ lưu trú theo mô hình dân dã, làng quê nhưng phải đảm bảo yêu cầu sạch sẽ; dịch vụ ẩm thực phải vệ sinh hay xây

dựng mô hình mâm cơm truyền thống mà vẫn đảm bảo tính đa dạng, hấp dẫn du

khách; giao thông đi lại cần thuận tiện hơn nữa.

Du lịch văn hoá Hồ Tây nên được kết hợp đan xen với du lịch sinh thái bởi hồ nước rộng lớn và khung cảnh thiên nhiên nên thơ, trữ tình, mặt hồ sóng sánh trong nắng chiều, làn gió thoảng đưa hương sen từ đầm về, vừa trải nghiệm, vừa nghỉ dưỡng sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những du khách muốn tiết kiệm thời gian mà vẫn có thể thưởng thức nhiều loại hình du lịch. Bên cạnh đó, cũng có thể xây

dựng các hình thức du lịch trải nghiệm làng nghề, đưa du khách tham gia vào hoạt động sản xuất như chăm sóc cây cảnh, tham gia chợ hoa sáng sớm cùng người dân hay tự tay ướp chè sen, thưởng thức chè sen bên hồ,…

Đối với văn học – nghệ thuật, có thể tiến hành tổ chức mở các câu lạc bộ sáng tác hay các cuộc thi văn thơ, nhạc họa,… về Hồ Tây và các địa danh Hồ Tây để phục vụ cho đời sống văn học nghệ thuật vốn đã rất trù phú. Các sáng tác đó có thể chuyển hóa thành các hình thứ diễn xướng, kết hợp với nhạc điệu, nhạc cụ trong không gian mờ ảo làm sống dậy vẻ huyền bí của Hồ Tây. Ngày nay, các sáng tác văn học – nghệ thuật thực cổ còn tồn tại rất ít, đa phần đều bị thất lạc hoặc đã mất dấu hoàn toàn, bởi vậy, việc sáng tác hay diễn xướng các tác phẩm mới cũng có thể được coi là một phương thức duy trì và phát huy truyền thống, thể hiện sự tiếp nối và trân trọng những giá trị trường tồn của văn học nghệ thuật trong xã hội hiện đại; thể hiện sứ mệnh của văn học dân gian, đã và luôn tồn tại như một sợi dây liên kết, như một thành tố bền vững của văn hóa dân gian và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại.

Bên cạnh đó, việc nâng cao ý thức của người dân, đặc biệt là những người sống trong khu vực Hồ Tây là việc làm cấp thiết. Sinh sống trong khu vực mang bề dày về lịch sử văn hóa và vị trí địa lý độc đáo nhất giữa lòng thủ đô không chỉ là niềm tự hào mà còn là trách nhiệm đối với việc bảo vệ môi trường, gìn giữ cảnh quan, tôn trọng di tích vùng ven Hồ Tây, để chung tay cùng với chính quyền trong công cuộc phục dựng không gian văn hóa Hồ Tây một cách trọn vẹn; đồng thời cũng thể hiện được cốt cách của người Tràng An nói chung và người vùng Hồ Tây nói riêng.

Du lịch văn hoá không hẳn là du lịch nghỉ dưỡng mà là hành trình trải nghiệm, là du lịch kết hợp với văn hóa, gắn liền với địa danh, lịch sử và thắng cảnh; với du khách quốc tế, du lịch văn hoá Hồ Tây là cách để nhìn nhận một Việt Nam rất khác, một Việt Nam với bề dày truyền thống của văn hoá, lịch sử, của một mảnh đất thiêng mà tạo hoá đã chọn lựa và với mỗi người con Việt Nam, du lịch trải nghiệm Hồ Tây là cách để tìm về nguồn cội, để thêm tự hào, thêm trân trọng những giá trị truyền thống mà bao đời đã đắp xây. Từ xưa đến nay, vùng ven Hồ Tây đã là

điểm đến hấp dẫn đối với nhiều người, các cấp quản lý cũng đã tiến hành khai thác tiềm năng du lịch vùng Hồ Tây, tuy nhiên, sự phát triển ấy còn rời rạc, lẻ tẻ, việc kết hợp du lịch với văn hóa truyền thống, tích hợp các giá trị của vùng du lịch Hồ Tây sẽ góp phần phát triển du lịch một cách triệt để, từ đó, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

KẾT LUẬN

Văn học dân gian vùng ven Hồ Tây là kho tàng văn học dân gian phong phú nhất với đa dạng loại hình: tự sự dân gian (truyện kể dân gian), trữ tình dân gian (cao dao, dân ca) và tục ngữ - câu đố. Văn học dân gian là một bộ phận của văn hoá dân gian, là hình thức lưu truyền trọn vẹn và phong phú nhất về các yếu tố của văn hoá truyền thống. Văn hoá dân gian bao gồm văn học dân gian, phong tục, tín ngưỡng, lễ hội và sinh hoạt dân gian chính là gốc rễ, nền tảng của văn học dân tộc, hình thành từ thuở hồng hoang của lịch sử loài người, trải qua thăng trầm của thời gian đến thời kì có nhà nước và thời kì hiện đại vẫn tồn tại những giá trị trường cửu. Văn hoá dân gian là tấm gương phản ánh chân thực đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, chứa đựng bản sắc dân tộc, làm nên sự khác biệt không thể trộn lẫn với các quốc gia khác.

Văn học dân gian vùng ven Hồ Tây là một bộ phận của văn học dân gian, là những sáng tạo của dân gian có liên quan trực tiếp đến Hồ Tây và vùng phụ cận. Bộ phận văn học dân gian vùng ven Hồ Tây còn lại 63 truyện kể dân gian, 67 câu ca dao, 15 câu tục ngữ, 2 câu đố và 8 bài dân ca (Như thống kê ở trên) gắn liền với các địa danh thắng cảnh, các công trình tâm linh, làng nghề truyền thống và các lễ hội dân gian cùng với các nhân vật có vai trò ở vùng ven Hồ Tây. Cho đến ngày nay, bộ phận văn học dân gian còn lưu truyền ấy chính là kho tư liệu để tập trung khai thác du lịch Hồ Tây một cách bền vững. Văn học dân gian vùng ven Hồ Tây là những sáng tạo của cộng đồng dân gian, của bộ phận cư dân cổ xưa nhất đã từng sinh sống và khai phá mảnh đất này, từ những tập tục truyền thống, đến những khung cảnh đều được tái hiện qua văn học dân gian, như một hình thức lưu truyền cơ bản nhất. Du lịch văn hoá dựa trên tư liệu của văn học với đầy đủ nguồn gốc ra đời, quá trình phát triển và những thăng trầm qua biết bao thế hệ mới có thể tái dựng được Hồ Tây ngày nay, mới có thể định hướng phát triển du lịch trọn vẹn nhất.

Mỗi một tác phẩm của dân gian là một mảnh ghép, mà khi lắp ráp chúng lại, ta sẽ có một bức tranh du lịch hoàn hảo nhất về vùng ven Hồ Tây, từ mảnh ghép tên

gọi đến những mảnh ghép địa danh, từ những mảnh ghép về các mẫu hình nhân vật đến các làng nghề truyền thống, từ món ăn dân dã đến văn hoá tinh thần của một miền đất gợi nhớ gợi thương.

Là một quốc gia đa vùng, đa văn hoá, đa dạng về bản sắc dân tộc, Việt Nam không chỉ là bức tranh văn hoá phong phú mà còn là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của du lịch – ngành công nghiệp không khói, đem lại giá trị kinh tế cao và ngày càng được chú trọng. Ngày nay, du lịch đang trở thành một phần kinh tế trọng điểm, mặc dù vậy, làm cách nào để du lịch phát triển toàn diện lại nằm chính ở văn học và văn hoá dân gian. Việc kết hợp giữa văn hoá với du lịch sẽ phát huy được trọn vẹn bản sắc dân tộc, nếu như du lịch chỉ tập trung khai thác bề nổi thì lâu dần cũng sẽ cạn kiệt. Trải qua thời gian, qua lịch sử, lớp văn hoá truyền thống dày lên, đậm đặc lên và việc bóc tách các địa tầng văn hoá ấy cũng giống như việc khám phá ra những điều mới lạ, càng xa thời kì hiện đại bao nhiêu thì càng bí ẩn, càng hấp dẫn du khách. Văn học dân gian nói riêng và văn hoá dân gian nói chung đã làm phong phú thêm cho hoạt động du lịch, du lịch không chỉ đơn thuần là tham quan mà là trải nghiệm, là khám phá và sống giữa bức phông nền thời đại khác biệt. Và ngược lại, du lịch là một cách để bảo tồn văn hoá dân gian, lan toả văn hoá truyền thống, khẳng định niềm tự hào dân tộc. Du lịch văn hoá ngày nay đang là vấn đề được đầu tư phát triển, bởi vậy, văn học dân gian và văn hoá dân gian cũng cần được bảo tồn như kho tàng tư liệu đắt giá của du lịch.

Nằm trong vùng kinh tế du lịch trọng điểm của khu vực Hà Nội, vùng ven Hồ Tây là một trong số những điểm đến thu hút với không gian trong lành, với bề dày lịch sử - văn hoá cùng nguồn tài nguyên nhân văn thuận lợi cho phát triển du lịch. Vùng ven Hồ Tây sở hữu hệ thống văn học, văn hoá dân gian đa dạng, là bộ phận quan trọng trong phát triển du lịch mà đặc biệt là du lịch văn hoá, ở đó, truyện kể dân gian là cốt lõi của bài giới thiệu địa danh, ca dao – tục ngữ như những dẫn chứng cho địa danh đó và câu đố cùng dân ca là những hình thức giải trí mang đậm bản sắc dân tộc. Phát triển du lịch dựa trên nền tảng của văn học dân gian là quá trình phát triển du lịch bền vững, đem lại hiệu quả không chỉ về kinh tế mà còn góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống. Đằng sau khung cảnh nên thơ, sống động của

Hồ Tây, ẩn giấu trong sự nhộn nhịp của một khu vực phồn hoa đô hội thời kì hội nhập là vô vàn những truyền thống đặc trưng, những dấu ấn độc đáo, những tác phẩm văn học đắt giá.

Nghiên cứu văn học dân gian vùng ven Hồ Tây trong không gian du lịch văn hoá là sự nhìn nhận, đánh giá lại về vị trí và vai trò của một vùng văn hoá đa dạng, chứa đựng bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập hiện đại, từ đó góp phần bảo tồn và lưu truyền văn hoá truyền thống. Một hồ Tây không chỉ hiện đại, náo nhiệt mà ở đó còn có một hồ Tây cổ kính, trầm mặc bên vẻ ngoài kiều diễm, sang trọng vốn có; kết hợp được những yếu tố này trong khai thác du lịch sẽ là chìa khoá cho sự phát triển, định hướng du lịch vùng ven Hồ Tây nói riêng và Hà Nội nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Bảy (2008), Văn hoá ẩm thực Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Bảy (2009), Ẩm thực dân gian Hà Nội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Bảy (2016), Văn hoá ẩm thực qua tục ngữ người Việt, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Bắc – Nguyễn Vinh Phúc (1999), Hà Nội phố làng biên niên sử, NXB Hà Nội, Hà Nội.

5. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.

6. Minh Châu (sưu tầm và biện soạn) (2010), Hồn sử Việt qua những truyền thuyết,

giai thoại nổi tiếng, NXB Lao Động, Hà Nội.

7. Trường Chính (1985), Truyện cổ dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Lý Khắc Cung – Thanh Hào (2014), Hà Nội – Văn hoá và phong tục, NXB Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn học dân gian vùng ven hồ tây trong không gian du lịch văn hoá (Trang 98 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)