Tiềm năng du lịch Hồ Tây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn học dân gian vùng ven hồ tây trong không gian du lịch văn hoá (Trang 95 - 96)

CHƢƠNG 2 : VĂN HỌC DÂN GIAN VÙNG VEN HỒ TÂY

3.3. Vùng ven Hồ Tây và du lịch ngày nay

3.3.1. Tiềm năng du lịch Hồ Tây

Trong chương 1 và chương 2, chúng tôi đã đi vào nghiên cứu và khảo sát về văn học dân gian và văn hóa dân gian vùng ven Hồ Tây, từ đó, có thể khẳng định rằng tất cả các yếu tố ấy đã quyện hòa tạo nên một tổng thể văn hóa độc đáo, một vùng văn hóa tích hợp giữa lòng thủ đô.

Xét trên hệ trục văn hoá, vùng ven Hồ Tây khá đa dạng về các di tích lịch sử - văn hóa, hệ thống các làng nghề rất phong phú: làng đúc đồng Ngũ Xã, làng hoa Nhật Tân, làng quất Quảng Bá, làng giấy An Thái, làng ướp chè sen Quảng Bá,… hương vị bánh tôm truyền thống “lẫn trong thoang thoảng hương sen mơ hồ chiều mùa hạ ngay cạnh sóng nước Hồ Tây” hay bún ốc Tây Hồ,… là những nét ẩm thực mang tên gọi một vùng và địa thế sông nước mênh mang, cây cỏ tươi tốt, rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái.

Tầm nhìn về du lịch Hồ Tây đã được xác định từ rất sớm, giai đoạn năm 1996, Sở du lịch Hà Nội đã xác định “Hồ Tây với diện tích 500 ha và vùng đất quanh hồ 800 ha có khả năng tổ chức thành trung tâm dịch vụ du lịch và giao dịch quốc tế có tầm cỡ ở vùng Đông Nam Á” [99, Tr. 35], thuộc “trung tâm du lịch lớn nhất của Việt Nam, với những điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội” [99, Tr. 33]. Sở Du lịch Hà Nội cũng tiến hành đưa ra các điều kiện thuận lợi cho du lịch khu vực Hồ Tây “Nếu làm một cuộc đi dạo quanh hồ thì đồng thời cũng được thăm thú nhiều di tích và thắng cảnh. Làng Nghi Tàm quê hương của nhà thơ Bà huyện Thanh Quan với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo; làng Nhật Tân nguồn hoa đào mỗi độ xuân về đồng thời tương truyền là nơi bà Lạc Phi thời Hồng Bàng sinh được bọc trứng nở ra bảy con rồng. Rồi làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng, làng Trích Sài có chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh; rồi sang làng Bưởi với nghề làm giấy cổ truyền. Và đặc sắc nhất là đền Quán Thánh” [99, Tr. 67], đã xây dựng một tour nổi bật gợi ý cho sự phát triển du lịch của Hồ Tây. Ngoài ra, các làng hoa nổi tiếng, các câu lạc bộ giải trí trên hồ cũng được đề cập đến. Theo thống kê từ các trang mạng, chính quyền đã đưa xe điện vào phục vụ du lịch, các hoạt động giải trí như bơi thuyền, nghỉ dưỡng trên hồ, xây dựng công viên nước,… tuy nhiên, hoạt động mở rộng thành du lịch có hệ thống vẫn chưa phát triển.

Với vị trí địa lý đắc địa cùng hệ thống di tích, di sản và bề dày văn hóa lâu đời, khu vực Hồ Tây trở thành một vùng văn hóa tích hợp độc đáo nhất ở Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn học dân gian vùng ven hồ tây trong không gian du lịch văn hoá (Trang 95 - 96)