Làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn học dân gian vùng ven hồ tây trong không gian du lịch văn hoá (Trang 35 - 37)

6. Kết cấu

1.4. Quần thể văn hoá vùng ven Hồ Tây

1.4.5. Làng nghề truyền thống

Làng nghề xuất hiện từ thời cổ xưa, là một đơn vị hành chính, nơi tập trung một bộ phận dân cư sinh hoạt và lao động theo cùng một ngành nghề. Không chỉ có chức năng kinh tế, làng nghề còn nơi thể hiện bản sắc dân tộc với những sản phẩm mang đặc trưng riêng. Làng nghề là dấu tích của thời gian, của sinh hoạt cộng đồng,

ngày nay, nơi đây còn trở thành những điểm tham quan hấp dẫn với sự phát triển của du lịch trải nghiệm. Tìm đến làng nghề cũng là hành trình về với cội nguồn, khám phá những gì sâu thẳm nhất, bền vững nhất của văn hoá dân tộc. Việc bảo tồn và phát triển làng nghề không chỉ góp phần gìn giữ những giá trị văn hoá mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế.

Làng Võng Thị ven hồ từ xưa đa phần nhân dân sông bằng nghề chài lưới; làng Trích Sài là nơi bà chúa dệt lĩnh Phan Thị Ngọc Đô cùng các cung nữ đã dạy cho dân nghề dệt lĩnh; làng Nghi Tàm có nghề tằm tang, trồng hoa; làng hoa Nhật Tân; làng giấy Yên Thái; làng Thuỵ Chương có nghề dệt vải, dệt lụa và nấu rượu; làng Ngũ Xã với nghề đúc đồng và thêu hoa; nghề trồng quất và ướp chè sen làng Quảng Bá. Ngày nay, các làng nghề chỉ còn tồn tại một số lẻ tẻ, thậm chí có làng chỉ còn vài nhà duy trì nghề truyền thống như làng An Thái làm giấy hay làng Nhật Tân chủ yếu trồng hoa. Ước chừng, vùng ven Hồ Tây có khoảng 10 làng nghề truyền thống.

Nhìn nhận vùng ven Hồ Tây dưới tư cách là một quần thể văn hoá đa dạng, phong phú đi từ văn học dân gian đến nghệ thuật dân gian; tồn tại trong tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội dân gian, là sự trở về với nguồn cội, với những dấu tích của thuở sơ khai; từ đó, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống trong công cuộc hội nhập ngày nay. Vùng văn hoá ven Hồ Tây là không gian văn hoá trọng điểm, chứa đựng tri thức, trí tuệ và đời sống dân gian; cần được bảo tồn, giữ gìn và phát huy để những giá trị tinh thần này tiếp tục được hiện hữu và thăng hoa trong đời sống xã hội hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) văn học dân gian vùng ven hồ tây trong không gian du lịch văn hoá (Trang 35 - 37)