Kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 29 - 32)

7. Bố cục của luận văn

1.3. Kỹ năng thu thập thông tin kinh tế của nhà báo

1.3.2. Kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, văn bản có nghĩa: Là bản chép tay hoặc in ấn với một nội dung nhất định, thường để lưu lại lâu dài; là những chuỗi ký hiệu ngôn ngữ hay loại ký hiệu nào đó, tạo nên một chỉnh thể với ý nghĩa trọn vẹn [52, tr. 1795].

Ta có thể hiểu tư liệu văn bản là những thông tin được chứa đựng trong các dạng cơ bản sau đây: Sách (sách văn học, lịch sử, văn hoá, pháp luật, kinh tế...); báo (báo in, báo hình, báo nói, báo mạng...); Internet; Băng, đĩa (hình ảnh, âm thanh); các văn bản giấy tờ (văn bản quản lý hành chính nhà nước, văn bản đời thường…).

Văn bản quản lý hành chính nhà nước là loại tư liệu quan trọng, phổ biến mà phóng viên hàng ngày thường khai thác và xử lý. Văn bản quản lý hành chính nhà nước gồm các loại chủ yếu sau đây:

Văn bản quy phạm pháp luật (văn bản luật, dưới luật): Luật, nghị quyết, quyết định, nghị định, thông tư, chỉ thị... của các cơ quan quản lý nhà nước; văn bản hành chính: Báo cáo, tổng kết, biên bản, hợp đồng, thông báo, giấy mời... của các đơn vị, cơ quan nhà nước.

Văn bản đời thường là loại tư liệu có tính chất cá nhân, riêng tư. Văn bản đời thường bao gồm các loại chủ yếu sau đây: Thư từ, nhật kí, giấy viết tay, sổ sách, ghi chép cá nhân…

Theo TS. Lê Thị Nhã thì: “ Đối với phóng viên kỹ năng nghiên cứu văn bản là việc thu thập, phân tích, xem xét các thơng tin trong văn bản để rút ra những thông tin, tư liệu cần thiết cho hoạt động sáng tạo tác phẩm” [33, tr. 93] Khi sử dụng kỹ năng nghiên cứu tài liệu văn bản để thu thập thông tin kinh tế, nhà báo cần chú ý:

Xác định giá trị pháp lý của văn bản (văn bản thuộc loại nào: luật, báo cáo, tổng kết, thư cá nhân...). Xác định nguồn gốc, tác giả văn bản (của ai, của tổ chức nào, ở đâu...). Xác định xem văn bản đó có phải là bản gốc (bản chính) hay bản sao. Phóng viên cần phải xem xét văn bản với thói quen của nhà điều tra. Nếu văn bản dùng làm căn cứ, chứng cứ trong những sự việc quan trọng thì nhất thiết phải có hoặc cần phải đối chiếu với văn bản gốc để đảm bảo tính chính xác cao. Chú ý thời gian ra đời của văn bản.

Kiểm tra tính xác thực của một số tư liệu văn bản. Phóng viên cần chú ý: Phân biệt sự việc và ý kiến; tìm hiểu ý đồ của người soạn thảo văn bản; xem xét bối cảnh tác động đến sự ra đời của văn bản... Khi nghiên cứu một số văn bản, cần phát hiện ra các con số, các chi tiết quan trọng, nổi bật, có yếu tố tin tức. Đó là những con số, chi tiết “biết nói”.

Nên có thái độ nghi ngờ trong khai thác tư liệu văn bản. Phóng viên không nên coi các bản thông cáo như là thứ thơng tin vơ hại có sẵn để sử dụng viết tin, bài. Chuyện một số cơ quan, đơn vị “làm thì láo, báo cáo thì hay” cũng khơng phải là hiếm. Thực tế đã có nhà báo bị “lừa” vì khơng chịu thẩm định thơng tin trong thực tế mà chỉ dựa vào báo cáo của cơ sở. Nên xem các văn bản báo cáo, tổng kết là một phần tư liệu làm căn cứ, tham khảo, cịn phóng viên phải kết hợp kiểm chứng, so sánh tư liệu văn bản với các nguồn tin khác.

Cẩn trọng với các tài liệu bí mật của Nhà nước. (Tài liệu bí mật Nhà nước là những tài liệu, thơng tin có nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị, quốc phịng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, khoa học, công nghệ, các lĩnh vực

khác mà Nhà nước không công bố hoặc chưa cơng bố. Tuỳ vào tính chất quan trọng của nội dung tin, mức độ nguy hại nếu bị tiết lộ, các tin thuộc phạm vi bí mật Nhà nước được chia làm ba mức độ: Tuyệt mật, tối mật, mật).

Phóng viên khơng được phép tiết lộ, cơng bố những thơng tin bí mật đó bởi nếu những tài liệu này bị tiết lộ sẽ gây nguy hại cho Nhà nước. Nếu vi phạm, phóng viên sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Văn bản đời thường là loại văn bản thuộc sở hữu riêng của cá nhân. Cung cấp hay khơng cung cấp cho phóng viên là quyền của họ. Trừ trường hợp các văn bản đó có liên quan đến những hành động gây nguy hiểm cho xã hội cần có sự can thiệp của cơ quan luật pháp, cịn lại phóng viên phải khích lệ sự tự nguyện cung cấp của chủ nhân văn bản.

Thơng tin từ báo chí giúp phóng viên nắm tình hình thời sự một cách nhanh chóng và chính xác. Phóng viên có thể thường xuyên cập nhật được những tin tức nóng hổi, đáng tin cậy.

Đối với tìm kiếm tư liệu văn bản trên Internet: Internet là kho thơng tin, tư liệu khổng lồ. Nó cho phép phóng viên khai thác thơng tin, tư liệu thuộc nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Với những tiện ích lớn lao, nó đã trở thành một cơng cụ phổ biến, lý tưởng, hỗ trợ đắc lực phóng viên trong hoạt động thu thập tư liệu.

Tuy nhiên, khai thác thơng tin trên Internet cũng có bất lợi: Quá nhiều các nguồn tin dẫn đến việc phân tán thơng tin; nhiều thơng tin khơng rõ nguồn gốc. Phóng viên có thể tìm thấy trên Internet những thơng tin có giá trị nhưng cũng có thể chỉ thu được những thơng tin rác. Vì vậy việc kiểm tra các nguồn tin nhiều khi cũng rất khó khăn và tốn thời gian.

Như vậy, nghiên cứu tài liệu văn bản là một trong các kỹ năng thu thập thông tin kinh tế quen thuộc của nhà báo. Khi nghiên cứu văn, nhà báo cần phải xác định được nguồn gốc, tính pháp lý, mốc thời gian của văn bản. Đặc biệt nhà báo cần chú ý đến các con số, chi tiết nổi bật có vấn đề trong văn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 29 - 32)