Nâng cao kiến thức chuyên ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 109 - 115)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Một số giải pháp

3.1.2. Nâng cao kiến thức chuyên ngành kinh tế

Nhà báo muốn thu thập và xử lý thông tin kinh tế tốt cần phải có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế. Do đó, nhà báo, trong đó có báo kinh tế ln phải cập nhật kiến thức về kinh tế. Bởi nền kinh tế ln có biến động từng ngày, từng giờ. Nhất là kinh tế trong nước. Hiện nay kinh tế nước ta đang đi theo hướng cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế. Vì vậy, nó đang đặt ra nhiều vấn đề phức tạp. Ở thời điểm hiện tại nền kinh tế nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, nhất là kinh tế vĩ mô mất ổn định, lạm phát cao, thị trường chứng khoán suy giảm mạnh, thị trường bất động sản đóng băng, tỷ giá, lãi suất biến động, dòng vốn FDI suy giảm và bộc lộ rõ những yếu tố phức tạp như chuyển giá, gây ô nhiễm môi trường, sử dụng vốn vay trong nước q lớn… Trong bối cảnh đó, thơng tin kinh tế càng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trên tất cả các loại hình báo chí, kể cả báo in, báo hình, báo nói và báo điện tử. Nó càng trở nên quan trọng và nhạy cảm. Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng thơng tin kinh tế. Vì vậy, để nâng cao chất lượng báo chí địi hỏi phải nâng cao chất lượng thơng tin kinh tế trên báo chí và để làm được điều đó, nhất thiết đội ngũ nhà báo viết về kinh tế luôn phải cập nhật kiến thức.

Đội ngũ nhà báo viết về kinh tế phải có đủ năng lực để có thể phát hiện vấn đề và xử lý thơng tin chuẩn xác vì lợi ích chung của đất nước và của cộng đồng doanh nghiệp. Các nhà báo và đặc biệt là những nhà báo viết về kinh tế trước hết phải trang bị cho mình một hành trang với tri thức và vốn sống phong phú. Ngồi ra, phóng viên kinh tế cũng cần phải có kiến thức nền tảng về kinh tế và kiến thức chun sâu một mặt, một khía cạnh nào đó mà mình đang viết. Chẳng hạn sẽ khơng thể viết về tổ chức thương mại thế giới nếu chính họ khơng hiểu về WTO, quan hệ của Việt nam với tổ chức này hay những lợi ích mà Việt nam có được khi gia nhập WTO. Hoặc viết

về ODA , nếu không hiểu cơ chế cho vay ODA các nước dành cho Việt nam thế nào có lẽ cũng sẽ khó viết. Chẳng hạn, phóng viên viết cho Đầu tư chứng khốn phải có kiến thức sâu về tài chính – chứng khốn – ngân hàng; phóng viên viết cho tờ Đầu tư địi hỏi phải có kiến thức kinh tế vĩ mô và các chuyên ngành kinh tế như đầu tư, công nghiệp, xây dựng, thương mại; phóng viên viết cho tờ VIR phải có kiến thức sâu về kinh tế đối ngoại, đầu tư nước ngoài, hội nhập quốc tế.

Viết về kinh tế khơng có nghĩa là chỉ tìm hiểu về kinh tế. Tất cả các mặt, các lĩnh vực đời sống xã hội đều có liên quan mật thiết đến nhau. Nhà báo kinh tế phải tích lũy kiến thức của nhiều nghề nghiệp, nhiều chuyên mơn, nhiều lĩnh vực. Ví dụ bài viết về “hàng giả, hàng nhái”, tác giả cũng cần có những kiến thức về thương nghiệp, luật pháp… Nói về một sự kiện nhưng lại động chạm đến nhiều mặt xã hội. Chính vì thế mà nhà báo kinh tế cần tích lũy cho mình vốn kiến thức rộng rãi. Nhà báo Hữu Thọ từng nói: “Vấn đề nào bây giờ thì cũng là sự tổng hợp nhiều kiến thức của nhiều vấn đề. Biết nhiều thì nghiên cứu vấn đề mới sâu sắc và viết bài thêm hay. Người ta thường nói áo dài dễ mua là như vậy. Có kiến thức rộng thì xoay xở thế nào cũng được”. [44, tr. 69]

Phóng viên, nhà báo phải được đào tạo bài bản, được học nghề viết báo một cách chính quy. Việc nắm bắt được những kiến thức kinh tế từ cơ bản đến đào sâu sẽ giúp cho các phóng viên kinh tế nhạy bén với thơng tin, đề tài, sự kiện, vấn đề kinh tế, từ đó bài viết sẽ trở nên sâu sắc hơn, chi tiết và cụ thể hơn, hấp dẫn và thuyết phục hơn. Người khơng được học nghề báo có thể vẫn phát hiện được những vấn đề, tình huống phức tạp nhưng khó có thể xử lý thơng tin một cách sắc sảo, hiệu quả và chuyên nghiệp. Nếu không bám sát sự kiện, theo dõi sự kiện, các yếu tố thị trường, thơng tin từ thị trường tồn cầu, phóng viên sẽ bị “cũ”, lạc hậu và sai lệch khi viết bài. Kinh tế lại là một lĩnh vực rất rộng, nên đối với các cơ quan báo chí kinh tế lại địi hỏi phóng viên

phải có kiến thức kinh tế chun ngành. Một ví dụ rõ nét là khi viết về chứng khốn, ngồi kiến thức nền người viết phải nắm được chỉ số giao dịch, các biến động về chứng khoán trong ngày. Tất yếu bài viết phải lý giải được đằng sau biến động ấy là “cái gì đang xảy ra?”, “Nó sẽ tác động đến thị trường chứng khoán như thế nào” và liệu ta có thể “dự báo” cho những ngày tới. Hoặc viết về bất động sản, người viết không chỉ phải nắm vững luật mà cịn phải cập nhật, có các nguồn tin mới và nóng để viết. Tóm lại đã làm báo kinh tế thì bản thân người viết phải là những chuyên gia kinh tế, thực sự am hiểu những lĩnh vực mà họ đang phụ trách.

Nếu hiểu vấn đề, nhà báo sẽ khơng chỉ viết với trách nhiệm mà cịn viết với niềm đam mê. Chính vì thế, bồi đắp thêm kiến thức cũng chính là nhà báo đang tăng thêm niềm đam mê để có những bài viết đầy nhiệt huyết. Viết về kinh tế không được hời hợt mà phải rõ ràng, dễ hiểu. Những điều này chỉ có thể có khi người viết ra những bài báo đó nắm được các quy luật kinh tế cơ bản, những kiến thức kinh tế chung nhất và hiểu sâu sắc về vấn đề mình đang viết.

Đầu tiên, một nhà báo kinh tế cần chú trọng các yếu tố sau: Về lý thuyết, cấn nắm vững các nguyên lý trọng yếu có trong cuốn “Kinh tế vĩ mô” và “Kinh tế vi mơ”. Vì rằng, cái gì cũng cần có nền tảng, anh khơng thể có những thơng tin về chính sách về chủ trương mới, không thể chọn lọc những thông tin đa chiều nếu khơng có cái gốc để so sánh. Ví dụ, cuốn kinh tế vĩ mơ sẽ giúp nhà báo kinh tế khái quát 4 vấn đề chính, 4 cơng cụ chính sách của Nhà nước là: Chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương và chính sách thu nhập.

Đối tượng của báo chí nói chung và báo kinh tế nói riêng rất rộng rãi, bên cạnh những chuyên gia và tầng lớp có trình độ, học vấn cao thì cịn có cả những người dân lao động bình thường. Nhà báo kinh tế phải nắm bắt và hiểu rõ những kiến thức chuyên sâu mình đang viết để có những tác phẩm hay, chất lượng mà tất cả mọi đối tượng đều có thể hiểu.

Báo chí khơng chỉ thơng tin mà còn phải làm nhiệm vụ định hướng. Với một bài viết trên lĩnh vực báo chí, thơng tin đưa ra cịn phải dự đốn được xu hướng phát triển của vấn đề trong tương lai (gần hoặc xa) và phải định hướng phát triển phù hợp cho các đơn vị kinh tế. Nếu nhà báo không nắm bắt được những vấn đề kinh tế cơ bản và khơng có óc nhanh nhạy thì khơng thể nào làm tốt chức năng này.

Ví dụ thơng tin về chất tạo nạc trong thịt lợn suốt thời gian qua đã khiến tồn ngành chăn ni nghẹt thở, người tiêu dùng e dè, nơng dân lỗ nặng vì lợn mất giá, khó bán. Chính việc nhà báo khơng tìm hiểu kĩ vấn đề mà đã đưa ra những thông tin thiếu kiểm chứng đã gây ra hậu quả nghiêm trọng này. Vì vậy, các nhà báo viết về kinh tế cần phải thường xuyên trang bị kiến thức và hiểu biết, tránh trường hợp viết bài trong trạng thái mơ hồ, thiếu hiểu biết, thiếu kiểm chứng. Một sự sai lệch trong thơng tin đưa ra có thể làm thiệt hại đến quyền lợi của nhiều người, mà đôi khi là làm rối loạn cả xã hội. [34]

Nhà báo kinh tế cũng cần phải thường xuyên cập nhật những thông tin kinh tế trong nước và quốc tế. Hàng ngày, hàng giờ ln có những sự kiện diễn ra mà nếu như nhà báo không kịp thời cập nhật thì sẽ tạo ra những lỗ hổng trong kiến thức. Hiểu biết nhiều thì viết bài sẽ sâu rộng hơn.

Tri thức, vốn sống là yếu tố nền móng tạo nên sức mạnh cho nhà báo, đặc biệt là phóng viên kinh tế. Nó chính là chỗ dựa để nhà báo phát huy khả năng sáng tạo nghề nghiệp một cách có chất lượng và hiệu quả.

Nhà báo cũng nên tự trang bị kiến thức pháp luật về kinh tế để có thể phán xét vấn đề đúng sai dựa trên cơ sở quy định của pháp luật.

Trong môi trường giao lưu quốc tế rộng rãi hiện nay, ngoại ngữ cần cho tất cả các ngành nghề trong xã hội. Với nghề báo, đặc biệt là báo chí viết về kinh tế thì yếu tố yếu tố này càng quan trọng. Ngoại ngữ là công cụ quan trọng để giúp cho các nhà báo kinh tế có thể dễ dàng tiếp cận thơng tin, dễ dàng tìm kiếm tài liệu và dễ dàng hành nghề. Trong môi trường kinh tế tồn cầu hóa,

việc sử dụng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để làm tên gọi cho các khái niệm kinh tế đang dần trở nên phổ biến. Mặt khác, có rất nhiều tài liệu, bài báo nước ngoài chứa nhứng nội dung quan trọng mà nhà báo kinh tế có thể thơng qua đó mà xây dựng những tác phẩm chất lượng. Nếu trình độ ngoại ngữ kém thì khơng thể làm được điều này. Cùng với xu thế khu vực hóa mạnh mẽ, ngồi những ngoại ngữ thông dụng như tiếng Anh, tiếng Pháp, các thứ tiếng khác trong khu vực cũng sẽ là một lợi thế rất lớn cho nhà báo khi tác nghiệp.

Để nâng cao kiến thức, một con đường phóng viên nên đi theo là học tập để nâng cao kiến thức về kinh tế và kinh tế chuyên ngành. Đặc biệt, đối với phóng viên tốt nghiệp ngành báo chí cần được khuyến khích học văn bằng 2 về kinh tế, hoặc tham gia các khóa đào tạo về kinh tế. Con đường thứ hai là học hỏi đồng nghiệp trong cùng Tòa soạn và đồng nghiệp ở các báo khác từ việc phát hiện đề tài đến việc thu thập, xử lý thông tin kinh tế. Đồng thời, thường xuyên tự rút kinh nghiệm để hoàn thiện kiến thức kinh tế qua từng bài viết sau khi được biên tập viên, lãnh đạo Ban và lãnh đạo Ban Biên tập chỉnh sửa các bài viết của mình.

Vậy kiến thức về kinh tế chuyên sâu giúp kỹ năng về thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo tốt hơn thế nào?

Nhờ có hiểu biết sâu thì khi giao tiếp, phỏng vấn với nguồn tin, nhất là các chuyên gia thì nhà báo tự tin hơn khi đối diện với bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống. Trả lời phỏng vấn sâu của tác giả luận văn, nhà báo Lê Hường (TBKTVN) chia sẻ một kinh nghiệm trong giao tiếp của mình, hồi mới vào nghề, khi chưa có kinh nghiệm, bà cảm thấy khơng tự tin về bản thân, nhất là lĩnh vực kinh tế có quá nhiều kiến thức vượt tầm, đòi hỏi va chạm nhiều mới nắm được. Trong lần phỏng vấn chuyên gia đầu tiên, dù đã nắm chắc vấn đề nhưng bà vẫn bị ngợp ngay từ đầu. Bà lí giải sự bối rối là do chưa đủ tự tin vào kiến thức của mình khi giao tiếp với nguồn tin. Kiểm tra lại bà đã hiểu được vấn đề. Sau này nguồn tin có hỏi lại, bà sẽ trả lời là do cơng việc của

nhà báo là phải truyền tải cho những người khơng biết, bà phải hiểu kĩ thì mới viết tốt được.

Cũng nhờ có kiến thức sâu và am hiểu về kinh tế nên nhà báo dễ gây được ấn tượng với nguồn tin, gây được thiện cảm và sự tin tưởng của nguồn tin vì thế nguồn tin dễ chia sẻ thông tin cho nhà báo. Trả lời phỏng vấn sâu của tác giả luận văn, nhà báo Phan Chiến Thắng – Trưởng Văn phòng đại diện TBKTSG tại Hà Nội đã nhấn mạnh kinh nghiệm rằng: Để có được thiện cảm và sẵn sàng chia sẻ thông tin từ nguồn tin, nhà báo cần phải có sự hiểu biết về kinh tế. Bởi khi nói chuyện thấy nhà báo am hiểu vấn đề đang trao đổi thì nguồn tin sẽ có cảm hứng để tiếp tục câu chuyện. Thậm chí có thể chia sẻ những thơng tin mang tính chất riêng tư. Nếu nhà báo khơng có kiến thức về kinh tế, khi tiếp xúc nguồn tin cứ phải giải thích liên tục với nhà báo về những vấn đề đang trao đổi, họ sẽ cảm thấy nhàm chán, không muốn tiếp tục câu chuyện nữa. Việc thu thập thơng tin của nhà báo sẽ trở nên khó khăn hơn. Khi có kiến thức về kinh tế, nhà báo cũng dễ dàng phát hiện ra được thông tin mới lạ, đặc sắc. Như thế là kiến thức chuyên sâu về kinh tế sẽ giúp kỹ năng thu thập thông tin kinh tế của nhà báo được hiệu quả hơn.

Về kỹ năng xử lý thơng tin kinh tế, nhà báo khi có kiến thức nền tảng và chuyên sâu về kinh tế thì sẽ nhanh chóng hiểu được những thơng tin kinh tế mà nguồn tin cung cấp và cũng biết cách chọn lọc, sắp xếp các thông tin theo chủ đề và lĩnh vực nhất định.

Đồng thời vì cũng hiểu biết về kinh tế nên nhà báo khi xử lý thông tin kinh tế cũng dễ dàng diễn giải thông tin kinh tế để độc giả hiểu được vấn đề. Nếu nhà báo thiếu kiến thức về kinh tế thì việc xử lý, lựa chọn, sắp xếp và diễn giải thông tin kinh tế cho phù hợp với đề tài và giúp công chúng dễ hiểu sẽ có sự bỡ ngỡ, khó khăn nhất định.

Từ đó, tác giả luận văn cho rằng để nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin kinh tế thì một giải pháp quan trọng nhất là nhà báo phải trang bị

kiến thức nền và chuyên sâu về kinh tế. Đặc biệt, đối với nhà báo mà không được đào tạo bài bản từ các trường kinh tế thì cần phải có ý thức trang bị kiến thức về kinh tế và khơng ngừng bổ sung thêm bằng cách tự tìm tịi, học hỏi và tham gia các lớp học về kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 109 - 115)