Đối với cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 125 - 130)

7. Bố cục của luận văn

3.2. Một số kiến nghị

3.2.1. Đối với cơ quan báo chí

Đầu tiên đội ngũ lãnh đạo không chỉ giỏi về quản lý mà cịn phải thơng hiểu về nghiệp vụ báo chí, kiến thức kinh tế. Lãnh đạo có năng lực, phẩm chất sẽ nhìn ra những hạn chế và khuyết điểm trong kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo. Từ đó có những ý kiến đóng góp và trao đổi để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của nhà báo. Cán bộ lãnh đạo quản lý cấp ban biên tập và các phòng, ban nội dung phải có khả năng định hướng và chỉ đạo đề tài chính yếu về kinh tế, đồng thời phải đủ kiến thức chuyên môn để hiểu được giá trị và nội dung kinh tế của các đề tài do phóng viên đề xuất.

Cơng việc thứ hai từ phía các cơ quan báo chí đó là phải chủ động mở các khoá học để nâng cao nghiệp vụ báo chí và kiến thức chuyên ngành kinh tế nhằm nâng cao kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo. Ngay cả những nhà báo được tuyển dụng lâu năm thì các cơ quan báo chí vẫn cần đào tạo, uốn nắn bổ sung cho các phóng viên này một cách nghiêm khắc. Ở mỗi cơ quan báo chí sẽ lựa chọn hình thức học phù hợp với cơ quan mình. Theo Tổng biên tập Báo Đầu tư Lê Trọng Minh, có ba hình thức đào tạo. Thứ

nhất là đào tạo thực hành, khơng mang tính hệ thống mà thường xuyên, liên tục. Sau khi phóng viên viết xong, người đào tạo đầu tiên là người biên tập. Biên tập viên sẽ đặt những câu hỏi và thảo luận trực tiếp với phóng viên, qua đó nâng cao chất lượng bài viết. Qua hình thức hỏi và đáp, tự phóng viên sẽ phát hiện ra những lỗ hổng về mặt kiến thức, từ đó tích luỹ dần kiến thức báo chí. Thứ hai là đào tạo ở cấp lãnh đạo ban. Ở Báo Đầu tư có 3 ban giống như một mơ hình toà soạn thu nhỏ: Ban Đầu tư, Ban Chứng khoán, Ban Tiếng Anh. Các trưởng ban, phó ban làm việc giống như các tổng biên tập, tổ chức sản xuất, trao đổi với phóng viên về nghiệp vụ. Đây cũng là một hình thức đào tạo cả về kiến thức báo chí và kiến thức kinh tế. Thơng qua đó phóng viên có thể rút kinh nghiệm và tiếp thu. Thứ ba là đào tạo căn bản. Hình thức này chia làm 2 loại. Chi Hội Nhà báo tổ chức các lớp học nghiệp vụ, mời nhà báo lão thành ở các tờ báo khác sang. Hai là tự bản thân lãnh đạo đơn vị tổ chức các lớp học cho phóng viên mới theo những giáo trình căn bản. Lãnh đạo ban cũng khuyến khích các phóng viên đọc thêm các giáo trình hiện đại khác và đọc trước để tranh luận. Ngồi ra, nên cử phóng viên đi học các khố ngắn hạn hoặc tiến hành đào tạo kiến thức theo chuyên đề. Chi Hội Nhà báo mời chuyên gia đến giảng giải, trao đổi các vấn đề nổi cộm, mang tính thời sự giúp cho các phóng viên hiểu rõ hơn về vấn đề.

Cịn ở TBKTVN lại có hình thức đào tạo khác. Nhà báo Lan Hương – Phó phịng Phóng viên (TBKTVN) cho rằng: Cách học tốt nhất là từ thực tế, từ những bậc tiền bối đi trước, học bằng tình huống, bằng những case study. Một hình thức đào tạo khác, theo tác giả luận văn chúng ta khơng nên chỉ bó hẹp ở phạm vi trong nước mà nên có sự giao lưu, mở rộng với các cơ quan báo chí ở nước ngồi nhất là những cơ quan báo chí lớn, có uy tín như báo Le Monde của Pháp, tổ chức SIDA (Thuỵ Điển), hay các hãng thông tấn BBC, Reuters, AFP… Đồng quan điểm với tác giả luận văn đề xuất ý kiến này, nhà báo Lan Hương – Phó phịng Phóng viên (TBKTVN) đã chia sẻ trong cuộc

phỏng vấn sâu rằng kỹ năng thu thập và xử lý thông tin kinh tế của bà đã thực sự trưởng thành lên rất nhiều khi bà tham gia các lớp học do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức với tổ chức SIDA hay hãng thông tấn Reuters. Từ những ý trên, tác giả luận văn muốn nhấn mạnh để kỹ năng thu thập và xử lý thông tin của nhà báo được tốt hơn, về mặt nghiệp vụ báo chí, chúng ta nên chú trọng mở rộng giao lưu với nước ngoài nhất là các cơ quan báo chí uy tín.

Như vậy theo học viên, các cơ quan báo chí cần thường xuyên mở các lớp đào tạo để giúp nhà báo chuyên viết về kinh tế có thể trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng và trao đổi nghiệp vụ về thu thập và xử lý thông tin kinh tế. Tuỳ theo từng tồ soạn mà lựa chọn cách thức mở khố đào tạo sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, theo tác giả luận văn cần đẩy mạnh giao lưu, trao đổi với các cơ quan báo chí, các tổ chức giáo dục về báo chí quốc tế có uy tín.

Một công việc nữa mà lãnh đạo toà soạn cần phải làm, theo tác giả luận văn cần phải đưa ra những chế tài, quy định để bắt buộc nhà báo kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý của thơng tin kinh tế - một trong những kỹ năng quan trọng trong xử lý thông tin kinh tế. Qua phỏng vấn sâu 10 nhà báo, tác giả nhận được câu trả lời khá phổ biến là đa phần các nhà báo chỉ kiểm tra lại thông tin khi họ cảm thấy nghi ngờ về độ chính xác. Tuy nhiên theo đề xuất của tác giả luận văn để nâng cao tính hợp lý của thông tin, các nhà báo nên kiểm tra lại tất cả thông tin thu thập được bởi lẽ đối với báo chí yếu tố trung thực và chính xác là quan trọng nhất. Khi báo chí thơng tin đúng sự thật mới có được niềm tin của cơng chúng. Chỉ cần sai sự thật dù sau đó có đính chính thì uy tín của tồ soạn và nhà báo cũng bị giảm sút. Do vậy để đảm bảo tính chính xác của thơng tin, nhà báo cần kiểm tra lại tất cả thông tin thu thập được. Tác giả đề xuất giải pháp các toà soạn cần đưa ra quy chế bắt buộc đối với phóng viên phải kiểm tra độ chính xác với tất cả thơng tin thu thập được chứ không chỉ riêng thông tin nghi ngờ để đảm bảo tất cả thơng tin đều có độ chính xác cao. Khi tiến hành phỏng vấn sâu Thời báo Kinh tế Sài Gịn, ơng

Phan Chiến Thắng – Trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội đã khẳng định với tác giả luận văn rằng: Đối với Thời báo Kinh tế Sài Gòn yêu cầu bắt buộc là tất cả phóng viên đều phải kiểm tra độ chính xác của thơng tin. Tờ báo này đã ra một quy chế phóng viên sẽ bị trừ lương nặng, đã có những phóng viên bị trừ hết tiền vì đưa thơng tin sai. Sau khi có quy chế này, ý thức trách nhiệm của phóng viên trong tờ báo này rất được chú trọng. Cá nhân tác giả nhận thấy đây là một ý tưởng hay, một giải pháp hay nhằm nâng cao hiệu quả xử lý thông tin của nhà báo. Bởi vậy, học viên xin đề xuất mỗi cơ quan báo chí cần đưa ra một chế tài quy định bắt buộc phóng viên phải kiểm chứng lại tất cả thông tin thu thập được.

Một kiến nghị nữa mà tác giả luận văn cũng muốn đề cập đến giúp cho kỹ năng xử lý thông tin của nhà báo được tốt hơn, đó là để phóng viên yên tâm trong sản xuất, làm việc, các cơ quan báo chí nên có chế độ tiền lương, tiền thưởng cho phóng viên sống tốt. Vẫn biết khơng phải tồ soạn nào cũng làm được, nhưng theo tác giả, tất cả các tồ soạn đều nên hướng tới điều đó. Khi phóng viên n tâm làm việc thì họ mới chun tâm được vào cơng việc. Như thế họ mới có thể trau dồi được kỹ năng một cách tốt nhất khi thu thập và xử lý thơng tin. Nếu điều kiện kinh tế của phóng viên vẫn chưa tốt, chưa ổn, họ sẽ tìm cách lách luật, ký hợp đồng quảng cáo... Thay vì chỉ lấy nhưng thơng tin hay, đắt giá, phóng viên chỉ tìm cách lơi kéo để có được hợp đồng kinh tế bằng cách viết những bài điều tra mang tính chất đe doạ doanh nghiệp. Khi đó kỹ năng thu thập thơng tin của phóng viên sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, tác giả luận văn xin đưa ra kiến nghị để kích thích tinh thần làm việc của phóng viên, động viên các phóng viên có ý thức trong thu thập tin tức, tịa soạn có thể phân phối thu nhập dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Cuối tháng, cuối năm, có thể trao phần thưởng cho một số phóng viên có ý thức trong việc thu thập thơng tin.

Tiếp nữa, tòa soạn cần tạo môi trường làm việc cho phóng viên. Mơi trường ấy là sự hỗ trợ, đồn kết với nhau trong q trình khai thác, xử lý tư liệu. Khi có vấn đề nóng hổi, các phóng viên có thể họp, trao đổi với nhau phương thức khai thác tin để tránh việc lãng phí thời gian, cơng sức. Bây giờ, với sự phát triển cơng nghệ thơng tin, các cuộc họp có thể được tổ chức online qua mạng chứ không cần thủ tục rườm rà. Về cơ sở vật chất, tòa soạn cần trang bị tối thiểu cho phóng viên trang thiết bị để thực hiện việc tìm kiếm tin, như mic, máy thu, máy chụp,… Một số báo cung cấp tiền, tài chính để mua tài liệu, nguồn tin. Trước đây việc đó khá khó nhưng hiện nay tương đối dễ dàng. Có những nơi nguồn tin cung cấp thơng tin cho phóng viên một cách chính thống, có tính phí. Có những nơi khơng có chức năng cung cấp, đơi khi ở hình thức thù lao, cảm ơn lẫn nhau để họ giúp mình, nhất là thơng tin kinh tế. Phóng viên có thể khơng sẵn sàng chi nhuận bút của mình cho việc đó. Có những tồ soạn áp dụng mức chi trả cố định, trả thẳng cho nguồn cung cấp thông tin đều đặn. Có tồn soạn trả thơng qua nhuận bút, tăng nhuận bút lên. Việc bắt phóng viên phải trực ở tịa soạn đã trở nên lạc hậu. Cần tạo thời gian làm việc linh hoạt cho phóng viên để họ có thể đi “săn tin”. Kết quả chính cần đạt là số lượng bài đầy đủ và chất lượng mà thôi.

Tịa soạn cũng phải có mối liên hệ với doanh nghiệp, cơ quan kinh tế để khi có các vấn đề kinh tế, đội ngũ nhà báo có thể nhanh chóng đón nhận được tin mới. Các đơn vị, cơ quan này sẽ là nguồn cung cấp tin nhanh và chính xác cho tịa soạn. Tịa soạn ngược lại cũng là đơn vị quảng bá cho hình ảnh doanh nghiệp và là tiếng nói cho các cơ quan kinh tế của Nhà nước. Để việc thu thập thông tin diễn ra nhanh chóng, hiệu quả; Ban Biên tập có thể phân chia nhà báo quản lí các đơn vị, cơ quan trên. Mỗi nhà báo được phân chia có trách nhiệm quản lí những thay đổi kinh tế liên quan tới đơn vị ấy.

Như vậy đối với cơ quan báo chí, tác giả luận văn đề xuất cần thường xuyên mở các lớp đào tạo giúp nhà báo trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng và

trao đổi nghiệp vụ. Lãnh đạo toà soạn cần phải đưa ra những chế tài bắt buộc nhà báo kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý của thơng tin kinh tế. Tịa soạn cần tạo môi trường làm việc cho phóng viên, đồng thời phải có mối liên hệ với doanh nghiệp, cơ quan kinh tế để khi có các vấn đề kinh tế, đội ngũ phóng viên có thể nhanh chóng đón nhận được thơng tin mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu thập và xử lý thông tin kinh tế của nhà báo (Trang 125 - 130)